Răng Nhiễm Tetracycline: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Thắc Mắc Liên Quan

Hàm răng của chúng ta có thể bị xỉn màu, loang lổ do nhiều nguyên nhân, đặc biệt nếu do lạm dụng thuốc kháng sinh khiến răng ố vàng được gọi là nhiễm Tetracycline. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Vậy răng nhiễm Tetracycline khắc phục như thế nào hiệu quả nhất? Để có những thông tin cụ thể là hiện tượng này, bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung được cập nhật ở bài viết dưới đây. 

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng như thế nào?

Răng nhiễm màu Tetracycline chính là tình trạng hàm răng bị xỉn màu, ố vàng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Tetracycline, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng khiến bạn mất sự tự tin trong giao tiếp, vừa gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Khi gặp hiện tượng này, men răng của bạn có thể màu vàng hoặc đen sậm, màu răng loang lổ, sáng tối không đều. Nếu mức độ nhiễm Tetracycline càng nghiêm trọng thì máu răng thay đổi càng nhiều.

Răng nhiễm màu Tetracycline khiến hàm răng bị xỉn màu, ố vàng
Răng nhiễm màu Tetracycline khiến hàm răng bị xỉn màu, ố vàng

Các chuyên gia cho biết, răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline khiến màu sắc đen, vàng xâm nhập vào sâu trong mô răng, khắc với tình trạng răng ố vàng, xỉn màu do cao răng hay thực phẩm. Bởi vậy nếu chỉ chải răng hàng ngày sẽ không thể khắc phục, thay vào đó bạn cần tìm đến các cơ sở nha khoa để được xử lý, lấy lại hàm răng trắng sáng, đều màu.

Để nhận biết răng nhiễm Tetracycline, bạn có thể dựa vào những biểu hiện như sau:

  • Mức độ 1: Trên răng xuất hiện những ô màu vàng nhạt, phân bố không đồng đều, đặc biệt ở vị trí răng cửa.
  • Mức độ 2: Răng nhiễm màu nặng hơn, có thể chuyển từ vàng đậm đến nâu hoặc xanh xám, không có dải. Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau.
  • Mức độ 3: Xuất hiện màu nâu đậm, xám đen hoặc tím xanh, có dải màu rõ rệt trên răng.
  • Mức độ 4: Đây là giai đoạn đáng báo động, lúc này, răng bị đổi màu nhiều, men răng có thể bị bào mòn, đặc biệt dải màu rõ hơn.

Nguyên nhân chính khiến răng bị nhiễm Tetracycline

Như đã nói, răng bị nhiễm màu Tetracycline chủ yếu do người bệnh lạm dụng quá nhiều Tetracycline – một loại kháng sinh phổ biến hiện nay. Tetracycline thường được dùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn kị khí, hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp do khuẩn tả gây ra, nhiễm khuẩn sinh dục, bệnh phổi,…

Trong quá trình sử dụng Tetracycline, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ đó là răng bị đổi màu, trở nên ố vàng, loang lổ. Có 2 trường hợp dễ gặp hiện tượng răng nhiễm màu kháng sinh đó là:

  • Trẻ nhỏ dùng nhiều thuốc Tetracycline: Trẻ em ở giai đoạn 7 – 8 tuổi men răng còn yếu, rất dễ bị tổn thương khi có tác động từ thuốc. Nếu dùng nhiều thuốc kháng sinh ở độ tuổi này sẽ tăng nguy cơ đối mặt với tình trạng cả hàm răng vĩnh viễn bị sẫm đen về sau.
  • Mẹ bầu dùng Tetracycline: Phụ nữ mang thai nếu uống kháng sinh Tetracycline kết hợp với canxi cũng tăng nguy cơ hỏng men răng. Lúc này răng sẽ xảy ra hiện tượng xỉn màu, ố vàng hoặc xám vĩnh viễn. Đặc biệt khi mẹ bầu dùng loại thuốc này vào giai đoạn cuối thai kỳ còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương của con sau này.
Mẹ bầu dùng Tetracycline làm thay đổi màu răng
Mẹ bầu dùng Tetracycline làm thay đổi màu răng

Răng nhiễm màu Tetracycline có ảnh hưởng gì?

