Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ
Bọc răng sứ là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ có thể khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ, sứt mẻ, ố vàng, không đều màu một cách nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều khách hàng lựa chọn bọc sứ vì nó không chỉ giúp ăn nhai thoải mái mà còn mang đến hàm răng đều đẹp, trắng sáng, nụ cười hài hòa, tự tin. Thực tế phương pháp này có tốt không, chi phí thực hiện như thế nào? Bạn đọc đang có ý định sử dụng dịch vụ đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Thông tin nhanh
Review Của Khách Hàng Đã Trải Nghiệm Dịch Vụ
- Mức độ đau: Không đau (0) - Ít đau (0) - Rất đau (1)
- Khả năng nhai: 0/5 - (1 đánh giá)
- Hài lòng so với tình trạng cũ: 51.0/5 - (1 đánh giá)
6 biến chứng có thể gặp khi bọc răng sứ
01.
Đau nhức và ê buốt kéo dài
Thông thường trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài cùi răng thật làm trụ, khi đó khách hàng có thể cảm thấy hơi ê buốt và khó chịu, tuy nhiên cảm giác này nhanh chóng mất đi. Tuy nhiên việc bọc sứ ở cơ sở nha khoa kém uy tín, bác sĩ không đủ chuyên môn, kinh nghiệm, mài răng quá nhiều dẫn đến tình trạng khách hàng cảm thấy đau nhức, ê buốt kéo dài nhiều ngày không khỏi. Bên cạnh đó, việc gắn mão sứ không đúng khiến khớp cắn bị lệch, kênh cũng gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu khi ăn uống, vệ sinh.
02.
Viêm lợi, hôi miệng
Nếu khi bọc răng sứ, bác sĩ can thiệp quá nhiều đến cấu trúc răng thật, mài cùi quá nhiều khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, từ đó cùi răng tổn thương nặng, tác động xấu đến mô mềm gây viêm lợi, hôi miệng. Đã có không ít trường hợp khách hàng bọc sứ kém chất lượng khiến nướu bị sưng to, tiết dịch nhiều, tăng khả năng nướu gặp vấn đề và hơi thở có mùi hôi, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.
03.
Tụt nướu
Tụt nướu cũng là một biến chứng thường gặp khi bọc răng sứ. Hiện tượng này thường tiến triển từ từ nên bạn khó có thể nhận biết ngay từ đầu. Lý do bị tụt nướu là do bác sĩ thực hiện không đủ kinh nghiệm, sai kỹ thuật, gắn mão sứ không sát khít và nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng để phần lợi dưới răng từ từ co lại, để lộ chân răng ra bên ngoài, Tụt nướu không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn cản trở quá trình ăn nhai, khiến răng suy yếu, dễ lung lay, gãy rụng.
04.
Lệch khớp cắn
Bọc răng sứ với kỹ thuật kém thường dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn - mất tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Khi sai lệch khớp cắn trong thời gian dài không có biện pháp xử lý sẽ làm gương mặt mất cân đối, cản trở quá trình ăn nhai, phát âm, thậm chí nhiều trường hợp còn tác động xấu đến khớp thái dương hàm, khó điều trị dứt điểm.
05.
Răng sứt mẻ
Răng sứ bị sứt mẻ sau khi bọc sứ thường là do nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, tác động quá nhiều vào răng. Ngoài ra, nhiều khách hàng còn bị sứt mẻ răng do quá trình ăn uống, vệ sinh tại nhà, tác động lực quá mạnh như chải răng mạnh, ăn thực phẩm dai cứng,...
06.
Viêm tủy, hỏng răng gốc
Khi bọc răng sứ ở địa chỉ kém chất lượng, bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật sẽ dễ xâm lấn sâu đến cấu trúc răng, làm tổn thương răng gốc cũng như ảnh hưởng xấu đến phần tủy răng bên trong. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến răng bị nứt, vỡ, vi khuẩn tấn công và khách hàng sẽ mất răng gốc vĩnh viễn.
So sánh các loại mão sứ thường dùng trong bọc răng sứ
Răng sứ kim loại |
Răng sứ toàn sứ |
|
Chi phí điều trị |
1.000.000 - 2.500.000 đồng |
3.000.000 - 10.000.000 đồng |
Đối tượng |
Trường hợp răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, răng thưa, hở kẽ nhẹ và răng không đều màu, ố vàng |
Trường hợp răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, răng thưa, hở kẽ nhẹ và răng không đều màu, ố vàng |
Ưu điểm |
Chi phí rẻ |
Tính thẩm mỹ cao, răng sứ có độ trắng sáng tự nhiên, không bị đen viền nướu sau thời gian dài sử dụng và tuổi thọ cao từ 15 - 20 năm |
Nhược điểm |
Dễ bị đen viền nướu, tuổi thọ không cao, chỉ từ 5 - 7 năm, không chịu được lực tác động mạnh |
Chi phí cao |
Bảng giá bọc răng sứ
Chi phí bọc răng sứ không hề rẻ, nhất là khi bạn tiến hành bọc sứ toàn hàm và lựa chọn vật liệu chất lượng cao, do đó nhiều người còn băn khoăn chưa quyết định thực hiện. Đặc biệt cần chú ý, giá bọc răng sứ có sự thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như: Số lượng răng cần bọc, loại mão sứ được lựa chọn, tình trạng răng miệng của khách hàng, chính sách giá của nha khoa.
