Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt là vấn đề nha khoa phổ biến, xuất phát do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, hiện tượng này thường kéo dài trong vòng vài ngày và tự hết nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu răng sứ bị ê buốt liên tục nhiều ngày, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng răng sứ bị buốt khi uống lạnh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt do đâu?
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ được nhiều khách hàng ưa chuộng. Phương pháp này có thể đáp ứng tốt nhu cầu về thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như thời gian sử dụng lâu dài. Được biết, khi tiến hành bọc răng sứ, nha sĩ sẽ phải mài bớt cùi răng thật để tạo khoảng trống lắp mão sứ lên trên. Tỷ lệ mài cùi cần được căn chỉnh chính xác tuyệt đối, đảm bảo độ vừa khít khi gắn mão.
Nếu nha sĩ mài cùi quá dày sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về sau, điển hình là tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Bên cạnh tay nghề và chuyên môn của bác sĩ thì hiện tượng răng sứ bị buốt khi uống lạnh còn xuất phát do một số nguyên nhân sau đây:
Chưa xử lý triệt để viêm tủy răng
Trước khi thực hiện quy trình bọc sứ, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Nếu phát hiện bệnh lý nha khoa, bác sĩ bắt buộc phải xử lý triệt để, loại bỏ hoàn toàn ổ viêm ra khỏi khoang miệng, sau đó vệ sinh rồi mới mài cùi và lắp mão sứ.
Tuy nhiên, một số bác sĩ tay nghề kém, thiếu trình độ chuyên môn không tuân thủ đúng các bước trong quy trình bọc răng sứ. Trong trường hợp này, nha sĩ thường bỏ qua công đoạn điều trị bệnh lý nha khoa, điển hình là viêm tủy răng khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công cấu trúc răng bên trong. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt.
Mài cùi quá dày vượt mức cho phép
Việc mài cùi không đúng tỷ lệ, quá dày hoặc quá mỏng đều gây ra những hệ quả nghiêm trong. Nếu mài cùi quá mỏng sẽ không đủ không gian để lắp mão dẫn đến tình trạng kênh, cộm hoặc sai lệch khớp cắn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
Tương tự, trường hợp nha sĩ mài răng quá mỏng, phá hủy toàn bộ lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà răng bị tổn thương. Từ đó gây đau nhức, ê buốt kéo dài, đặc biệt là khi ăn nhai các loại thực phẩm hoặc đồ uống lạnh.
Răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo độ tương thích sinh học và không có tính dẫn nhiệt trong môi trường khoang miệng gây ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật. Từ đó xuất hiện triệu chứng ê buốt, đau nhức, khó chịu mỗi khi uống nước lạnh hoặc ăn những món ăn quá nóng.
Đặc biệt, những loại răng sứ được chế tác từ hợp kim kim loại “rẻ tiền” thường có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng sau một thời gian ngắn sử dụng. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu lợi hoặc chảy máu chân răng. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải chịu cơn ê buốt răng kéo dài liên tục với mức độ năng hơn gấp nhiều lần.
Cơ địa nhạy cảm
Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt còn xuất phát do cơ địa quá nhạy cảm. Mặc dù thực hiện đúng kỹ thuật tuy nhiên người bệnh vấn cảm thấy ê buốt, khó chịu trong thời gian đầu mới bọc sứ. Đây là hiện tượng bình thường với mức độ nhẹ nên bạn không cần quá lo lắng. Khi răng đã ổn định trên cung hàm, cơn ê buốt sẽ tự hết mà không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khác.
Gắn mão sứ lệch
Răng sứ bị buốt khi uống nước lạnh có thể do nha sĩ gắn mão sứ không chuẩn, lệch so với khớp cắn. Điều này cũng gây ra tình trạng kênh, cộm, khó chịu cho người bệnh, đồng thời tạo ra áp lực lớn lên chân răng. Từ đó làm xuất hiện những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài, ngay cả khi bạn không ăn hoặc uống nước lạnh.
Thói quen xấu
Thói quen xấu cũng là một trong những tác nhân khiến răng bị buốt khi bọc sứ, điển hình như tật nghiến răng. Khi đó răng sứ và răng đối diện sẽ tác động với nhau một lực lớn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn nhai đồ lạnh. Về lâu dài không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và ổ xương răng.
Răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh có sao không?
Răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh có sao không là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Theo các chuyên gia, hiện tượng này thường xảy ra đối với những người có cơ địa nhạy cảm, men răng yếu bẩm sinh nên bạn không cần quá lo lắng về những biến chứng nguy hiểm. Thực tế, cơn ê buốt sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày đầu tiên và tự khỏi mà không phải dùng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh.
Tuy nhiên, nếu cơn ê buốt tái phát liên tục trong nhiều ngày liền, kể cả khi không uống nước lạnh hoặc ăn đồ ăn nóng, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý sớm. Bởi, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm và nhiều vấn đề phức tạp khác, cụ thể:
- Răng sứ bị ê buốt do chưa điều trị viêm tủy răng không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng có mủ, thối tủy, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng hoặc hoại tử.
- Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt do răng sứ kém chất lượng gây tụt lợi, chảy máu chân răng hoặc viêm nha chu. Khi đó, các tổ chức quanh răng bao gồm nướu, lợi, dây thần kinh đều bị tổn thương nghiêm trọng.
- Thêm vào đó, răng sứ bị ê buốt gây khó khăn cho việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày. Về lâu dài, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ dần cạn kiệt năng lượng, dẫn đến suy nhược và mất cân bằng.
- Ngoài ra, việc răng sứ bị buốt khi uống nước lạnh xuất phát từ việc gắn ,mão sứ lệch cũng làm mất tính thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là vị trí răng cửa hoặc răng nanh.
Cách khắc phục răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh
Đối với trường hợp răng sứ bị ê buốt nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn ê buốt ngày càng năng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được hỗ trợ. Dưới đây là những biện pháp khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt:
Xử lý tại nhà
Trong những ngày đầu mới bọc răng sứ, bệnh nhân có thể uống thuốc, súc miệng bằng nước muối hoặc chườm đá lạnh để giảm nhanh cơn ê buốt răng, cụ thể như sau:
- Uống thuốc giảm buốt răng: Thuốc giảm ê buốt là một trong những cách khắc phục tình trạng khó chịu sau khi bọc sứ hiệu quả nhất. Một vài loại thuốc thường được nha sĩ kê đơn bao gồm: Acetaminophen, Ibuprofen,…
- Chườm lạnh: Đây là phương pháp chữa ê buốt răng đơn giản, dễ làm nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ lần bỏ một vài viên đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng má tại vị trí răng bị ê buốt khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
- Súc miệng bằng nước muối: Ngoài chườm lạnh và uống thuốc giảm đau, bạn cũng có thể kết hợp súc miệng bằng nước muối để giảm nhanh cơn ê buốt.
- Bôi gel làm mát răng: Bôi gel làm mát vào chân răng sẽ giảm ngay triệu chứng ê buốt khó chịu.
Khắc phục tình trạng răng sứ bị ê buốt tại nha khoa
Biện pháp chườm lạnh, uống thuốc giảm đau hoặc súc miệng bằng nước muối chỉ áp dụng được đối với trường hợp răng bị ê buốt nhẹ. Ngược lại, nếu cơn ê buốt diễn biến phức tạp, bạn cần đến cơ sở nha khoa để kiểm tra. Khi đó, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân vấn đề và lên lộ trình điều trị kịp thời. Tùy vào tác nhân gây hại mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý khác nhau, cụ thể:
Chữa tủy răng
Nếu răng sứ bị buốt do viêm tủy răng, bác sĩ bắt buộc phải tháo mão sứ để làm sạch ổ viêm. Sau đó vệ sinh và hàn ống tủy, tránh vi khuẩn lây lan sang các vị trí xung quanh. Khi đã hoàn tất các công đoạn trên bệnh nhân mới đủ điều kiện để bọc răng sứ.
Trường hợp mão sứ vẫn còn dùng tốt, đảm bảo độ bền chắc và độ sáng bóng tự nhiên, nha sĩ sẽ gắn lại vào cùi răng bằng keo dán chuyên dụng. Ngược lại, đối với mão sứ có dấu hiệu xuống cấp, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh thay mão răng mới để phòng tránh những biến chứng về sau.
Làm lại răng sứ
Trong trường hợp răng bị ê buốt do sai sót trong quá trình mài răng và phục hình, nha sĩ cũng phải tháo mão sứ để làm lại răng sứ mới. Lúc này, bác sĩ cần điều chỉnh lại tỷ lệ mài cùi, đồng thời lấy dấu hàm gửi cho bộ phận Labo thiết kế mão sứ. Sau khi gắn mão sứ, nha sĩ sẽ kiểm tra lại, sao cho đảm bảo độ vừa khít và khớp cắn đạt chuẩn, tránh khoảng trống hoặc kẽ hở khiến bệnh nhân bị ê buốt khi ăn nhai.
