Niềng Răng Silicon Trainer Cho Trẻ Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Niềng răng Silicon Trainer được áp dụng cho trẻ từ 3 – 15 tuổi với mục đích nắn chỉnh răng và khắc phục những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… Với khả năng điều hướng răng, biện pháp này có thể hạn chế tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh và tăng hiệu quả chỉnh nha khi niềng răng về sau. 

Niềng răng silicon trainer
Niềng răng silicon trainer là giải pháp chỉnh nha tối ưu cho trẻ từ 3 – 15 tuổi

Niềng răng Silicon Trainer là phương pháp gì? Có hiệu quả không?

Niềng răng Silicon Trainer thực chất là phương pháp tiền chỉnh nha được áp dụng cho trẻ trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Phương pháp này còn được biết đến với những tên gọi khác như hàm Trainer, niềng răng Silicon, niềng răng bằng nhựa dẻo, hàm tiền chỉnh nha,…

Khác với niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài, niềng răng Silicon Trainer sử dụng máng được sản xuất từ chất liệu Polyurethane và Silicon mềm có độ dẻo, đàn hồi tốt. Hàm Trainer được gắn trực tiếp vào răng nhằm hạn chế tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh và hỗ trợ điều chỉnh răng về đúng vị trí.

Hàm Trainer được sản xuất từ vật liệu mềm nên không tạo ra lực siết mạnh như mắc cài và khay niềng trong suốt. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Bởi cấu trúc răng của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, chân răng mềm và dễ dịch chuyển.

Niềng răng Silicon Trainer có 2 tác dụng chính sau:

  • Chỉnh răng ngay ngắn: Công dụng nổi bật nhất của niềng răng Silicon Trainer cho bé là khả năng nắn chỉnh răng ngay ngắn, tránh tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc và khấp khểnh.
  • Thay đổi những thói quen xấu: Ngoài tác dụng chỉnh răng ngay ngắn, hàm Trainer còn giúp trẻ thay đổi những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, thở bằng miệng, đẩy lưỡi,… Đây đều là những thói quen ảnh hưởng đến cấu trúc răng, gia tăng nguy cơ mòn men răng và rối loạn khớp thái dương hàm. Do đó, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng hàm Trainer nhằm khắc phục sớm các thói quen này.

Hiện nay, niềng răng Silicon Trainer cũng được sử dụng cho người lớn nhưng hiệu quả kém nên phạm vi chỉ định tương đối hạn chế. Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành gặp phải các vấn đề răng miệng thường được chỉ định niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối ưu.

Các loại hàm Trainer cho trẻ nhỏ

Hàm Trainer được chia thành 4 loại tùy theo độ tuổi. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường dùng hàm Trainer dòng Juniors, dòng Kids hoặc dòng Teens.

1. Hàm Trainer dòng Juniors (Giai đoạn răng sữa)

Hàm Trainer dòng Juniors được sử dụng cho trẻ đang trong giai đoạn răng sữa (từ 3 – 5 tuổi). Lúc này, răng sữa đã mọc hoàn chỉnh nên tác dụng chính của niềng răng Silicon Trainer là giúp thay đổi các thói quen xấu của bé như đẩy lưỡi, thở bằng miệng, mím môi, mút tay,…

Niềng răng silicon trainer
Hàm Trainer dòng Juniors được làm từ chất liệu mềm, dẻo và được sử dụng trong giai đoạn răng sữa (3 – 5 tuổi)

Hàm Trainer dòng Juniors được làm từ chất liệu Silicon và có độ mềm dẻo cao nên hoàn toàn không gây khó chịu, đau nhức khi sử dụng. Sử dụng khí cụ này đúng cách có thể khắc phục triệt để các thói quen xấu và giúp ổn định cấu trúc răng của bé.

