Bọc răng sứ được biết đến là một giải pháp hiệu quả đối với việc khắc phục một số khiếm khuyết về hình dạng cũng như màu sắc của răng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sau khi bọc răng sứ gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài gây ra những phiền toái trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Vậy nguyên nhân răng bọc sứ bị đau do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết và giải đáp chi tiết về thắc mắc này.
Nguyên nhân hình thành tình trạng răng bọc sứ bị đau
Thực tế, tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức sau khi thực hiện bọc răng sứ là điều hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng đau nhức răng có thể kéo dài khoảng 3 – 5 ngày đầu do tác động từ quá trình điều trị ảnh hưởng đến mô mềm và cấu trúc răng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này biểu hiện không suy giảm và vẫn đau nhức dai dẳng, đặc biệt khi ăn uống thì người bệnh cần liên hệ đến bác sĩ nha khoa để tiến hành kiểm tra lại ngay.
Theo đó, một số nguyên nhân được cho rằng gây ra tình trạng răng bọc sứ bị đau có thể do:
- Bệnh lý răng miệng
Một số vấn đề bệnh lý liên quan tới răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp bị đau răng sứ.
Theo quy trình điều trị, những vấn đề bệnh lý trên cần được điều trị dứt điểm hoàn toàn trước khi tiến hành bọc răng sứ. Nếu không cấu trúc răng sau khi bị tác động sẽ suy yếu, là thời điểm thích hợp để vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong và gây ra tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng vô cùng nguy hiểm.
- Viêm tủy
Nhiều trường hợp tái khám sau khi bị đau nhức răng sứ được khẳng định nguyên nhân xuất phát từ vấn đề viêm tủy không được điều trị hoặc chưa xử lý tận gốc.
Đối với bệnh nhân bị viêm tủy răng, cần bắt buộc điều trị triệt để mới có thể tiến hành bọc răng sứ. Trong trường hợp người bệnh vẫn thực hiện bọc răng sứ khi chưa khắc phục hoàn toàn tình trạng sẽ vô cùng nguy hiểm. Điều này tiềm ẩn rủi ro bị hoại tự tại vị trí vết tủy viêm và vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ vào hệ thống dây thần kinh. Từ đó gây ra cảm giác đau nhức răng và vùng thái dương dữ dội.
- Cấu trúc răng bị yếu
Quá trình bọc răng sứ bắt buộc thực hiện mài nhỏ cấu trúc răng để làm trụ gắn mão sứ. Với nhiều bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm hoặc sức khỏe răng yếu thì việc tác động mạnh như vậy sẽ rất dễ khiến răng bọc sứ bị đau.
- Sai kỹ thuật bọc răng sứ
Nhìn chung, bọc răng sứ là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi nhiều về kỹ thuật điều trị cũng như sự am hiểu chuyên môn cao. Do đó nếu quá trình được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề không vững thì dễ xảy ra sai sót kỹ thuật.
Những sai sót kỹ thuật thường gặp trong bọc răng sứ như: Mài sai tỉ lệ răng, tác động xâm lấn sâu lên cấu trúc răng gốc, gắn mão sứ lệch khớp, tổn thương cùi răng,… đều ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng. Hệ quả răng bọc sứ bị đau khi này là điều không thể tránh khỏi.
- Vật liệu chế tác răng sứ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu răng sứ giá rẻ không nguồn gốc xuất xứ hay kiểm định chất lượng. Việc sử dụng những dòng sản phẩm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới cùi răng gốc và khiến răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài.
- Chế độ chăm sóc răng miệng
Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ luôn hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng gồm chế độ ăn uống và vệ sinh hàng ngày. Nếu tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ, các triệu chứng và sức khỏe răng miệng sẽ nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh. Chính vì vậy các trường hợp đau nhức răng sứ sau điều trị nguyên nhân có thể trực tiếp do thực hiện chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng răng sứ bị đau nhức?
Vậy răng bọc sứ bị đau thì cần làm gì để làm dịu tình trạng hiệu quả? Trên thực tế, có nhiều giải pháp giúp bạn xử lý tình trạng đau nhức răng sứ ngay tại nhà nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe và rủi ro biến chứng có thể xảy ra, các chuyên gia luôn khuyến khích thăm khám và điều trị sớm cùng bác sĩ.
