Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng giá Niềng răng mới nhất

Niềng răng giá bao nhiêu tiền là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Để lựa chọn được phương pháp niềng phù hợp với “túi tiền”, bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất trong bài viết sau đây.

Niềng răng bao nhiêu tiền? Chi phí cụ thể

Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu cho những người bị sai lệch khớp cắn, răng hô, vẩu, mọc lệch lạc và chen chúc. Phương pháp này sử dụng máng niềng hoặc mắc cài để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Qua đó cải thiện tính thẩm mỹ và phục hồi các chức năng sinh lý của răng.

Niềng răng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng và cho hiệu quả lâu dài, không phải thực hiện lại như bọc răng sứ, dán sứ Veneer,… Chính vì vậy, bác sĩ thường ưu tiên chỉ định niềng răng thay vì các phương pháp phục hình để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người chần chừ khi chỉnh nha – niềng răng là chi phí cao. Vậy, niềng răng giá khoảng bao nhiêu tiền?. Thực tế, chi phí niềng răng cao hơn so với các phương pháp khác nhưng với những lợi ích mang lại, bác sĩ Răng hàm mặt vẫn khuyến khích bạn nên thực hiện chỉnh nha.

niềng răng giá bao nhiêu tiền
Nên tìm hiểu niềng răng giá bao nhiêu tiền để có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện

Để có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn đọc có thể tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất 2022 trong nội dung sau:

Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài sứ, pha lê:

  • Niềng răng mắc cài sứ thường có giá 28 – 38 triệu đồng/ 2 hàm
  • Niềng răng mắc cài sứ tự đóng có giá 35 – 45 triệu đồng/ 2 hàm
  • Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 20 – 30 triệu đồng/ 2 hàm

Niềng răng không mắc cài (niềng răng Invisalign):

  • Niềng răng không mắc cài mức độ đơn giản có giá 80 – 100 triệu đồng/ 2 hàm
  • Niềng răng Invisalign mức độ trung bình có giá từ 100 – 120 triệu đồng/ 2 hàm
  • Niềng răng Invisalign mức độ phức tạp có giá từ 120 triệu trở lên/ 2 hàm

Niềng răng 3D Clear:

  • Niềng răng 3D Clear dưới 6 tháng có giá 8 triệu đồng/ 1 hàm
  • Niềng răng 3D Clear từ 6 – 12 tháng có giá 15 triệu đồng/ 1 hàm
  • Niềng răng 3D Clear từ 12 – 18 tháng có giá 20 – 22 triệu đồng/ 1 hàm
  • Niềng răng 3D Clear từ 18 – 24 tháng có giá 27 – 29 triệu đồng/ 1 hàm
  • Niềng răng 3D Clear trên 24 tháng có giá 30 – 36 triệu đồng/ 1 hàm

Niềng răng mắc cài mặt trong:

  • Niềng răng mắc cài mặt trong 2D có giá từ 70 – 90 triệu đồng
  • Niềng răng mắc cài mặt trong 3D có giá dao động từ 100 – 120 triệu đồng

Ngoài ra, một số trường hợp còn phải sử dụng thêm khí cụ niềng răng để tối ưu hiệu quả. Do đó, bạn nên chuẩn bị thêm một số chi phí sau đây:

  • Ốc nông rộng hàm trên/ hàm dưới có giá từ 4 – 5 triệu đồng/ 1 hàm
  • Ốc nông rộng tháo lắp hàm trên/ hàm dưới có giá 7 – 8 triệu đồng/ 1 hàm
  • Minivis thường có giá 2 triệu đồng/ vis
  • Minivis góc hàm/ gò má có giá 4 triệu đồng/ vis
  • Giá khám, tư vấn dao động từ 100.000 – 250.000 đồng hoặc có thể miễn phí tùy theo phòng khám/ bệnh viện
  • Chụp X – quang Panorex có giá 250.000 đồng hoặc miễn phí tùy theo phòng khám/ bệnh viện

Chi phí niềng răng được tổng hợp trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Mức độ thực tế sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nhưng nhìn chung sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng

Niềng răng có chi phí cao hơn so với các phương pháp thông thường. Hơn nữa, chi phí cũng sẽ có chênh lệch khá nhiều ở từng trường hợp do những yếu tố sau đây:

1. Phương pháp niềng

Có thể thấy, giữa các phương pháp niềng răng có sự chênh lệch rõ rệt về giá cả. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp có chi phí thấp nhất. Niềng răng trong suốt Invisalign và niềng răng mặt trong là những phương pháp có chi phí cao, chỉ phù hợp với những người có tài chính và muốn lựa chọn phương pháp niềng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

niềng răng giá bao nhiêu tiền
Giữa các phương pháp niềng sẽ có sự chênh lệch rõ rệt về chi phí và thời gian chỉnh nha

Các phương pháp niềng răng đều mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Nếu có nhu cầu niềng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được phương pháp phù hợp. Ngoài ra, khi thăm khám bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng và chi phí cụ thể để dễ dàng hơn khi lựa chọn.

2. Số lượng hàm

Phần lớn các trường hợp niềng răng đều được chỉ định chỉnh nha cả hai hàm. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng chen chúc răng ở hàm trên hoặc hàm dưới có thể niềng răng 1 hàm để tiết kiệm chi phí.

Do đó, giá niềng răng sẽ phụ thuộc vào số lượng hàm can thiệp chỉnh nha. Niềng răng 1 hàm có thể tiết kiệm chi phí nhưng chỉ thích hợp với một số ít trường hợp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên niềng cả 2 hàm theo chỉ định của bác sĩ.

3. Khu vực niềng răng (TPHCM, Hà Nội,…)

Chi phí niềng răng cũng có sự chênh lệch ở khu vực. Ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… giá niềng răng sẽ cao hơn những khu vực khác. Lý do là vì các phòng khám nha khoa phải chi trả một khoản lớn cho mặt bằng, bác sĩ, nhân viên,…

4. Tình trạng răng cụ thể

Giá niềng răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng cụ thể của từng người. Trường hợp răng khấp khểnh, răng thưa và chen chúc nhẹ sẽ có giá chi phí thấp hơn và thời gian niềng cũng ngắn hơn.

Trong khi đó, những người có khớp cắn quá sâu, răng dư thừa nhiều, răng mọc ngầm, sai vị trí,… sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cũng cao hơn. Ngoài ra, những trường hợp này thường sẽ phải sử dụng thêm một số khí cụ như dụng cụ nong hàm, minivis, dây thun liên hàm,…

5. Các vấn đề phát sinh

Ngoài những yếu tố trên, giá niềng răng bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các vấn đề phát sinh như:

  • Có các bệnh răng miệng trước và trong khi niềng răng
  • Thường xuyên bị bung súc mắc cài, dây cung
  • Không kiêng cữ một số thói quen trong quá trình niềng răng khiến tốc độ chỉnh nha bị gián đoạn, thời gian niềng kéo dài và chi phí cũng tăng lên
  • Niềng răng hỏng do thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng dẫn đến việc phải tiến hành chỉnh nha lại.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã nắm rõ “Giá niềng răng bao nhiêu tiền?” để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng và khả năng tài chính. Chi phí thực tế sẽ có sự chênh lệch ở từng phòng khám/ bệnh viện. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Theo dõi tác giả
CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức Niềng răng

7 Trường Hợp Không Nên Niềng Răng Bạn Cần Lưu Ý

Kiến thức Niềng răng

Niềng Răng Có Đau Không? Đau Bao Lâu?

Kiến thức Niềng răng

Răng Thưa Có Niềng Được Không? Thời Gian Niềng Bao Lâu?

Kiến thức Niềng răng

Niềng Răng Có Hôn Được Không? Cảm Giác Khi Hôn Thế Nào?

Kiến thức Niềng răng

Răng Bị Lung Lay Có Niềng Được Không?

Kiến thức Niềng răng

Niềng Răng Bằng Nhựa Có Hiệu Quả Không? Cần Lưu Ý Gì?

Kiến thức Niềng răng

Cắm Vít Niềng Răng (Minivis) Để Làm Gì? Có Đau Không?

Kiến thức Niềng răng

Cách chữa răng hô nhẹ tại nhà không cần niềng