Rất nhiều người cho rằng hiện tượng răng đổi màu, ố vàng trong quá trình sử dụng Tetracycline là bình thường, sẽ hết ngay sau quá trình dừng thuốc. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại, các chuyên gia cho biết răng nhiễm màu Tetracycline do thuốc kháng sinh Tetracycline gây ra nhiều ảnh hưởng, cụ thể:

  • Lạm dụng Tetracycline khiến men răng bị bào mòn và dần hỏng, tăng nguy cơ sâu răng, thậm chí mất răng vĩnh viễn do quá trình sản sinh men răng bị tác động.
  • Men răng suy yếu và tổn thương cũng gây ra tình trạng ê buốt, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, nhiều trường hợp còn chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe tổng thể.
  • Tình trạng răng nhiễm màu khi không được xử lý sớm sẽ làm thay đổi cấu trúc răng, tăng nguy cơ răng nứt vỡ, gãy ngay cả khi chịu tác động lực nhẹ.
  • Những người có hàm răng bị xỉn màu, ố vàng, chuyển thành màu xanh, đen làm giảm đi tính thẩm mỹ, khi đó họ luôn tự ti, e ngại trong quá trình giao tiếp, hạn chế nói cười.

Cách khắc phục hiệu quả

Như đã nói, răng bị nhiễm Tetracycline gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt còn tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Theo các chuyên gia, tình trạng này không thể tự khỏi, thay vào đó bạn cần tìm các biện pháp xử lý phù hợp

Xử lý tại nhà

Những trường hợp răng nhiễm Tetracycline nhẹ chính là khi răng chỉ bị thay đổi màu sắc bên ngoài, bên trong mô răng chưa bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh có thể tìm các biện pháp xử lý tại nhà để cải thiện độ trắng sáng của hàm răng. Một số mẹo tẩy trắng răng tại nhà được nhiều người áp dụng thành công cho tình trạng nhiễm Tetracycline đó là:

Dùng baking soda

Baking soda đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn, lành tính, không gây hại cho sức khỏe, có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng. Đặc biệt nguyên liệu này có công dụng làm trắng răng nhờ sở hữu tính kiềm. 

Dùng baking soda giúp răng trắng sáng hơn
Dùng baking soda giúp răng trắng sáng hơn

Cách thực hiện:

  • Bạn cho 1 thìa baking soda vào nước sao cho tạo thành hỗn hợp dạng đặc sệt. Nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp, chải bề mặt răng, chú ý thực hiện kỹ ở các vị trí răng nhiễm màu.
  • Có thể vắt vài giọt nước cốt chanh vào 1 thìa baking soda, trộn đều rồi chà hỗn hợp này lên răng trong thời gian 2 phút. Sau đó bạn súc miệng lại bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.

Dùng chanh

Nước cốt chanh cũng được biết đến là nguyên liệu có khả năng làm trắng răng rất tốt. Được biết chanh có chứa hàm lượng axit dồi dào nên tác động trực tiếp đến men răng, loại bỏ tác nhân gây ố màu, xỉn vàng.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một ít nước cốt chanh, trộn cùng vài hạt muối tinh khiết, trộn đều hỗn hợp rồi nhúng bàn chải vào hỗn hợp và chải đều trên bề mặt răng trong 2 – 3 phút, sau đó súc miệng thật sạch. Nên sử dụng chanh từ 2 – 3 lần/tuần, không được lạm dụng.
  • Lấy nửa quả cà chua nghiền nát, thêm nước cốt chanh trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Bạn dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp rồi chải lên răng khoảng 4 – 5 phút, sau đó đánh răng lại lần nữa để làm sạch miệng. 

Xử lý tại nha khoa

Nếu lạm dụng kháng sinh Tetracycline quá lâu hoặc dùng từ khi còn nhỏ khiến răng đổi màu mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này tẩy trắng răng tại nhà không thể khắc phục được, thay vào đó bạn cần đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ xử lý.  