2. Hàm Trainer dòng Kids (Giai đoạn răng hỗn hợp)

Trong giai đoạn răng hỗn hợp (giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn), trẻ sẽ được sử dụng hàm Trainer dòng Kids (từ 5 – 10 tuổi). Khí cụ này có cấu tạo tương tự hàm Trainer dòng Juniors nhưng có độ cứng cao hơn vì lúc này răng của trẻ đã trở nên chắc chắn.

Niềng răng Silicon Trainer dòng Kids vừa giúp khắc phục những thói quen xấu vừa giúp nắn chỉnh răng trên cung hàm. Sử dụng khí cụ này trong thời gian thay răng sẽ giúp răng vĩnh viễn mọc thẳng, hạn chế tình trạng mọc lệch, khấp khểnh gây chen chúc các răng còn lại. Ngoài ra, hàm Trainer còn có thể điều trị khớp cắn hở và khớp cắn sâu ở trẻ em.

3. Hàm Trainer dòng Teens

Hàm Trainer dòng Teens được sử dụng cho trẻ từ 10 – 15 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đã đủ răng vĩnh viễn, hoàn toàn không có răng sữa trên cung hàm. Răng của trẻ trong giai đoạn từ 10 – 15 tuổi vẫn đang phát triển và chưa thực sự ổn định. Vì vậy nếu cần thiết, phụ huynh có thể cho trẻ dùng hàm Trainer dòng Teens để ổn định cấu trúc răng.

Đối với những khuyết điểm nhẹ, hàm Trainer dòng Teens có thể điều chỉnh răng về đúng vị trí, hạn chế tối đa tình trạng hô, móm, răng khấp khểnh và lệch lạc. Mặc dù không thể khắc phục hoàn toàn khuyết điểm nhưng khí cụ này có thể giảm phần nào các vấn đề của răng. Vì vậy, sử dụng hàm Trainer dòng Teens sẽ giúp cho quá trình niềng răng về sau diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Ngoài 3 loại hàm Trainer trên, bác sĩ có thể dùng hàm Trainer dòng Adults dành cho trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên ở giai đoạn này, sử dụng hàm Trainer thường không mang lại hiệu quả cao nên phạm vi chỉ định rất hạn chế.

Khi nào cần niềng răng Silicon Trainer?

Niềng răng Silicon Trainer rất cần thiết trong việc nắn chỉnh răng trên cung hàm và thay đổi những thói quen xấu ở trẻ nhỏ. Do đó, trẻ từ 3 tuổi trở lên đều có thể sử dụng hàm Trainer. Thông thường, khí cụ này được khuyến cáo dùng trong giai đoạn răng sữa (3 – 5 tuổi) và răng hỗn hợp (6 – 10 tuổi) để hạn chế tối đa tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc, khấp khểnh,…

Niềng răng silicon trainer
Tất cả trẻ dưới 10 tuổi đều có thể niềng răng silicon trainer, đặc biệt là trường hợp răng mọc lệch, sai khớp cắn,…

Nếu sau giai đoạn này, răng vẫn tồn tại các khuyết điểm như sai khớp cắn, răng hô, móm, vẩu, răng thưa, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng – chỉnh nha. Tùy theo tình trạng răng miệng và khả năng tài chính, phụ huynh có thể cho trẻ niềng răng bằng mắc cài kim loại thường/ tự buộc, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi hoặc niềng răng trong suốt.

Ở Việt Nam, rất ít phụ huynh chủ động cho trẻ niềng răng Silicon Trainer trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Do đó, phần lớn thanh thiếu niên và người trẻ đều có nguy cơ bị hô, móm, vẩu, răng chen chúc, răng thưa, lệch lạc và sai khớp cắn. Đối với trẻ có cấu trúc răng nhiều khuyết điểm, hàm Trainer có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các khuyết điểm. Qua đó giúp quá trình niềng răng – chỉnh nha về sau diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

Cách dùng hàm Trainer cho trẻ nhỏ tại nhà

Để đảm bảo hiệu quả của hàm Trainer, phụ huynh cần cho bé sử dụng khí cụ này đúng cách:

