Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sử dụng mắc cài và máng đeo để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này có thể khắc phục nhiều khuyết điểm của răng như răng hô, móm, vẩu, răng thưa, lệch lạc, sai khớp cắn,… Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng mắc cài hoặc niềng răng bằng máng trong suốt.
Niềng răng là gì?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp điều chỉnh các răng trên cung hàm về vị trí mong muốn bằng cách sử dụng máng đeo hoặc mắc cài. Phương pháp này ra đời từ thế kỷ 18 và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm của thế kỷ 19. Hiện nay, niềng răng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ hiệu quả thẩm mỹ cao và mang đến không ít lợi ích đối với sức khỏe răng miệng.
Chân răng nằm sâu bên trong xương ổ răng và được cố định chắc chắn bằng mô nha chu. Do đó, việc dịch chuyển răng phải được thực hiện từ từ để tránh gây tổn thương các cơ quan xung quanh. Trung bình, thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1 – 3 năm tùy theo tình trạng răng miệng của từng trường hợp.
Người trưởng thành và trẻ từ 10 – 12 tuổi trở lên có thể can thiệp niềng răng – chỉnh nha. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chân răng phải chắc để chịu được lực kéo từ máng niềng và mắc cài. Do đó, người cao tuổi và người có răng miệng suy yếu, tổn thương thường không được chỉ định niềng răng.
Các trường hợp nên – không nên niềng răng
Niềng răng là phương pháp giúp sắp xếp, điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Phương pháp này được áp dụng trong rất nhiều trường hợp.
Những trường hợp nên niềng răng – chỉnh nha:
- Răng vẩu, hô: Răng hô, vẩu là tình trạng hàm trên chìa ra nhiều so với hàm dưới dẫn đến tình trạng cười hở lợi “kém duyên”. Răng vẩu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng ăn nhai của răng. Đối với những trường hợp hô do răng, bạn có thể can thiệp niềng răng chỉnh nha để cải thiện.
- Răng móm: Ngược lại với răng hô, răng móm là tình trạng hàm dưới chìa ra nhiều hơn hàm trên. Tình trạng này có thể gây khó khăn khi ăn uống và ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin khi cười, giao tiếp. Niềng răng có thể điều chỉnh cấu trúc giúp cải thiện tình trạng răng móm và mang đến nụ cười rạng rỡ, hài hòa hơn.
- Răng chen chúc, răng thưa: Bên cạnh răng vẩu, móm, niềng răng còn được chỉ định trong trường hợp răng chen chúc và răng thưa. Niềng răng giúp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn giúp hàm răng trở nên đều và hài hòa. Đối với trường hợp răng chen chúc, bác sĩ có thể nhổ bỏ một vài răng để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
- Sai khớp cắn: Niềng răng cũng được chỉ định trong trường hợp sai khớp cắn (khớp cắn chéo, khớp cắn ngược, khớp cắn ngập). Bằng cách điều chỉnh vị trí của các răng, niềng răng có thể cải thiện tình trạng sai khớp cắn và giúp răng dễ dàng nhai, nghiền nát thức ăn.
Niềng răng có thể khắc phục nhiều khuyết điểm ở răng miệng. Khi cấu trúc răng được điều chỉnh, khuôn mặt cũng trở nên hài hòa và ưa nhìn hơn. Chính vì vậy, niềng răng là một trong những phương pháp nha khoa được ưa chuộng nhất hiện nay.
Tuy nhiên, niềng răng tạo sức kéo lên toàn bộ răng trên cung hàm nên không được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Viêm nha chu nặng: Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm mãn tính các tổ chức nâng đỡ răng như nướu, dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Viêm nha chu nặng khiến chân răng lỏng lẻo và lung lay. Niềng răng trong trường hợp này có thể gây gãy răng và không đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi.
- Bọc sứ, trồng răng giả: Những trường hợp trồng răng giả Implant và bọc răng sứ đều không có chỉ định niềng răng. Khi dùng máng đeo và mắc cài, lực kéo sẽ từ các dụng cụ này sẽ khiến mão sứ bị nứt, gãy và có thể làm lung lay trụ Implant. Tuy nhiên, những trường hợp mới chỉ bọc sứ 1 răng sẽ được xem xét niềng răng nếu có thể.
- Có các bệnh lý toàn thân: Niềng răng cũng không được thực hiện trong trường hợp mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn đông máu, tâm thần, động kinh, ung thư máu,… Ngoài ra, phương pháp này cũng không được bắt đầu trong thời gian mang thai. Bác sĩ thường chỉ định niềng sau khi sinh nở để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro và biến chứng phát sinh.
