Niềng răng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Hơn nữa, vì khí cụ được gắn cố định lên răng nên không ít người băn khoăn niềng răng có hôn được không. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên và “bỏ túi” những bí quyết để có nụ hôn ngọt ngào ngay cả trong thời gian chỉnh nha.
Niềng răng có hôn được không?
Nụ hôn là hành động thân mật của những cặp đôi đang yêu nhau. Hành động này có thể bày tỏ tình cảm và sự chân thành của bạn dành cho đối phương mà không một lời nào có thể diễn tả. Tuy nhiên, nụ hôn chỉ thật sự mang đến cảm xúc thăng hoa khi cả hai hòa hợp và không có bất cứ rào cản nào. Vì lý do này nên không ít người băn khoăn đang niềng răng có hôn được không?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sử dụng mắc cài hoặc khay niềng để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Phương pháp này được thực hiện để khắc phục những khuyết điểm như hô, móm, răng lệch lạc, chen chúc, răng thưa và lệch khớp cắn. Có thể nói, sự ra đời của niềng răng đã giúp cho nhiều người lấy lại sự tự tin và thoải mái hơn khi giao tiếp.
Mắc cài niềng răng sẽ được gắn cố định lên bề mặt răng nên gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt, ăn uống và đặc biệt là khi hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hôn môi khi đang niềng răng. Về cơ bản, mắc cài được gắn cố định nên không xảy ra tình trạng bung hay tuột, lỏng. Khi đeo mắc cài, cơ môi và lưỡi vẫn có thể hoạt động như bình thường.
Dù vậy, để tránh mắc cài ma sát gây đau và chảy máu, cả hai nên có sự chuẩn bị trước khi hôn. Hơn nữa, vào thời điểm này, bản thân người đang niềng răng sẽ mặc cảm về tâm lý nên đối phương cần nhẹ nhàng và tinh tế. Có như vậy, cả hai mới thực sự thăng hoa khi trao cho nhau nụ hôn ngọt ngào.
Trong trường hợp niềng răng trong suốt, các hoạt động như ăn uống, giao tiếp, hôn hay vệ sinh răng miệng gần như không bị ảnh hưởng bởi khay niềng có thể tháo ra dễ dàng. Đối với phương pháp này, bạn chỉ cần đeo khay niềng từ 20 – 22 tiếng. Do đó, khi hôn, bạn có thể tháo khay niềng để cả hai thoải mái hơn.
Cảm giác khi hôn người niềng răng như thế nào?
Trong trường hợp niềng răng mắc cài, hôn môi ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vì mắc cài gắn cố định lên răng và đôi khi phải đeo thêm dây thun liên hàm nên khó có thể thoải mái hoàn toàn. Khi niềng răng bằng phương pháp này, cả hai chỉ có thể hôn môi nhẹ nhàng để tránh va chạm vào mắc cài dẫn đến đau nhức và khó chịu.
Thực tế, niềng răng không ảnh hưởng nhiều đến cảm giác khi hôn. Cảm giác này phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của cả hai và ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Để thoải mái tuyệt đối, cả hai nên chọn không gian riêng tư và yên tĩnh.
Những mẹo cần biết khi hôn trong thời gian niềng răng
Khi niềng răng mắc cài, khí cụ chỉnh nha sẽ gây ra không ít phiền toái khi cả hai thân mật. Để có nụ hôn ngọt ngào nhất, cả hai nên có những bước chuẩn bị sau đây:
1. Chọn thời điểm thích hợp
Khi mới đeo niềng răng, hàm răng sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ đau nhức. Hơn nữa, lúc này bạn cũng chưa thực sự quen với sự xuất hiện của mắc cài. Vì vậy, trong 2 tuần đầu tiên, nên tránh hôn môi. Sau thời gian này, mắc cài đã ổn định và bạn cũng đã quen với sự hiện diện của khí cụ chỉnh nha. Do đó, có thể thực hiện những hành động thân mật với nửa kia.
2. Vệ sinh răng miệng kỹ càng
Đối với niềng răng trong suốt, bạn có thể tháo khay niềng khi đánh răng nên việc vệ sinh răng miệng gần như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu niềng răng mắc cài, thức ăn sẽ dễ bám dính vào mắc cài, dây cung dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám và gây hôi miệng.