  • Vệ sinh răng miệng của bé trước khi dùng hàm Trainer để tránh tình trạng hôi miệng và tích tụ mảng bám, cao răng.
  • Khi trẻ chưa quen với hàm Trainer, nên dùng khoảng 2 – 3 giờ/ ngày.
  • Sau đó, tăng lên dùng 1 giờ vào ban ngày và sử dụng hàm Trainer trong thời gian ngủ.
  • Chú ý vệ sinh hàm Trainer bằng nước sạch để ngăn vi khuẩn phát triển. Không làm sạch hàm bằng nước nóng và các dung dịch tẩy rửa mạnh vì có thể gây biến dạng khí cụ.
  • Ngưng sử dụng nếu trẻ có các dấu hiệu dị ứng. Ngoài ra, nên cho trẻ gặp nha sĩ đều đặn 1 – 2 tháng/ lần để được đánh giá tình trạng răng miệng và phát hiện sớm nếu có các vấn đề nha khoa.

Trẻ nhỏ có thể cảm thấy khó chịu khi dùng Trainer. Tuy nhiên, phụ huynh không nên bắt ép trẻ sử dụng vì có thể gây tâm lý lo sợ, khó chịu. Thay vào đó, nên cho trẻ thử đeo 1 – 2 giờ/ ngày trong thời gian đầu. Sau đó, tăng dần thời gian dùng hàm Trainer khi trẻ đã quen với khí cụ.

Niềng răng Silicon Trainer cho bé có giá bao nhiêu?

Niềng răng Silicon Trainer có giá dao động khoảng 500 – 1.5 triệu đồng/ khay tùy theo chất liệu và thương hiệu sản xuất. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hàm Trainer được bán với mức giá rất rẻ. Phần lớn các sản phẩm này đều không đảm bảo về hiệu quả và độ an toàn. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện/ phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hàm Trainer phù hợp.

cách đeo niềng răng trainer
Niềng răng Silicon Trainer có giá dao động khoảng 500 – 1.5 triệu đồng/ khay (sử dụng từ 8 – 10 tháng)

Hàm Trainer chỉ sử dụng được trong khoảng 8 – 10 tháng. Sau thời gian này, phụ huynh cần đổi hàm tiền chỉnh nha cho bé. Trung bình trẻ sẽ phải sử dụng khoảng 6 – 13 hàm Trainer trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Vì vậy, phụ huynh nên có sự chuẩn bị trước về tài chính.

Ưu điểm – Hạn chế của niềng răng Silicon Trainer cho bé

Niềng răng Silicon Trainer là phương pháp tiền chỉnh nha được áp dụng cho trẻ từ 3 – 15 tuổi. Phương pháp này có thể khắc phục một số khuyết điểm của răng và hạn chế những thói quen xấu của trẻ nhỏ. Tương tự như các phương pháp chỉnh nha khác, hàm Silicon Trainer cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Ưu điểm của niềng răng Silicon Trainer:

  • Thực hiện niềng răng Silicon Trainer trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp có thể điều chỉnh khớp cắn, hạn chế tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh,…
  • Trẻ được dùng hàm Silicon Trainer từ sớm có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các khuyết điểm như răng hô vẩu, móm, khấp khểnh,… Từ đó tạo điều kiện cho quá trình niềng răng – chỉnh nha về sau diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
  • Sử dụng hàm Trainer có thể hạn chế được các thói quen xấu như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng hàm dưới, nghiến răng khi ngủ,… Bằng cách khắc phục những thói quen xấu này, hàm Trainer có thể hạn chế các khuyết điểm của răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
  • Hàm Silicon Trainer có đặc tính mềm, dẻo, hoàn toàn không gây đau nhức như khi niềng răng bằng mắc cài. Hơn nữa, khí cụ này có thể dễ dàng tháo lắp nên không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Hạn chế của niềng răng Silicon Trainer:

  • Niềng răng Silicon Trainer chỉ phù hợp với trẻ dưới 10 tuổi. Sử dụng hàm tiền chỉnh nha sau 15 tuổi thường không mang lại hiệu quả hoặc có cải thiện nhưng không đáng kể.
  • Tự ý sử dụng hàm Trainer bày bán trên thị trường mà không tham khảo ý kiến bác sĩ có thể khiến răng bị lệch lạc nghiêm trọng hơn.
  • Hàm Silicon Trainer chỉ có thể cải thiện và hạn chế được những khuyết điểm của răng. Vì vậy sau khi dùng khí cụ này, trẻ vẫn có thể phải niềng răng – chỉnh nha để khắc phục triệt để các khuyết điểm này.