Ngoài các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, niềng răng cũng không được thực hiện nếu đang mắc các bệnh lý nha khoa và nhiễm trùng toàn thân. Các bệnh lý này cần phải được điều trị dứt điểm trước khi can thiệp chỉnh nha.
Những lợi ích khi niềng răng
Niềng răng giúp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn một cách từ từ. Bằng cách sắp xếp lại vị trí của răng, phương pháp này mang đến nhiều lợi ích như:
1. Cải thiện các khuyết điểm của răng
Niềng răng chỉnh nha có thể cải thiện nhiều khuyết điểm của răng như hô, móm, vẩu, răng mọc lệch lạc, chen chúc và răng thưa. Các khuyết điểm này không chỉ gây khó khăn khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng có thể khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của răng và mang lại nụ cười hài hòa, rạng rỡ. Với những trường hợp hô, móm do răng hoàn toàn, bạn chỉ cần niềng răng chỉnh nha để cải thiện. Tuy nhiên nếu xảy ra do cấu trúc hàm, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật xương hàm và cằm để mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Hỗ trợ điều chỉnh khớp cắn
Răng mọc lệch lạc, chen chúc có thể dẫn đến tình trạng sai khớp cắn và khó khăn khi ăn uống. Niềng răng có thể điều chỉnh răng về vị trí đúng, từ đó cải thiện tình trạng sai khớp cắn và giúp răng dễ dàng hơn khi ăn nhai. Khi niềng răng, bác sĩ có thể nhổ bỏ một vài răng dư thừa để đảm bảo khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới tương thích hoàn toàn.
3. Hạn chế được những vấn đề nha khoa
Sai khớp cắn, răng mọc lệch lạc, chen chúc,… là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng, mòn men răng, viêm lợi và viêm nha chu. Vì vậy, can thiệp niềng răng – chỉnh nha có thể phòng ngừa những vấn đề nha khoa bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ và tác dụng chỉnh khớp cắn.
4. Khắc phục các vấn đề trong việc phát âm
Ngoài chức năng nghiền nát thức ăn, răng còn có vai trò hỗ trợ phát âm. Tình trạng răng thưa, lệch lạc, hô móm có thể gây ra tình trạng nói ngọng, đớt, khó khăn khi phát âm một số từ,… Niềng răng giúp răng đều và thẳng, qua đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phát âm và giao tiếp.
Các phương pháp niềng răng tốt nhất hiện nay
Đứng trước nhu cầu chỉnh nha ngày một tăng cao, nhiều phương pháp niềng răng mới ra đời nhằm đáp ứng được yêu cầu của tất cả khách hàng. Niềng răng gồm 2 nhóm chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài với 5 phương pháp phổ biến sau:
1. Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất. Mắc cài kim loại gồm có các mắc cài được gắn lên bề mặt răng, sau đó bác sĩ cho dây cung vào rãnh mắc cài và cố định lại bằng dây thun có độ đàn hồi cao.
Mắc cài kim loại được làm từ hợp kim niken-titanium với dây cung có chất liệu thép không gỉ. Đây là phương pháp niềng răng được ra đời đầu tiên nhưng hiện nay vẫn rất được ưa chuộng. Mắc cài kim loại có khả năng chịu lực tốt và giá thành thấp hơn so với các phương pháp niềng răng khác. Vì vậy, những trường hợp răng có cấu trúc phức tạp và chân răng cứng, chắc bắt buộc phải niềng răng bằng phương pháp này.
2. Niềng răng mắc cài sứ/ pha lê
Niềng răng mắc cài sứ/ pha lê là phương pháp được ưa chuộng bên cạnh niềng răng bằng mắc cài kim loại. Phương pháp này sử dụng mắc cài có chất liệu bằng sứ với màu sắc tương tự như răng thật. So với mắc cài kim loại, mắc cài sứ có độ thẩm mỹ cao và ít bị lộ ra bên ngoài. Tương tự như mắc cài kim loại, mắc cài sứ cũng bao gồm hệ thống dây cung nối giữa các răng cùng với dây chun cố định.
Mắc cài sứ có độ bền và khả năng chịu lực kém hơn so với mắc cài kim loại. Khi có va chạm và chấn thương mạnh, mắc cài sứ có thể bị vỡ và nứt. Tuy nhiên, hiện nay các chất liệu sứ được sử dụng để chế tác mắc cài đã được cải thiện đáng kể nên ít khi gặp phải tình trạng này.