Tẩy trắng răng bằng laser

Tình trạng răng nhiễm màu Tetracycline hoàn toàn có thể khắc phục được bằng phương pháp laser tẩy trắng. Tẩy trắng răng bằng laser là phương pháp sử dụng ánh đèn laser nhằm loại bỏ mảng bám, vết ố vàng, xỉn màu trên răng. Tia laser được sử dụng có tần số, năng lượng bước sóng phù hợp với tình trạng của từng khách hàng, qua đó kích hoạt các hạt tẩy trắng có trong gel thuốc, giúp thuốc tẩy trắng nhanh chóng thẩm thấu vào toàn bộ bề mặt răng, tăng hiệu quả làm trắng.

Tẩy trắng răng bằng laser khi răng nhiễm màu nhẹ
Tẩy trắng răng bằng laser khi răng nhiễm màu nhẹ

Ưu điểm của tẩy trắng răng nhiễm màu bằng laser:

  • Phương pháp này chỉ tác động đến bề mặt răng, không ảnh hưởng đến cấu trúc hay mô răng nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt hay gặp biến chứng.
  • Nhờ việc ứng dụng kỹ thuật cao nên tẩy trắng bằng laser có thể giúp phục hồi men răng, ngăn ngừa mảng bám tích tụ, từ đó hàm răng trở nên chắc khỏe hơn.
  • Cho hiệu quả trắng răng nhanh chóng sau quá trình thực hiện từ 30 – 60 phút, khách hàng không cần chờ đợi lâu.
  • Tẩy trắng bằng laser có thể cho kết quả duy trì từ 3 – 5 năm nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

Nhược điểm:

  • Tia sáng laser dù an toàn với môi trường răng miệng nhưng lại có thể gây hại cho mắt khách hàng, do đó trong quá trình thực hiện cần dùng kính chuyên dụng.
  • Nếu sử dụng gel tẩy trắng quá liều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho men răng, khiến khách hàng ê buốt, ngược lại liều lượng quá ít lại không cho hiệu quả như mong muốn.

Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng nhiễm Tetracycline quá nặng, không thể áp dụng các phương pháp tẩy trắng, bác sĩ thường khuyến khích khách hàng bọc răng sứ. Với dịch vụ này sẽ cần mài răng theo một tỷ lệ nhất định, sau đó bọc mão sứ đã được chế tác đúng theo hình dáng, kích thước của từng khách hàng lên trên cùi răng, thay thế răng thật. Mão răng giả có màu sắc trắng sáng tự nhiên, khắc phục hoàn toàn tình trạng răng xỉn màu, ố vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ưu điểm:

  • Mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp, trắng sáng tự nhiên, không còn lo lắng vấn đề xỉn màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ.
  • Người ngoài khó có thể phát hiện bạn đang dùng răng giả vì mão sứ được thiết kế tương tự răng thật.
  • Đảm bảo khả năng ăn nhai cho khách hàng nhờ chịu lực tốt.
  • Tuổi thọ răng sứ có thể lên đến hơn 20 năm nếu được chăm sóc tốt.

Nhược điểm: 

  • Chi phí bọc răng sứ khá cao, nhất là khi bạn bọc toàn hàm.
  • Phải mài cùi nên có thể ảnh hưởng đến răng thật, đặc biệt trong trường hợp bác sĩ chưa có kinh nghiệm, mài quá tỷ lệ.
Bọc răng sứ khi răng nhiễm Tetracycline quá nặng
Bọc răng sứ khi răng nhiễm Tetracycline quá nặng

Dán sứ Veneer

Tương tự như bọc răng sứ, dán sứ Veneer cũng được khuyến khích trong trường hợp răng nhiễm màu Tetracycline không thể tẩy trắng. Do miếng dán Veneer có kích thước khá mỏng nên bác sĩ chỉ cần mài một phần men răng mỏng, riêng tình trạng răng mỏng, răng thưa sẽ không cần mài cùi mà chỉ chà nhám trên bề mặt để tạo sự liên kết với mão sứ.

