Răng sứ bị rớt ra ngoài là biến chứng nha khoa khá phổ biến mà người bệnh không nên chủ quan. Vấn đề này thường xuất phát do chế độ ăn nhai sai cách hoặc kỹ thuật bọc sứ không chuẩn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiện tượng trên, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Răng sứ bị rớt ra do nguyên nhân gì?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ hiệu quả giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm, sai lệch khớp cắn nhẹ. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được sử dụng để xử lý triệt để hiện tượng răng xỉn màu, ố vàng mức độ nặng. Thực tế, phương pháp bọc răng sứ tương đối phức tạp, yêu cầu độ chính xác tuyệt đối.
Nếu xảy ra sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị cuối cùng. Thậm chí gây ra nhiều biến chứng khó lường, điển hình như tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày. Nghiêm trọng hơn là bùng phát cơn đau nhức dữ dội, kéo dài liên tục. Vậy nguyên nhân răng sứ bị rớt ra ngoài do đâu? Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng răng sứ bị lỏng hoặc rơi ra ngoài xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Chế độ ăn nhai: Chế độ ăn nhai sau khi bọc sứ sẽ quyết định đến độ bền và tuổi thọ của răng sứ. Nếu bệnh nhân thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo khiến răng phải dùng lực nhai mạnh, từ đó dẫn đến xô lệch và rơi ra ngoài. Tình trạng này còn làm sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, thậm chí gây ra những cơn đau nhức, khó chịu lên vùng đầu và hai bên thái dương.
- Thói quen xấu: Thói quen dùng răng cắn vật cứng như mở nắp chai, nhai đá cũng là nguyên nhân chính khiến răng sứ bị rớt ra ngoài. Lực tác động mạnh từ bên ngoài sẽ làm mão sứ lung lay, xô lệch và bung ra khỏi răng thật.
- Keo dán kém chất lượng: Bước cuối cùng trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ, nha sĩ sẽ gắn cố định mão sứ lên cùi răng thật bằng một lớp keo chuyên dụng. Một số cơ sở nha khoa hoạt động “chui” thường sử dụng keo dán kém chất lượng, không đảm bảo độ bám dính khiến răng sứ bị rớt ra ngoài sau một thời gian ngắn sử dụng.
- Bọc răng sai kỹ thuật: Tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ cũng quyết định phần lớn đến chất lượng của răng bọc sứ. Nếu nha sĩ tay nghề kém, thiếu trình độ chuyên môn sẽ dẫn đến tình trạng gắn mão sứ bị lệch. Sau một thời gian sử dụng, răng sứ rất dễ bị kênh, cộm, thậm chí rơi hoặc rớt ra ngoài.
- Mão sứ xuống cấp: Trung bình, tuổi thọ của răng sứ thường kéo dài trong vòng từ 5 – 25 năm. Đối với răng toàn sứ, thời gian sử dụng có thể lâu hơn, thậm chí cả đời nếu được chăm sóc tốt. Sau giai đoạn này, khách hàng cần đến kiểm tra và thay mão răng mới, tránh tình trạng răng sứ bị xuống cấp nghiêm trọng. Khi đó, các lớp keo dán xung quanh dần mất đi chức năng liên kết ban đầu khiến răng sứ bị bung ra khỏi cùi răng thật.
Cách xử lý tình trạng răng sứ bị rụng
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đề xuất phương án giải quyết khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp mão sứ vẫn còn sử dụng tốt: Nếu mão sứ rớt ra vẫn còn sử dụng tốt, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng. Sau đó làm sạch mão sứ và gắn cố định bằng lớp keo chuyên dụng khác. Thời gian thực hiện công đoạn này khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 20 – 30 phút. Khi phụ hình xong, bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
- Trường hợp mão sứ xuống cấp: Đối với trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải thay mão sứ mới để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cùi răng thật và tiến hành lấy dấu hàm để gửi cho bộ phận Labo thiết kế mão sứ khác. Sau khi mão sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn cố định lên cùi răng thật bằng keo dán chuyên dụng.
Biện pháp phòng ngừa răng sứ bị rớt ra
Để phòng ngừa tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Trước khi quyết định phục nha thẩm mỹ tại bất kỳ cơ sở nha khoa nào, bạn phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ. Ưu tiên những thương hiệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những địa chỉ này thường quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, đồng thời sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài cho răng bọc sứ .
- Trong những ngày đầu tiên mới bọc sứ, tuyệt đối không ăn những thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo, tránh gây tác động mạnh đến răng.
- Tìm cách khắc phục thói quen dùng răng cắn vật cứng hoặc nghiến răng khi ngủ để bảo vệ răng sứ tối đa.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, không chải răng quá mạnh gây đau nhức hoặc ảnh hưởng đến răng sứ.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề răng sứ bị rớt ra ngoài. Nhìn chung, hiện tượng này xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là kéo dán kém chất lượng và chế độ ăn nhai sai cách.
Bài viết liên quan
Chuyên Gia Giải Đáp: Bao Nhiêu Tuổi Thì Bọc Răng Sứ Được?
Bác sĩ Quang Anh – Chuyên gia trồng răng Implant 10 năm kinh nghiệm thực chiến
[Độc Quyền Wiki Nha Khoa] Bật Mí Quá Trình Bọc Răng Sứ Tại ViDental
Top 7 Sản Phẩm Chăm Sóc Răng Miệng Tốt Nhất Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!