3. Niềng răng mắc cài tự buộc (sứ, kim loại)
Niềng răng mắc cài tự buộc/ tự khóa sử dụng hệ thống mắc cài bằng sứ và kim loại để dịch chuyển vị trí của răng. Tuy nhiên, mắc cài tự buộc không sử dụng dây thun mà dùng nắp trượt tự động giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài.
Nắp trượt tự động có độ bền tốt, ít gặp phải tình trạng bung tuột như khi sử dụng dây chun. Tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn có thể lựa chọn mắc cài bằng kim loại hoặc sứ đều được. So với mắc cài truyền thống, mắc cài tự khóa thường có chi phí cao hơn.
4. Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong còn được gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài kim loại để dịch chuyển vị trí của các răng trên cung hàm. Mắc cài được gắn ở mặt trong của răng thay vì bên ngoài như bình thường. Nhờ vậy, niềng răng mặt trong mang đến tính thẩm mỹ cao, thích hợp với người thường xuyên phải giao tiếp và gặp gỡ.
Mắc cài được gắn ở bên trong mặt răng có thể gây đau nhức lưỡi và tổn thương niêm mạc miệng. Tuy nhiên sau khoảng vài tháng, bạn sẽ quen với sự hiện diện của hệ thống mắc cài bên trong răng. Hơn nữa, niềng răng mắc cài lưỡi thường khó vệ sinh nên rất dễ tích tụ cao răng dẫn đến sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
5. Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài còn được biết đến với những cái tên như niềng răng trong suốt Invisalign, niềng răng bằng máng trong suốt,… Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt được chế tác tương thích với cấu trúc răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Máng đeo được làm từ nhựa có khả năng co giãn tốt, mỗi máng thường được dùng trong khoảng 2 tuần.
Tùy theo khuyết điểm ở răng miệng, số lượng máng đeo cho mỗi ca niềng răng có thể dao động từ 20 – 40 máng hoặc hơn. Ưu điểm của phương pháp là độ thẩm mỹ cao vì hoàn toàn không lộ mắc cài như các phương pháp truyền thống. Hơn nữa, máng đeo có thể tháo gỡ ra trong quá trình ăn uống và đánh răng nên ít gặp phải các vấn đề nha khoa.
Sau khi ăn uống và đánh răng, bạn cần đeo máng niềng liên tục để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi sử dụng máng trong suốt ít nhất 20 – 22 tiếng/ ngày.
Máng trong suốt không có độ cứng chắc tốt như mắc cài kim loại và mắc cài sứ nên chỉ được áp dụng trong trường hợp răng có ít khuyết điểm. Hơn nữa, phương pháp này cũng có chi phí cao hơn rất nhiều so với những phương pháp niềng răng truyền thống. Do đó, bạn nên xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Thông thường, niềng răng được thực hiện trên cả hai hàm để đảm bảo khớp cắn không bị sai lệch và mang đến cho hàm răng tổng thể hài hòa. Tuy nhiên trong trường hợp răng chỉ bị chen chúc hoặc thưa nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng 1 hàm để tiết kiệm chi phí.
Quy trình niềng răng tiêu chuẩn
Theo Nha Khoa ViDental Niềng răng là phương pháp mất nhiều thời gian thực hiện. Tùy theo từng trường hợp, phương pháp này mất khoảng 1 – 3 năm thực hiện.
Niềng răng được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn sau:
Bước 1: Khám và lên phác đồ điều trị
Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ khám răng miệng và chụp X-Quang để đánh giá khuyết điểm răng miệng của từng trường hợp. Dựa vào cấu trúc răng hàm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể theo từng giai đoạn. Hiện nay, một số nha khoa còn có các thiết bị và phần mềm hiện đại giúp khách hàng xem trước kết quả sau khi niềng răng.
Bước 2: Điều trị các bệnh nha khoa, nhổ răng (nếu có)
Trước khi sử dụng máng nhai và gắn mắc cài, bác sĩ sẽ nhổ bỏ các răng dư thừa để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp mắc các bệnh nha khoa, cần phải điều trị trước khi niềng.
