Khớp Cắn Hở
Khớp cắn hở là vấn đề phổ biến trong kỹ thuật nha khoa chỉnh hình. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, điển hình như răng mọc sai cấu trúc cộng thêm thói quen mút tay, dùng lưỡi đẩy răng,... Răng bị hở khớp cắn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, khả năng phát âm và gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Dấu Hiệu Khớp Cắn Hở
Theo các chuyên gia, tình trạng khớp cắn hở thường được chia thành 2 dạng phổ biến bao gồm: khớp cắn hở trước và khớp cắn hở sau. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát các dấu hiệu của khớp cắn hở khi nhìn nghiêng góc mặt, cụ thể như sau:
- Răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên không thể khép vào nhau mặc dù bệnh nhân khép miệng hoàn toàn.
- Phần cung răng cửa hàm trên có tạo hình chữ V.
- Răng cửa hàm trên chìa ra ngoài một khoảng xa so với răng cửa hàm dưới.
- Người bị khớp cắn hở thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Đa số các trường hợp đều nói ngọng, giọng lắp bắp,...
Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Khớp Cắn Hở
Khớp cắn hở là tác hại nguy hiểm do răng và cấu trúc xương hàm mà bệnh nhân không nên chủ quan. Khi nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị triệt để giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt.
Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Khớp Cắn Hở
Dưới đây là lựa chọn của khách hàng khi bị khớp cắn hở:
Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Khớp Cắn Hở
Như đã phân tích ở trên, tình trạng khớp cắn hở không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn phát sinh thêm nhiều tác hại nguy hiểm khác. Dưới đây là tổng hợp các biến chứng có thể gặp khi bị khớp cắn hở, mời bạn đọc cùng tham khảo:
- Khó khăn khi ăn nhai: Khớp cắn hở là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới không chạm với nhau gây sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Về lâu dài sẽ hình thành nên thói quen nhai một bên hàm, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc xương và sự dịch chuyển răng sau này.
- Tác động xấu đến hệ tiêu hóa: Người bị khớp cắn hở thường gặp vấn đề trong việc thực hiện các chức năng sinh lý của răng. Nếu thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ tác động xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Sau một thời gian dài không có biện pháp khắc phục hiệu quả có thể dẫn đến đau dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người, tăng tỷ lệ mắc bệnh lý nền.
- Mòn men răng: Việc ăn nhai khó khăn do hệ quả của tình trạng khớp cắn hở có thể dẫn đến đau mỏi xương hàm hoặc gây áp lực mạnh lên răng. Điều này là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng mòn men răng. Khi đó, răng trở nên lung lay, lỏng lẻo, không bám chắc vào phần nướu răng và có nguy cơ gãy rụng bất kỳ lúc nào.
Phương Pháp Phòng Ngừa Khớp Cắn Hở
Thực tế, tình trạng khớp cắn hở phần lớn xảy ra do yếu tố di truyền của gia đình và các sai lệch trong cấu trúc xương hàm. Đây đều là những nguyên nhân khách quan mà người bệnh không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, vấn đề này còn xuất phát từ thói quen xấu như đẩy lưỡi, ngậm núm vú,.... Do vậy, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm , phụ huynh nên tìm cách khắc phục triệt để các thói quen xấu của trẻ bằng một số biện pháp sau đây:
- Đeo hàm Trainer trong giai đoạn mọc răng sữa nhằm hạn chế tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn chuẩn.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ định của bằng sĩ để tránh tình trạng răng xô lệch hoặc dịch chuyển sai khớp cắn.
Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng khớp cắn hở. Nhìn chung, bạn nên lên kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Bệnh nhân cần đến trực tiếp cơ sở nha khoa để được nha sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Điều trị khớp cắn hở kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào phương pháp, tình trạng răng miệng và mức độ sai lệch khớp cắn. Thực tế, niềng răng khớp cắn hở thường kéo dài lâu nhất, khoảng 1 - 2 năm. Tuy nhiên, biện pháp này cũng mang lại hiệu quả tối đa, giúp khôi phục khớp cắn chuẩn.
Khi thực hiện niềng răng khớp cắn hở, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ gắn trực tiếp lên răng nhằm tạo lực siết giúp răng dịch chuyển về vị trí chuẩn. Trong thời gian đầu mới đeo niềng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ tuy nhiên cơn đau sẽ dần cải thiện sau một vài ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!