Thuốc giảm đau răng Aspirin là loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Sản phẩm có nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nhai, viên đặt để phù hợp với mục đích sử dụng của từng cá nhân. Để biết thêm thông tin về Aspirin, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thành phần chính của thuốc giảm đau răng Aspirin
Thuốc giảm đau răng Aspirin hay Acetylsalicylic acid (tên quốc tế) là loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc với hiệu quả giảm đau, kháng viêm được ghi nhận.
Thành phần chính của thuốc bao gồm hoạt chất Aspirin và các loại tác dược khá như: Ascard-75, Aspilets EC, Aspirin, Opeasprin, Aspirin MKP 81, Aspegic, Aspirin pH8. Được biết, thuốc được bào chế chủ yếu dưới dạng viên nén, tiện lợi khi di chuyển hoặc công tác xa. Ngoài ra, sản phẩm cũng được sản xuất dạng viên nhai và viên đặt với hàm lượng Aspirin khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của người tiêu dùng, cụ thể:
- Thuốc viên uống: Gồm viên caplet với hàm lượng Aspirin là 325 mg, 500 mg; viên caplet, tan trong ruột 325 mg và viên nén Aspirin với hàm lượng 325 mg.
- Thuốc dạng viên nhai: Viên nén Aspirin hàm lượng 81mg.
- Thuốc dạng viên đặt: Viên đặt trực tràng hình thuốc đạn hàm lượng Aspirin lần lượt là 300mg và600mg.
Công dụng viên uống giảm đau Aspirin
Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Aspirin có khả năng ức chế enzym COX tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid khác. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình hình thành Prostaglandin E1, E2 tại vùng dưới đồi và làm giảm tác dụng của hoạt chất hóa học gây viêm, đau bao gồm: Prostaglandin, Hromboxan, và các chất chuyển hóa khác.
Chính vì lý do này mà viên uống Aspirin được dùng cho những hợp bệnh nhân bị đau đầu, đau cơ, viêm khớp,… Đây cũng chính là công dụng của sản phẩm, cụ thể:
- Liều lượng Aspirin 81mg giúp ngăn ngừa hiện tượng đông máu.
- Giảm đau đầu, đau nửa đầu ở người lớn.
- Cải thiện tình trạng sưng tấy, phù nề, đau nhức do viêm khớp cấp tính.
- Aspirin giúp hạ thân nhiệt, phòng tránh hiện tượng co giật do sốt cao.
- Chống viêm, chống huyết khối đối với hội chứng Kawasaki – một hội chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, Aspirin còn được sử dụng phổ biến trong điều trị nha khoa, đặc biệt là trường hợp đau nhức răng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh có thể là sâu răng, viêm tủy, viêm nướu răng, viêm nha chu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp giúp điều trị dứt điểm cơn đau.
Cách dùng thuốc Aspirin đúng chuẩn
Người tiêu dùng thường ưu tiên dùng thuốc giảm đau răng Aspirin dạng viên bởi chúng vừa tiện lợi vừa dễ dàng mang theo. Để thuốc phát huy công dụng và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần chú ý uống đúng liều lượng theo chỉ định, cụ thể như sau:
Liều dùng cho người lớn:
- Giảm đau, hạ sốt: Người bệnh sử dụng 300mg – 900mg/lần, uống cách nhau 4 – 6 giờ, mỗi liều tối đa 4g/ngày.
- Ức chế kết tập tiểu cầu: Liều lượng chuẩn là 75 – 150 mg/ngày nhằm phòng tránh biến chứng tim mạch.
- Chống viêm: Dùng từ 4 – 8g/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ hơn đảm bảo thuốc đủ hiệu lực.
- Viêm khớp cấp tính: Liều lượng được khuyến cáo là 150 – 300 mg/ngày, uống cách nhau 4 – 6 tiếng.
Liều dùng cho trẻ em:
- Hạ sốt, giảm đau: Nếu trẻ bị đau răng, sốt, mẹ có thể dùng khoảng 50 – 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 6 lần uống, mỗi ngày sử dụng tối đa 3,6.
- Chống viêm khớp dạng thấp: Liều lượng dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên là từ 80 – 100mg/kg/ngày. Trường hợp nặng sẽ cần tăng liều, tối đa 130g/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần.
- Bệnh Kawasaki: Phụ huynh cho bé uống Aspirin với liều lượng khoảng 100 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần, dùng đều đặn trong vòng 14 ngày liên tiếp cho đến khi hết viêm.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân nên uống thuốc sau ăn khoảng 30 phút để tránh tình trạng chảy máu hoặc viêm loét dạ dày. Thêm vào đó, sản phẩm chỉ có tác dụng khi uống trực tiếp, do đó bệnh nhân chỉ sử dụng cùng với 240ml nước ấm, tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nhỏ làm phân tán hoạt chất có trong thuốc.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Aspirin
Thuốc giảm đau răng Aspirin được chứng minh có hiệu quả giảm nhanh cơn đau từ nhẹ đến nặng. Do đó, loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn sau điều trị nha khoa, vừa giảm tình trạng đau nhức răng, vừa phòng tránh hiện tượng viêm nhiễm sau phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối và hạn chế tác dụng phụ, trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in kèm bên trong hộp thuốc.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng xấu xảy ra.