Bước 3: Gắn khí cụ
Nếu lựa chọn các phương pháp niềng răng bằng mắc cài, bạn cần gắn khí cụ trước 1 – 2 tuần. Khí cụ được sử dụng bao gồm tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, gắn khâu, khí cụ nong hàm,… Các khí cụ được sử dụng nhằm chuẩn bị cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Bước 4: Gắn mắc cài và đeo máng niềng
Nếu niềng răng bằng máng trong suốt, bạn sẽ được nha khoa phát cho các máng niềng ngay sau khi lên phác đồ điều trị. Máng niềng tương đối dễ sử dụng và tháo lắp nên ít gây khó chịu hơn so với mắc cài. Sau mỗi 2 tuần, nha khoa sẽ gửi máng niềng mới để thay thế nên bạn không nhất thiết phải đến nha khoa thường xuyên như niềng răng bằng mắc cài. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, nên đến phòng khám sau mỗi 2 – 6 tuần.
Đối với niềng răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài sau 1 – 2 tuần gắn khí cụ. Bác sĩ sẽ làm sạch bề mặt răng, đánh bóng và lau khô để đảm bảo mắc cài bám chắc, không bị xê dịch và bong tróc trong quá trình chỉnh nha. Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ tiếp tục gắn dây cung cùng với dây chun để cố định.
Bước 5: Tái khám
Quá trình niềng răng diễn ra trong 1 – 3 năm hoặc hơn. Trong thời gian này, bạn cần đến nha khoa tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tái khám giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả chỉnh nha, khả năng dịch chuyển của chân răng,… để có những biện pháp khắc phục nếu cần thiết.
Ngoài ra nếu gặp phải tình trạng bung dây chun, dây cung, gãy, vỡ máng niềng, bạn nên đến ngay phòng khám để được xử lý. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả chỉnh nha, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số biện pháp làm sạch răng miệng để hạn chế các vấn đề nha khoa trong thời gian niềng răng.
Bước 6: Đeo hàm duy trì
Sau khi tháo niềng, bạn cần sử dụng hàm duy trì trong vài tháng đến 1 năm để ổn định cấu trúc răng, hạn chế tình trạng răng trở về vị trí ban đầu. Đeo hàm duy trì được thực hiện cả trong trường hợp niềng răng bằng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Xem chi tiết dịch vụ niềng răng tại Nha Khoa ViDental tại đây: https://nhakhoavidental.com/dich-vu/nieng-rang
Một số lưu ý khi niềng răng chỉnh nha
Niềng răng chỉnh nha là phương pháp nha khoa được ưa chuộng hiện nay. Ngoài hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng còn khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nha khoa về lâu dài.
Tuy nhiên trước khi can thiệp phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Niềng răng là phương pháp phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín. Thực tế đã có không ít trường hợp niềng răng không mang lại hiệu quả, thậm chí sai lệch khớp nghiêm trọng do thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng.
- Nếu niềng răng bằng mắc cài, nên chú ý vệ sinh răng miệng bởi thức ăn rất dễ bám vào mắc cài và dây cung. Ngoài chải răng và súc miệng, bạn nên dùng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ răng chuyên dụng dành cho những trường hợp niềng răng.
- Khi mới niềng răng, răng thường có hiện tượng đau nhức, ê buốt nhẹ kèm theo chảy máu mô nướu và tổn thương niêm mạc miệng. Để giảm các triệu chứng này, bạn có thể dùng sáp nha khoa thoa lên những vị trí ma sát với mắc cài. Đồng thời chườm lạnh và ngậm nước muối pha loãng để giảm đau.
- Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra trong quá trình niềng răng.
- Mắc cài có thể bị bung súc nếu ăn các thực phẩm cứng, dai và khô. Vì vậy trong thời gian niềng răng, bạn nên dùng thức ăn mềm và dùng tay bẻ nhỏ thức ăn thay vì cắn bằng răng cửa.
- Trong trường hợp niềng răng bằng máng trong suốt, nên tháo máng niềng khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, nên chú ý đeo máng niềng đủ 20 – 22 tiếng/ ngày để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
- Uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và sử dụng rượu bia để hạn chế chứng khô miệng. Bởi giảm tiết nước bọt có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây ra nhiều vấn đề nha khoa trong thời gian chỉnh nha.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu không thể đến vào ngày hẹn, bạn nên chủ động liên hệ với phòng khám để được sắp xếp lại lịch hẹn gần nhất.
Niềng răng là giải pháp khắc phục triệt để các khuyết điểm răng miệng như hô, móm, vẩu, răng lệch lạc, sai khớp cắn,… Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!