Giải pháp khắc phục răng bọc sứ bị đau tại nhà
Tình trạng đau nhức răng sau khi bọc sứ là hiện tượng bình thường sau điều trị. Các biểu hiện ê buốt, đau nhức có thể sẽ kéo dài trong 3 – 5 ngày. Khi này, nếu các cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, bạn có thể cân nhắc áp dụng một số giải pháp giảm đau như:
- Súc miệng nước muối: Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng sưng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng sẽ hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây hại đến răng sứ. Như vậy, cơn đau sẽ được giảm nhẹ và dần tan biến.
- Chườm đá lạnh: Cuốn đá lạnh vào khăn mềm hoặc túi chườm áp lên xung quanh vị trí răng bọc sứ bị đau để các mạch máu co lại, giảm lưu thông máu. Từ đó làm giảm tiết dịch tại khu vực bị thương tổn và kiểm soát viêm sưng.
- Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc có chức năng giảm đau hiệu quả bạn có thể cân nhắc sử dụng như Ibuprofen, Acetaminophen, Paracetamol Panadol, Naphacogyl,…
- Sử dụng hàm bảo vệ răng: Hàm bảo vệ răng có thể được sử dụng để hạn chế các va chạm, tác động mạnh lên răng sứ. Như vậy, răng sứ sẽ có thời gian để hồi phục, ổn định và tương thích với nướu.
Điều trị răng bọc sứ bị đau cùng bác sĩ chuyên khoa
Như đã đề cập ở trên, tình trạng răng bọc sứ bị đau sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đầu sau điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp biến chứng nghiêm trọng. Khi này, các phương pháp giảm đau tại nhà không thể hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở đáng tin cậy.
Điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa đảm bảo nguyên nhân khiến đau nhức răng sứ được xử lý triệt để và bảo toàn trọn vẹn chất lượng răng sứ cũng như sức khỏe toàn hàm.
Đối với các trường hợp răng bọc sứ bị đau do vấn đề răng miệng, người bệnh sẽ được thăm khám và điều trị dứt điểm. Còn nếu cơn đau nhức nguyên nhân từ sai sót kỹ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý lại chuẩn chỉnh từng chi tiết, từ tỷ lệ trụ răng cho đến kích thướng răng sứ.
Hướng dẫn chăm sóc răng bọc sứ khỏe mạnh
Sau khi bọc răng sứ hay tái điều trị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến những hướng dẫn trong việc xây dựng chế độ chăm sóc răng như sau:
- Vệ sinh răng tối thiểu 2 lần hàng ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm nhẹ nhàng chải toàn bộ bề mặt răng và các vị trí kẽ răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụn thức ăn thừa đọng lại trong khoang miệng. Chú ý vệ sinh kỹ lưỡng xung quanh khu vực răng sứ.
- Kết hợp các sản phẩm tăng cường hiệu quả vệ sinh răng miệng như nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải điện,…
- Thời gian đầu sau khi điều trị cần tránh các thức ăn, đồ uống lạnh và nóng. Những nhóm thực phẩm cứng, dai, chứa nhiều acid hay cần sử dụng lực nhai cắn mạnh cũng nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày. Để răng sứ có thể phục hồi nhanh chóng, tốt hơn nên nghiền nhỏ hoặc ninh nhừ thực phẩm trước khi ăn.
- Thuốc lá, rượu bia, cà phê là những thói quen ảnh hưởng rất xấu đến hiệu quả bọc răng sứ. Chính vì vậy, hạn chế đến mức thấp nhất những thói quen này để răng sứ không bị suy giảm chất lượng, xỉn màu và gây ra tình trạng răng bọc sứ bị đau.
- Duy trì thói quen khám định kỳ răng miệng mỗi 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe thường xuyên. Trong trường hợp nếu có vấn đề bệnh lý phát sinh cũng sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Nếu trong quá trình sử dụng răng sứ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường như ê nhức, đau buốt, bạn cũng nên thăm khám trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về tình trạng răng bọc sứ bị đau. Hy vọng qua những thông tin có trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức sau khi bọc răng sứ. Đồng thời nắm được những giải pháp giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng để nụ cười luôn khỏe mạnh, rạng ngời.
Bài viết liên quan
Mặt Dán Sứ Veneer Là Gì? Có Mấy Loại? Loại Nào Tốt Nhất?
Răng Bị Hô Nên Niềng Răng Hay Bọc Sứ Tốt Hơn?
5 Cách Chăm Sóc Răng Sứ Hiệu Quả Nhất Từ Chuyên Gia
So Sánh Răng Sứ Zirconia Và Katana: Sản Phẩm Nào Tốt Hơn?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!