- Trong trường hợp uống quá liều, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, ngăn chặn tình trạng sốc thuốc dẫn đến tử vong. Ngược lại, nếu quên liều, người bệnh có thể bỏ qua nếu gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo. Tuyệt đối không uống bù liều nếu không bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường.
- Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên đặt trực tiếp viên uống Aspirin lên răng bởi thành phần axit salicylic có trong thuốc có thể làm tổn thương mô nướu xung quanh. Việc làm này không những không cải thiện được cơn đau nhức răng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa khác.
- Không tự ý kết hợp Aspirin với bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Các hoạt chất trong 2 loại thuốc trên có thể kỵ nhau gây ra phản ứng hóa học làm tổn thương các tế bào trong cơ thể.
- Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần chú ý bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ tốt nhất khoảng 25 độ C. Thêm vào đó, phụ huynh phải để sản phẩm xa tầm tay trẻ em hoặc vật nuôi, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Nếu thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu cần ngưng sử dụng ngay lập tức bởi có thể bạn đã bảo quản sai cách dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng, không đảm bảo tác dụng trị đau.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau Aspirin
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau Aspirin được khách hàng quan tâm nhiều nhất:
Chống chỉ định dùng Aspirin trong trường hợp nào?
Theo các chuyên gia, Aspirin được cảnh báo chống chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong viên uống giảm đau răng Aspirin.
- Không dùng cho người mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, phát ban hoặc kích ứng với thuốc chống chống viêm không steroid.
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc sau phẫu thuật tim mạch.
- Người đã từng hoặc đang mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Đối tượng bị viêm loét, chảy máu dạ dày, tá tràng.
- Người đang điều trị các bệnh lý nền liên quan đến đến gan, thận mức độ nặng, điển hình như suy gan, suy thận, xơ gan,…
Aspirin có gây tác dụng phụ gì không?
Aspirin đã được kiểm duyệt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:
- Kích ứng, nổi mề đay, dị ứng da, mẩn đỏ.
- Khó thời, thở gấp hoặc sốc phản vệ.
- Sưng tấy, phù nề ở nhiều nơi như mặt, môi, lưỡi, má,…
- Đau bụng quằn quại, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu.
- Ù tai, đau tai, giảm thính lực, dần dần mất ý thức.
- Đi ngoài ra ngoài ra máu, phân có màu đen.
Có dùng Aspirin cho phụ nữ mang thai và cho con bú được không?
Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc Aspirin gây ức chế kết tập tiểu cầu ở phụ nữ mang thai, từ đó tăng nguy cơ chảy máu, sinh non hoặc xảy tại. Thêm vào đó, thuốc còn hạn chế khả năng co bóp tử cung, làm chậm quá trình chuyển dạ. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, mẹ bầu không nên dùng Aspirin trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, Aspirin còn được bài tiết thông qua sữa mẹ nên sản phẩm này cũng được chống chỉ định đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Trong trường hợp cần thiết, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc giảm đau răng Aspirin giá bao nhiêu, mua ở đâu uy tín?
Thuốc giảm đau răng Aspirin được bày bán khá rộng rãi trên thị trường, vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm tại bất kỳ hiệu thuốc nào gần khu vực sinh sống. Do thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau nên mức giá cũng có sự chênh lệch, cụ thể:
- Aspirin 81mg: Giá khoảng 170.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Aspirin 100mg: Giá khoảng 180.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
Người bệnh cần chú ý lựa chọn Aspirin chính hãng tại các đại lý uy tín, đồng thời kiểm tra rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và các thông tin cơ bản trên bao bì, tránh mua phải hàng giả hàng nhái.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết bao gồm thành phần, công dụng, liều lượng chuẩn và các câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau răng Aspirin. Hy vọng, qua bài viết bạn đọc sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó hiểu rõ hơn về các loại thuốc giảm đau trên thị trường.
Bài viết liên quan
[Độc Quyền Wiki Nha Khoa] Bật Mí Quá Trình Bọc Răng Sứ Tại ViDental
Top 7 Công Nghệ Tẩy Trắng Răng Tốt Nhất Hiện Nay
Bác sĩ Nguyễn Thị Thái chia sẻ: Giải pháp Niềng Răng Vi-Smile Trên VTV2
Phòng khám nha trái phép ẩn mình dưới cái mác “chuẩn nha khoa”
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!