Hiện nay, nhiều dòng răng sứ mới được phát triển và ra mắt trên thị trường khiến việc lựa chọn vật liệu phù hợp để tái tạo nụ cười ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong danh sách các dòng răng sứ chất lượng, Zirconia và Cercon nổi bật lên là những sản phẩm đáng chú ý được nhiều khách hàng quan tâm tìm hiểu. Trong bài viết này, Wiki Nha Khoa sẽ đi sâu vào việc so sánh răng sứ Zirconia và Cercon, từ đó giúp bạn đọc có góc nhìn toàn diện về hai sản phẩm này.
Tổng quan thông tin về răng sứ Zirconia và Cercon
Để so sánh răng sứ Zirconia và Cercon, trước tiên hãy cùng tìm hiểu tổng quan thông tin về 2 dòng sản phẩm này.
Răng sứ Zirconia
Răng sứ Zirconia là một thương hiệu có nguồn gốc từ Đức. Răng toàn sứ Zirconia sử dụng hoàn toàn chất liệu Zirconia trong việc chế tác. Với những đặc tính tuyệt vời về độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, sứ Zirconia đã chứng tỏ sự xuất sắc của sản phẩm đối với điều trị phục hình răng.
Một ưu điểm quan trọng khác của răng sứ Zirconia chính là khả năng chống mài mòn hiệu quả. Trong môi trường có tính acid cao như khoang miệng, sứ Zirconia hoàn toàn không chịu sự tác động xấu nào. Điều này cho phép sản phẩm tương thích sinh học nhanh chóng và không gây kích ứng hay tác dụng phụ đến cơ thể.
Không chỉ vậy, răng sứ Zirconia còn mang lại sự thẩm mỹ cao với màu trắng sáng cùng độ bóng tự nhiên. Từ đó tạo ra một nụ cười tự tin, cuốn hút giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống.
Nhìn chung, Zirconia là một lựa chọn lý tưởng cho những khách hàng đang có ý định thực hiện bọc răng sứ bởi những ưu điểm vượt trội như:
- Được chế tác 100% bằng chất liệu Zirconia, đảm bảo tuyệt đối sự an toàn, lành tính với cơ thể. Người dùng Zirconia sẽ được an tâm sử dụng mà không phải lo lắng về các vấn đề kích ứng sinh học.
- Mang trong mình đầy đủ những đặc tính nổi bật của sứ nguyên chất về độ bền, độ cứng và khả năng chịu lực. Đo lường chỉ số chịu lực của răng sứ Zirconia đạt mức 900 MPa, gấp 5 – 6 lần răng tự nhiên.
- Màu sắc răng trắng sáng tự nhiên, phần khung bên trong không chịu ảnh hưởng từ quá trình oxy hóa nên ngăn chặn hoàn toàn tình trạng đen viền nướu.
- Tuổi thọ của răng sứ Zirconia kéo dài lên đến 20 năm. Trong trường hợp răng sứ được xử lý chuẩn chỉnh và chăm sóc đúng cách có thể duy trì lâu hơn 5 – 10 năm.
- Răng sứ Zirconia có khả năng tương thích sinh học vượt trội giúp ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra sau khi bọc, mang đến sự an tâm cho khách hàng trong quá trình sử dụng.
Răng sứ Cercon
Răng sứ Cercon thuộc dòng răng toàn sứ được nghiên cứu và phát triển từ tập đoàn Densply – Degudent của Đức. Cercon có cấu tạo gồm 2 phần:
- Trên bề mặt ngoài răng sứ phủ một lớp Cercon Kiss giúp mạng lại màu sắc trắng sáng, độ bóng giống với răng tự nhiên. Đồng thời lớp sứ này cũng giúp răng đạt hiệu quả chịu lực vượt trội.
- Phần khung sườn bên trong sử dụng vật liệu Zirconium Dioxit để chế tác. Toàn bộ răng sứ Cercon được hoàn thiện bằng sứ cao cấp nguyên chất, không có tạp chất nên đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Dòng răng sứ Cercon được biết đến là một trong những sản phẩm đầu tiên của Đức áp dụng công nghệ CAD/CAM 3D tân tiến trong quy trình sản xuất. Do đó, Cercon được nhiều chuyên gia đánh giá có độ hoàn thiện cao, các chi tiết vân răng mô phỏng giống răng tự nhiên một cách hoàn hảo. Nhờ quá trình xử lý kỹ thuật trên hệ thống máy tính thông minh, răng sứ Cercon có độ sát khít răng phù hợp với từng khuôn răng, đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng hở chân răng và một số vấn đề biến chứng liên quan.
Không chỉ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, răng sứ Cercon còn gây ấn tượng với khả năng chịu lực vượt trội đạt mức trung bình 900 – 1200 MPa. Điều này mang đến sự an tâm và thoải mái vận động ăn nhai cho người bệnh mà không cần lo lắng về các vấn đề phát sinh như sứt mẻ răng sau điều trị.
Đánh giá và so sánh răng sứ Zirconia và Cercon
Nhiều khách hàng đặt thắc mắc rằng: So sánh răng sứ Zirconia và Cercon thì loại nào tốt hơn? Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng đánh giá chi tiết về chất lượng cũng như những đặc điểm của cả 2 dòng răng sứ Đức ngay sau đây.