Bảng giá bọc răng sứ được Wiki Nha Khoa tổng hợp ở bảng dưới đây:
STT | Bọc răng sứ | Giá thị trường (VNĐ) |
---|---|---|
1 | Răng sứ Titanium | 1.000.000 - 2.500.000 |
2 | Răng sứ Ziconia | 2.000.000 - 3.500.000 |
3 | Răng sứ Katana | 3.000.000 - 4.500.000 |
4 | Răng sứ Cercon | 5.000.000 - 6.000.000 |
5 | Răng sứ Cercon HT | 5.000.000 - 7.000.000 |
6 | Răng sứ HT Smile | 5.000.000 - 7.000.000 |
7 | Răng sứ Ceramil | 6.500.000 - 8.000.000 |
8 | Răng sứ Emax Zic | 4.500.000 - 6.000.000 |
9 | Răng sứ Emax Press | 6.500.000 - 7.000.000 |
10 | Răng sứ Emax Zicard Multi | 6.500.000 - 8.000.000 |
11 | Răng sứ Lisi Press | 6.500.000 - 8.000.000 |
12 | Răng sứ Lava Plus | 7.500.000 - 8.000.000 |
13 | Răng sứ Nacera | 5.500.000 - 7.000.000 |
14 | Răng sứ Nacera Q3 | 8.500.000 - 9.000.000 |
Top Bác Sĩ Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ Hàng Đầu
Điểm đánh giá: 88.1
- Tốt (58)
- khá (0)
- Cần cải thiện (1)
Điểm đánh giá: 47.8
- Tốt (50)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 3.9
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 3.6
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 3.4
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 3.1
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 3.1
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 2.7
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 2.6
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Điểm đánh giá: 2.5
- Tốt (0)
- khá (0)
- Cần cải thiện (0)
Top Địa Chỉ Bọc răng sứ Hàng Đầu
Bọc răng sứ giúp bạn nhanh chóng sở hữu được hàm răng đều đẹp, trắng sáng, khắc phục những khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên chi phí dịch vụ không hề rẻ, nhất là khi bạn bọc sứ cả hàm và có nguy cơ cao gặp biến chứng nếu bác sĩ thực hiện thiếu chuyên môn, kinh nghiệm. Do đó bạn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đồng thời tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong quá trình ăn uống, vệ sinh, chăm sóc tại nhà.
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng sứ không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, theo đó, bác sĩ chia sẻ 8 đối tượng không nên bọc sứ để tránh gây hại cho răng miệng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đó là:
- Hàm răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
- Răng quá nhạy cảm nếu mài cùi làm trụ sẽ khiến răng ê buốt nhiều hơn.
- Có bệnh lý nghiêm trọng.
- Răng lung lay không thể bọc sứ vì các răng này không thể sử dụng được nữa, có nguy cơ cao bị gãy rụng.
- Răng bị hô, vẩu hoặc móm do xương hàm, không phải do răng.
- Răng gãy vỡ nhiều, chỉ còn lại phần chân răng.
- Mắc bệnh lý về sức khoẻ tổng thể như tim mạch, động kinh, máu khó đông.
- Trẻ dưới 17 tuổi cấu trúc xương và răng chưa hoàn thiện, còn yếu, khi bọc sứ dễ ảnh hưởng đến buồng tủy.
Quá trình bọc răng sứ bắt buộc bác sĩ phải mài cùi răng làm trụ để gắn mão sứ lên trên, vì thế bạn có thể cảm thấy ê buốt hoặc khó chịu nhẹ, tuy nhiên khách hàng không cần quá lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi khoảng 1 - 2 ngày sau khi hoàn thành bọc sứ. Thêm vào đó hiện nay tại các cơ sở nha khoa đang ứng dụng công nghệ thông minh, máy móc hiện đại trong các bước cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy hiện tượng ê buốt khó chịu cũng được giảm đáng kể.
Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày liên tục và tăng dần về mức độ, có thể bạn đang gặp biến chứng do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mão sứ gắn không sát khít hoặc không tuân thủ quy trình đúng chuẩn Y khoa. Lúc này cần nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám, xử lý sớm.
Thực tế, răng sứ có bị biến đổi màu sau một thời gian sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng mão sứ được sử dụng và quá trình bọc sứ của bác sĩ. Trong trường hợp bạn lựa chọn mão sứ kim loại, chắc chắn sẽ gặp hiện tượng đen viền nướu sau khoảng 3 - 5 năm sử dụng do kim loại dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Đối với răng sứ toàn sứ, tình trạng này ít xảy ra hơn nếu nha khoa sử dụng vật liệu chất lượng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp hiện tượng răng sứ bị đổi màu nếu bác sĩ không làm sạch khoang miệng, xử lý triệt để bệnh nha khoa trước khi bọc sứ. Thêm vào đó, việc không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và không chú ý đến chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân khiến răng sứ đổi màu.
Rất nhiều người còn băn khoăn chưa bọc răng sứ vì sợ quá trình thực hiện mất nhiều thời gian. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì bạn chỉ cần đến nha khoa khoảng 2 lần đã có được hàm răng trắng sáng, đều đẹp nếu như không mắc bệnh lý răng miệng khác.
Thông thường ở lần đầu tiên đến nha khoa, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra tổng quát khoang miệng, vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh lý nếu có. Tiếp đến hoạt động gây tê, mài cùi và lấy dấu răng cũng được diễn ra. Tổng thời gian cho lần đầu đến nha khoa khoảng 2 tiếng.
Lần hẹn thứ 2 cách lần đầu khoảng 3 - 5 ngày, khi mão sứ đã được hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên, đảm bảo độ sát khít, không bị cộm, vướng, khó chịu, khớp cắn đều nhau. Quá trình này diễn ra khoảng 1 - 1,5 tiếng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!