Phòng tránh bọc răng sứ xong bị ê buốt
Để đảm bảo an toàn và phòng tránh tình trạng bọc răng sứ xong bị ê buốt, bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Chọn răng sứ chất lượng
Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến khích khách hàng sử dụng loại răng toàn sứ. Bởi độ bền, khả năng chịu lực tốt, đồng thời tính thẩm mỹ cũng vượt trội hơn so với dòng răng sứ lõi kim loại. Bạn nên lựa chọn các loại răng sứ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo độ tương thích sinh học cao trong môi trường khoang miệng.
Những loại răng sứ này đều có tuổi thọ cao, không xảy ra phản ứng oxy hóa và không gây hại đến cùi răng thật. Do đó, chúng có thể ngăn chặn một số biến chứng, điển hình như tình trạng ê buốt chân răng, nhất là khi uống nước lạnh.
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Các cơ sở nha khoa uy tín đều quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Họ là những người có tay nghề và chuyên môn vững vàng, đảm bảo quá trình bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và ít rủi ro hơn. Thêm vào đó, các bác sĩ còn am hiểu công nghệ nha khoa hiện đại giúp tối ưu thời gian điều trị cho khách hàng.
Hơn nữa, những địa chỉ nha khoa chất lượng cao rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất. Các thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài mang đến độ chính xác cao, hạn chế những vấn đề phát sinh trong quy trình thực hiện. Một số thiết bị còn hiển thị kết quả cuối cùng giúp khách hàng dễ dàng hình dung sự thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi bọc sứ. Điều này cũng ngăn chặn hiện tượng kênh, cộm hoặc sai lệch khớp cắn gây khó khăn cho việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
Chế độ ăn uống
Để hạn chế tình trạng ê buốt sau khi bọc răng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trong thời gian đầu mới bọc răng sứ, bạn chỉ nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, để tránh gây tác động mạnh lên răng.
- Không uống nước đá hoặc ăn những món lạnh trong khoảng 1 – ngày đầu mới bọc răng sứ để ngăn chặn cảm giác ê buốt, khó chịu kéo dài.
- Đồ ăn quá cứng hoặc quá dai cũng không phải là lựa chọn hoàn hảo trong thời gian này. Bởi chúng cần dùng lực nhai mạnh gây tổn thương đến vùng nướu và chân răng, từ đó làm xuất hiện cơn đau nhức, ê buốt.
- Bổ sung thêm nhiều hoa quả, trái cây và rau củ vào bữa ăn chính hằng ngày. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà chúng còn giúp bảo vệ răng miệng tối đa.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng như thế nào để tránh ê buốt răng sau khi bọc sứ cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng. Theo các chuyên gia, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng miệng theo đúng tiêu chuẩn y khoa, cụ thể như sau:
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh gây tổn thương lên vùng nướu răng, từ đó phát sinh một số biến chứng hoặc bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
- Không quên súc miệng bằng nước muối sau khi chải răng, tốt nhất là 2 ngày/lần vào buổi tối và sáng. Muối có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch cặn thức ăn thừa. Tuyệt đối không dùng chỉ nha khoa xỉa răng, bởi chúng sẽ làm cơn ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống thuốc và tái khám đúng chỉ định của nha sĩ
Bên cạnh việc ăn uống và vệ sinh đúng cách, bệnh nhân cũng phải uống thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tái khám răng đúng lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe răng miệng hiện tại và xử lý một số vấn đề phát sinh. Không được lạm dụng thuốc giảm ê buốt răng để tránh những phản ứng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Trên đây, chúng tôi đã phân tích chi tiết về nguyên nhân, cách khắc phục và biện pháp phòng tránh tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Hy vọng, bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức cần thiết, từ đó lên kế hoạch khắc phục các triệu chứng thường gặp sau khi bọc răng sứ.
Bài viết liên quan
Than Hoạt Tính Tẩy Trắng Răng Có Hiệu Quả Không?
So Sánh Răng Sứ Zirconia Và Katana: Sản Phẩm Nào Tốt Hơn?
Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma: Quy trình và chi phí
Top 10 Kem Tẩy Trắng Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!