Điểm giống nhau
So sánh răng sứ Zirconia và Cercon, về cơ bản có thể thấy rõ được những ưu điểm vượt trội cơ bản như:
- Răng sứ Zirconia và Cercon đều thuộc dòng răng toàn sứ, sản phẩm cao cấp trong điều trị bọc răng sứ. Điểm đặc biệt của những dòng răng toàn sứ chính là được chế tác hoàn toàn từ chất liệu sứ nguyên khối, không chứa tạp chất hay kim loại trong thành phần. Điều này giúp cho răng toàn sứ có màu sắc trắng đục tương đồng với răng tự nhiên.
- Cả sứ Zirconia và Cercon đều không bị phản chiếu bóng đen khi có ánh sáng chiếu vào giống như răng sứ kim loại nên đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu cho người sử dụng.
- Bản chất vật liệu sứ không bị ảnh hưởng từ tác động của quá trình oxy hóa. Chính vì vậy mà Zirconia và Cercon sau một thời gian sử dụng sẽ không gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị thâm, đen viền nướu.
- Khung sườn răng sứ Zirconia và Cercon đều dùng chất liệu Zirconium Dioxit chế tác giúp răng sứ có độ cứng chắc vô cùng. Theo chỉ số chịu lực được kiểm nghiệm, cả hai dòng sứ đều cho phép chịu tác động vượt trội gấp nhiều lần răng tự nhiên. Như vậy, Zirconia và Cercon đều khó bị hư tổn trong quá trình sử dụng.
- Đều chế tác từ Zirconium Dioxit nên cả 2 dòng răng sứ Zirconia và Cercon đều có thời gian sử dụng tương đối lâu. Mỗi sản phẩm có tuổi thọ tối thiểu 20 năm. Hơn nữa, nếu kết hợp chăm sóc răng sứ đúng cách thì có thể duy trì chất lượng răng vĩnh viễn.
Điểm khác nhau
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng nếu so sánh răng sứ Zirconia và Cercon một cách chuyên sâu thì chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau như:
- Độ bền chắc: Xét về độ bền, chỉ số chịu lực của dòng răng sứ Zirconia được kiểm chứng đạt mức 900 MPa, trong khi đó của Cercon có thể chạm ngưỡng 750 MPa. Như vậy răng sứ Zirconia sở hữu độ bền vượt trội hơn hẳn so với Cercon.
- Tính thẩm mỹ: Ưu điểm của cả hai dòng răng sứ đều có 16 tông màu Vita Classic với mỗi 4 – 5 biến thể cho một tông màu. Mặc dù có màu trắng đục, không trong bằng dòng sứ Zirconia nhưng khách hàng vẫn ưu tiên Cercon khi đánh giá về tính thẩm mỹ. Nhiều khách hàng đánh giá cao tính thẩm mỹ của răng sứ Cercon bởi chúng rất giống với răng thật, cho cảm giác vô cùng tự nhiên.
- Mức chi phí: Với những ưu điểm vượt trội hơn, răng sứ Cercon có mức chi phí điều trị nhỉnh hơn so với Zirconia. Trên thị trường hiện nay, giá răng sứ Cercon dao động khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng/răng, còn của Zirconia là 4.000.000 – 4.500.000 đồng/răng.
Chất lượng Zirconia hay Cercon tốt hơn? Nên chọn loại nào phục hình răng?
Sau khi so sánh răng sứ Zirconia và Cercon, một thắc mắc được nhiều người nhiều khách hàng quan tâm thêm rằng: Loại răng sứ nào tốt hơn, nên chọn Zirconia hay Cercon để phục hình răng?
Có thể thấy rằng mỗi dòng răng sứ đều có những điểm nổi bật cùng một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, rất khó để khẳng định chắc chắn rằng Zirconia hay Cercon chất lượng hơn. Trên thực tế, cả hai dòng răng sứ đều mang lại chất lượng và giá trị sử dụng vượt trội. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân để lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Một số trường hợp bạn có thể cân nhắc sử dụng răng sứ Zirconia và Cercon phù hợp được các chuyên gia khuyến cáo như:
- Răng sứ Zirconia: Dòng răng sứ này nổi bật nhất với khả năng chịu lực tốt cùng độ bền bỉ cao. Như vậy Zirconia sẽ phù hợp với các khách hàng có nhu cầu phục hình răng hàm trong bởi nhiệm vụ chính của chúng là vận động ăn nhai, tập trung chủ yếu vào khả năng chịu lực.
- Răng sứ Cercon: Với Cercon có thể sử dụng phục hình răng toàn hàm nhưng phù hợp nhất với các vị trí thuộc nhóm răng cửa bởi tính thẩm mỹ vượt trội. Phục hình răng cửa bằng sứ Cercon sẽ giúp khách hàng có một nụ cười tự tin, rạng ngời hơn.
Nhìn chung, dù lựa chọn Zirconia hay Cercon, bạn vẫn cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày để duy trì chất lượng răng sứ tốt nhất.
Trên đây là so sánh răng sứ Zirconia và Cercon chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 dòng sản phẩm này. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thêm những góc nhìn về răng sứ Zirconia và Cercon. Đồng thời có những đánh giá, nhìn nhận khách quan để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Bài viết liên quan
Bọc răng sứ Titan có tốt không? Giá bao nhiêu?
Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn phải làm sao?
Mặt dán sứ Veneer siêu mỏng không mài răng: Ưu nhược điểm và chi phí
Răng Thưa Có Nên Bọc Răng Sứ Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!