Trám Răng

Trám răng hay hàn răng thẩm mỹ là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo nhằm thay thế phần mô răng bị khiếm khuyết hoặc tổn thương. Phương pháp này nhằm mục đích phục hồi hình dáng, chức năng sau khi điều trị bệnh lý hay cải thiện thẩm mỹ răng miệng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp trám răng, hãy tham khảo ngay những thông tin chia sẻ trong bài viết này.

Thông tin nhanh

  • Chi phí trung bình: 100.000 - 500.000 VNĐ
  • 30 bác sĩ
  • 30 phòng khám
  • 300 Câu hỏi
  • Quá trình trám răng kéo dài 15 - 30 phút cho 1 răng.
  • Phương pháp giảm đau: Gây tê
Trám Răng

Review Của Khách Hàng Đã Trải Nghiệm Dịch Vụ

  • Mức độ đau: Không đau (0) - Ít đau (0) - Rất đau (30)
  • Khả năng nhai: 0/5 - (30 đánh giá)
  • Hài lòng so với tình trạng cũ: 2.7/5 - (30 đánh giá)

Cảnh báo những biến chứng khi trám răng sai kỹ thuật

01.

Ảnh hưởng sức khỏe

Một số vật liệu trám răng có chứa chất thủy ngân, đồng, bạc và thiếc. Do đó, nếu không xử lý trám răng cẩn thận có thể giải phóng lượng thủy ngân gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số triệu chứng gặp phải thường là đau đầu, mất ngủ hay tổn thương hệ thần kinh.

02.

Sâu răng lan rộng xung quanh

Vết trám kênh cộm hoặc sần sùi khiến mảnh vụn thức ăn dư thừa mắc vào, hình thành điều kiện cho sâu răng trở lại. Như vậy, tình trạng sâu răng sẽ có thể lan rộng sang những vị trí xung quanh.

03.

Bong tróc vết trám trong thời gian ngắn

Miếng trám răng có thể bị bong tróc sau một thời gian sử dụng. Nếu vết trám bong một miếng nhỏ hoặc xuất hiện vài lỗ thủng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong và phá hủy cấu trúc răng. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nhiễm nặng.

04.

Đau nhức, ê buốt dai dẳng

Khi thực hiện trám răng sai kỹ thuật sẽ khiến răng bị cảm giác ê buốt, đau nhức mạnh. Do tính truyền nhiệt lớn của kim loại nên trong quá trình sử dụng thực phẩm nóng hoặc lạnh đột ngột sẽ khiến cảm giác ê buốt mạnh hơn nhiều lần.

So Sánh Các Phương Pháp Trám Răng Phổ Biến Hiện Nay

 

Trám răng sử dụng vật liệu Amalgam

Sử dụng vật liệu GIC

Trám răng Composite

Chi phí điều trị

150.000 - 700.000 đồng 80.000 - 150.000 đồng 200.000 - 700.000 đồng

Đối tượng

Sâu răng, mòn cổ răng, mòn men răng, răng nứt vỡ.

Sâu răng, mòn cổ răng, mòn men răng, răng nứt vỡ. Sâu răng, mòn cổ răng, mòn men răng, răng nứt vỡ.

Ưu điểm

An toàn, khắc phục khuyết điểm hiệu quả và hồi phục khả năng ăn nhai bền chắc. Thẩm mỹ cao, chống sâu răng hiệu quả. Màu sắc tương tự răng thật, chịu lực nén, mài mòn cao. Đồng thời tương thích sinh học cao, an toàn tuyệt đối với cơ thể.

Nhược điểm

Tính thẩm mỹ chưa cao. Độ bền không cao, khả năng chống mài mòn và chịu nén kém. Dễ bị bong tróc khi hoạt động mạnh và cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Bảng giá trám răng

Trước khi trám răng, chi phí là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm hàng đầu. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mức giá trám răng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến chất liệu, tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất nha khoa,... Để có thể biết chính xác giá hàn răng bao nhiêu, bạn có thể tham khảo trực tiếp bảng giá được Wiki Nha Khoa tổng hợp ngay sau đây:

STT Trám răng Giá thị trường (VNĐ)
1 Trám răng mòn cổ bằng Composite 200.000 - 400.000
2 Trám răng mòn cổ bằng Fuji 300.000 - 400.000
3 Trám răng mòn cổ bằng GIC 100.000 - 120.000
4 Trám răng mòn cổ bằng kim loại quý 1.000.000 - 1.200.000
5 Trám răng mẻ 500.000 - 700.000
6 Trám răng thưa 400.000 - 500.000
7 Trám răng sữa trẻ em 100.000 - 200.000

Top Bác Sĩ Trám Răng Hàng Đầu

#1

Điểm đánh giá: 88.1

  • Tốt (58)
  • khá (0)
  • Cần cải thiện (1)
BS. Phạm Thuỳ Anh #2

Điểm đánh giá: 3.8

  • Tốt (0)
  • khá (0)
  • Cần cải thiện (0)
Bác sĩ Nguyễn Trà My #3

Điểm đánh giá: 2.7

  • Tốt (0)
  • khá (0)
  • Cần cải thiện (0)
  • Top Địa Chỉ Trám răng Hàng Đầu

    Nha Khoa ViDental #1

    Điểm đánh giá: 34.9

    • Tốt (0)
    • khá (0)
    • Cần cải thiện (0)
    Nha Khoa KIM #2

    Điểm đánh giá: 26.4

    • Tốt (0)
    • khá (0)
    • Cần cải thiện (0)
    Nha khoa SunShine #3

    Điểm đánh giá: 16.4

    • Tốt (0)
    • khá (0)
    • Cần cải thiện (0)
  • Nhìn chung, trám răng được áp dụng phổ biến trong nhiều trường hợp điều trị nha khoa. Phương pháp giúp phục hồi chức năng, mang lại sức khỏe bền chắc và cải thiện nhiều vấn đề thẩm mỹ cho răng miệng.

    Câu hỏi thường gặp

    Trám răng có gây đau nhức không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Các chuyên gia cho biết đây là dịch vụ khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng và ít xâm lấn đến cấu trúc răng hàm, mô mềm xung quanh, tuy nhiên bạn vẫn có thể cảm thấy đau nhức, ê buốt nhẹ.

    Những trường hợp đau mức độ nặng, khó chịu nhiều ngày thường là do: Bị sâu răng nặng, hỏng tủy, cơ địa nhạy cảm, bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, sử dụng vật liệu kém chất lượng.

    Có rất nhiều loại vật liệu trám răng hiện nay, mỗi loại với ưu điểm, hạn chế khác nhau. Với thắc mắc nên lựa chọn vật liệu nào, theo ý kiến của nha sĩ, tùy từng tình trạng, nhu cầu và khả năng tài chính mà mỗi người sẽ phù hợp với mặt trám nhất định.

    Trên thị trường hiện tại có rất nhiều nha khoa đang hoạt động và cung cấp dịch vụ trám răng. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao nhất, tránh biến chứng và tiết kiệm tối đa chi phí, bạn nên tìm đến những cơ sở có cơ sở vật chất đầy đủ, máy móc thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm và luôn hỗ trợ khách hàng nhiệt tình cả trước, trong và sau khi thực hiện. Nên thận trọng với những cơ sở trám răng với chi phí quá thấp vì không đảm bảo chất lượng, thậm chí còn khiến bạn gặp nhiều rủi ro.

    Đánh giá của khách hàng

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đánh giá trải nghiệm dịch vụ của bạn

    Khả Năng Ăn Nhai
    Hài Lòng So Với Tình Trạng Cũ

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!