Ưu điểm:

  • Mang tính thẩm mỹ cao, giúp hàm răng đều đẹp, trắng sáng hơn, khắc phục tình trạng xỉn màu, ố vàng.
  • Chỉ mài cùi rất ít nên bảo tồn được cấu trúc răng thật.
  • Không gây đau nhức, ê buốt hay kích ứng nướu.
  • Cho độ bền lên đến 15 năm nếu được chăm sóc tốt, bạn vẫn có thể ăn nhai tương tự răng thật.

Nhược điểm:

  • Chi phí tương đối cao.
  • Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề tốt, chuyên môn cao để tránh tác hại trong quá trình thực hiện.
  • Những trường hợp răng lệch lạc, sứt mẻ, nhiễm màu quá nặng không thể thực hiện.

Lưu ý phòng ngừa tình trạng răng nhiễm màu Tetracycline

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng không ai mong muốn vì ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Khi đó nếu muốn ngăn ngừa hiện tượng này, bạn cần chú ý một số vấn đề như:

  • Thận trọng khi dùng thuốc có chứa thành phần Tetracycline, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, không được lạm dụng.
  • Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai tốt nhất không nên sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline, trừ những trường hợp đặc biệt.
  • Nên đến nha khoa để vệ sinh răng miệng, lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, đảm bảo răng luôn trắng sáng.
  • Cần chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc hoặc đường tròn, không nên chải chiều ngang vì sẽ làm hại men răng.
  • Bạn nên kết hợp cùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng hoàn toàn, ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần Flour giúp răng trắng sáng hơn.
  • Ngay khi phát hiện màu sắc của răng thay đổi bất thường, bạn nên tìm gặp nha sĩ để được kiểm tra, áp dụng phương pháp xử lý từ sớm.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế thực phẩm, đồ uống có màu đậm, dễ gây xỉn màu răng.
Khám nha khoa ngay khi thấy màu sắc răng thay đổi
Khám nha khoa ngay khi thấy màu sắc răng thay đổi

Một số câu hỏi về răng bị nhiễm màu Tetracycline

Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến hiện tượng răng bị nhiễm màu Tetracycline:

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?

Với câu hỏi răng răng bị nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không, bác sĩ khẳng định là có trong trường hợp nhiễm màu mức độ nhẹ, màu thuốc chưa ăn sâu vào trong ngà và mô răng. Lúc này tùy tình trạng bạn có thể tự tẩy trắng tại nhà hoặc đến nha khoa để bác sĩ dùng laser tẩy trắng răng. Theo một số nghiên cứu, sau khi tẩy trắng răng nhiễm Tetracycline mức độ nhẹ, hàm răng của bạn sẽ trắng sáng hơn lúc đầu từ 60 – 70%. Tuy nhiên trong trường hợp răng nhiễm màu nặng, hiệu quả tẩy trắng chỉ đạt 5% và gần như không có sự thay đổi nhiều. 

Thời gian khắc phục răng nhiễm Tetracycline bao lâu?

Rất nhiều người thắc mắc răng nhiễm Tetracycline cần thời gian điều trị bao lâu vì đa số trường hợp đều muốn cải thiện màu sắc răng một cách nhanh nhất. Các chuyên gia cho biết thời gian điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhiễm Tetracycline cũng như phương pháp được áp dụng.

Thời gian làm trắng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thời gian làm trắng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trong trường hợp nhiễm màu nhẹ và xử lý bằng kỹ thuật tẩy trắng răng chỉ mất khoảng 45 – 60 phút và độ trắng sáng duy trì được 2 – 3 năm. Một số đối tượng tự tẩy trắng răng bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà phải mất ít nhất 1 tháng mới thấy rõ hiệu quả.  Ngược lại tình trạng nhiễm màu nặng, thực hiện bọc răng sứ hay dán sứ Veneer cần 2 – 4 ngày. 

Răng nhiễm màu Tetracycline là tình trạng phổ biến do lạm dụng kháng sinh Tetracycline. Người bệnh có thể khắc phục bằng dịch vụ tẩy trắng răng hoặc bọc răng sứ, dán sứ Veneer tùy mức độ và nhu cầu. Tốt nhất nên thăm khám tại nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn cho sức khỏe răng miệng.

5/5 - (72 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!