Mất Răng Toàn Hàm

Mất răng toàn hàm là tình trạng toàn bộ răng trên cung hàm đều bị rụng hoặc nhổ bỏ hoàn toàn do bệnh lý nha khoa. Tình trạng này phổ biến ở đối tượng trung niên hoặc người cao tuổi. Hiện nay, có nhiều biện pháp khắc phục vấn đề trên nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những vấn đề liên quan, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Dấu Hiệu Mất Răng Toàn Hàm

Mất răng toàn hoàn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt là khi bệnh nhân giao tiếp với những người xung quanh. Về lâu dài không có biện pháp điều trị, khuôn mặt sẽ già đi trông thấy, thậm chí còn có dấu hiệu lão hóa sớm . 

Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Mất Răng Toàn Hàm

Thực tế, tình trạng mất răng toàn hàm thường xảy ra do tuổi tác. Khi đó, men răng bắt đầu yếu dần, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong tủy gây viêm nhiễm, hoại tử, cuối cùng là mất răng vĩnh viễn. Đối với tình trạng này, nha sĩ thường khuyến khích bệnh nhân trồng răng Implant bằng các thủ thuật như All On 4 hoặc All On 6 để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt. 

Tuy nhiên, một số đối tượng mắc bệnh lý nền, xương hàm yếu, không thể tích hợp với Implant, nha sĩ sẽ tư vấn biện pháp hàm giả tháo lắp. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và điều kiện kinh tế của bản thân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp khắc phục mất răng toàn hàm được áp dụng rộng rãi hiện nay:

Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Mất Răng Toàn Hàm

Dưới đây là các giải pháp khắc phục mất răng toàn hàm được khách hàng ưu tiên lựa chọn 

Trồng răng

0%

Trồng răng Implant

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Mất Răng Toàn Hàm

Răng đảm nhiệm chức năng quan trọng trong quá trình ăn nhai. Mất răng toàn hàm không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn cản trở thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nếu không có giải pháp điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như: 

  • Tiêu xương hàm: Mất răng lâu năm khiến lực nhai không thể tác động đến xương hàm, từ đó gây tiêu xương. 
  • Suy nhược cơ thể: Mất răng toàn hàm làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Về lâu dài cơ thể không được cung cấp các nhóm chất cần thiết dẫn đến suy nhược, mất tập trung. 
  • Ảnh hưởng dây thần kinh: Người mất răng toàn hàm thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đau khớp thái dương hàm do ảnh hưởng bởi hệ thống dây thần kinh xung quanh.

Phương Pháp Phòng Ngừa Mất Răng Toàn Hàm

Ngoài vấn đề về tuổi tác thì tình trạng mất răng toàn hàm cũng xuất phát do bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Do vậy, để hạn chế nguy cơ mất răng vĩnh viễn người bệnh cần điều chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Đồng thời xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều canxi và vitamin D giúp răng chắc khỏe hơn mỗi ngày. Thêm vào đó, người bệnh cần lên kế hoạch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và xử lý sớm ổ viêm, tránh lây lan sang khu vực lân cận.

Qua bài viết trên, WiKi Nha Khoa đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng mất răng toàn hàm. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết, từ đó chuẩn bị kế hoạch điều trị thật tốt. 

Câu hỏi thường gặp

Mất răng toàn hàm là một trong những tình trạng nha khoa phổ biến tuy nhiên mức độ nguy hiểm cao. Vấn đề này làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe bệnh nhân. Người bị mất răng toàn hàm sẽ phải chịu những cơn đau nhức kéo dài, nhất là khi ăn uống. 

Trồng răng Implant là một trong những biện pháp khắc phục mất răng toàn hàm hiệu quả nhất. Tuy nhiên chi phí tương đối cao nên nhiều người lựa chọn hàm giả tháo lắp. Thực tế, trồng răng bằng hàm giả tháo lắp không mang lại hiệu quả lâu dài, ngược lại còn dẫn đến tình trạng hôi miệng kéo dài. 

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!