Hơi thở có mùi ảnh hưởng nhiều đến cảm giác khi hôn, khiến cả hai trở nên ngượng ngùng khi gần gũi. Chính vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng trước khi thân mật với nửa kia. Ngoài chải răng, nên sử dụng thêm bàn chải kẽ và chỉ nha khoa dành cho người niềng răng. Có như vậy, thức ăn thừa và mảng bám mới có thể làm sạch hoàn toàn.
Để tự tin hơn, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chiết xuất bạc hà hoặc có thể ngậm kẹo không đường chứa xylitol. Cách này có thể ức chế vi khuẩn có hại sản sinh khí sulfur gây ra mùi hôi, đồng thời giúp hơi thở trở nên thơm mát hơn.
3. Lựa chọn kiểu hôn phù hợp
Mắc cài niềng răng sẽ được cố định lên răng nên sẽ gây khó chịu khi hôn sâu. Do đó, cả hai chỉ nên chọn những kiểu hôn tập trung vào phần môi để tránh ma sát với mắc cài dẫn đến đau nhức và khó chịu. Nếu niềng răng gây đau nhức nhiều, cả hai có thể chọn hôn má, hôn tóc thay vì hôn môi.
4. Hôn từ từ để tránh cảm giác khó chịu
Khi hôn, cả hai nên từ từ và chậm rãi để tránh môi va chạm mạnh với mắc cài dẫn đến cảm giác đau nhức và khó chịu. Nếu hôn quá mạnh, cả hai sẽ không tránh khỏi tình trạng khó chịu. Cảm giác này sẽ khiến cả bạn và đối phương không thoải mái cho những lần gần gũi tiếp theo.
5. Thoa sáp nha khoa lên mắc cài
Mắc cài niềng răng được làm bằng thép không gỉ nên khá cứng, có thể ma sát với niêm mạc môi gây trầy xước và chảy máu. Vì vậy, trước khi hôn, nên thoa sáp nha khoa lên mắc cài để hạn chế cảm giác khó chịu. Sáp nha khoa được làm từ sáp ong nên rất lành tính và hầu như không gây dị ứng, kích ứng.
6. Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng
Khi niềng răng, bạn khó có thể thoải mái tuyệt đối khi hôn môi. Tâm lý căng thẳng, khó chịu sẽ khiến cả hai ngượng ngùng khi gần gũi. Do đó, bạn nên trao đổi thẳng thắn với đối phương về việc bản thân đang niềng răng và gặp những phiền toái do khí cụ niềng răng gây ra. Chủ động chia sẻ sẽ giúp cả hai thoải mái khi ôm hôn và cả hai sẽ có được nụ hôn ngọt ngào với tâm lý thoải mái nhất.
7. Hãy từ chối khi không thoải mái
Khi niềng răng mắc cài, bạn cần phải khám nha khoa định kỳ 2 tuần/ lần để siết dây cung và thay dây thun niềng răng. Mỗi lần siết dây cung, răng sẽ bị đau nhức, ê buốt. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng thoải mái khi gần gũi với nửa kia. Thay vì đồng ý một cách gượng ép, bạn có thể từ chối nếu không thực sự thoải mái.
Nếu đối phương thấu hiểu, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và luôn muốn tạo cho bạn cảm giác thoải mái nhất. Do đó, nên thẳng thắn với đối phương để cả hai hiểu nhau hơn và có những giây phút thực sự thoải mái khi ở bên cạnh nhau.
Khi đang niềng răng, bạn hoàn toàn có thể hôn môi khi gần gũi với nửa kia. Tuy nhiên, nên có sự chuẩn bị kỹ càng để cả hai thật sự thoải mái. Tránh tình trạng hôn không đúng cách gây đau, chảy máu nướu răng khiến cả hai trở nên ngượng ngùng và xa cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?
Thun Màu Niềng Răng có bao nhiêu loại? Màu nào đẹp nhất?
Niềng Răng Lệch Khớp Cắn Bao Nhiêu Tiền? Mất Bao Lâu?
Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Chạy Răng Phải Làm Sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!