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thường không có chỉ định niềng răng do cấu trúc răng chưa hoàn thiện. Do đó, phụ huynh nên xem xét cho bé dùng hàm Trainer trong giai đoạn từ 3 – 10 tuổi để hạn chế tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh, răng thưa, mọc lệch lạc,…

Một số lưu ý khi sử dụng hàm Trainer cho bé

Niềng răng Silicon Trainer cho trẻ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên trước khi cho trẻ sử dụng dụng cụ chỉnh nha này, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau:

cách đeo niềng răng trainer
Để đảm bảo hiệu quả, cần cho trẻ dùng hàm Trainer vào buổi tối và ít nhất 1 tiếng vào ban ngày
  • Hiện nay, các loại hàm Silicon Trainer được bày bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, tự ý sử dụng hàm tiền chỉnh nha có thể khiến các khuyết điểm của răng trở nên nghiêm trọng hơn, răng sai lệch khớp cắn,… Nếu có ý định cho trẻ sử dụng khí cụ chỉnh nha này, phụ huynh nên đưa con trẻ đến gặp nha sĩ.
  • Để đảm bảo hiệu quả, cần cho trẻ dùng hàm Silicon Trainer ít nhất 1 tiếng vào ban ngày và dùng trong suốt thời gian ban đêm.
  • Nên vệ sinh răng miệng cho bé trước khi dùng hàm Silicon Trainer. Không làm sạch răng miệng có thể gây hôi miệng, tích tụ mảng bám và làm ố màu khay niềng.
  • Ngoài vệ sinh răng miệng, cần chú ý làm sạch hàm Silicon Trainer bằng nước và bàn chải. Khí cụ này được làm từ chất liệu silicon nên dễ bị biến dạng nếu vệ sinh bằng nước nóng và các dung dịch chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Bên cạnh niềng răng Silicon Trainer, phụ huynh cũng nên chú ý thói quen của trẻ để kịp thời khắc phục những thói quen tác động xấu đến sức khỏe răng miệng như mút tay, nhai 1 bên hàm, dùng thức ăn cứng, khô, nước ngọt có gas,…

Niềng răng Silicon Trainer cho trẻ là giải pháp chỉnh nha tối ưu trong giai đoạn từ 3 – 10 tuổi. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này và chủ động cho trẻ dùng hàm tiền chỉnh nha để hạn chế các khuyết điểm của răng. Tuy nhiên trước khi sử dụng hàm Silicon Trainer, cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi tác giả
CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức Niềng răng

Trồng răng Implant, răng giả có niềng răng được không? Giải đáp

Kiến thức Niềng răng

Có Nên Đi Niềng Răng Không? Có Hại Gì Không?

Kiến thức Niềng răng

Thun Màu Niềng Răng có bao nhiêu loại? Màu nào đẹp nhất?

Nha Khoa ViDental

Niềng Răng Invisalign Tại Nha Khoa ViDental Có Tốt Không?

niềng răng invisalign
Kiến thức Niềng răng

Niềng răng Invisalign là gì? Hiệu quả không? Quy trình và giá

Kiến thức Niềng răng

Dụng cụ niềng răng tại nhà là gì? An toàn không? Lưu ý cần biết

Kiến thức Niềng răng

5 Cách Làm Răng Hết Hô Hiệu Quả Vô Cùng Đơn Giản

Kiến thức Niềng răng

Răng Thưa Có Niềng Được Không? Thời Gian Niềng Bao Lâu?