Áp Xe Nướu

Áp xe nướu là biến chứng của sâu răng dẫn đến nhiễm trùng, nứt răng hoặc bệnh về nướu. Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho khách hàng, thậm chí là những biến chứng khi không được điều trị trong thời gian dài. Thực tế những triệu chứng ban đầu của bệnh không quá rõ ràng nên nhiều người khó phát hiện để tìm cách xử lý. Vậy nên bạn đọc hãy tìm hiểu về biểu hiện, giải pháp và cách phòng ngừa được cập nhật chi tiết ở bài viết dưới đây.

Biểu hiện của áp xe nướu

  • Người bệnh cảm thấy đau nhức ở khu vực răng và nướu bị ảnh hưởng, xuất hiện dữ dội khi nằm nghỉ, tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ.
  • Cảm giác đau nhức có thể lan xuống hàm, tai, vùng cổ bên răng bị áp xe.
  • Nướu sưng tấy, ửng đỏ, căng bóng, thậm chí còn bị sưng mặt hoặc đỏ mặt.
  • Trường hợp áp xe nướu thường bị nhạy cảm với đồ ăn, thức uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bệnh nhân bị sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.
  • Nhiều trường hợp bị sốt cao kéo dài, trên 38 độ.
  • Khi bị áp xe nướu, quá trình ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng miệng gặp nhiều khó khăn.

Chuyên gia gợi ý giải pháp điều trị áp xe nướu

Tại các cơ sở nha khoa hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị áp xe nướu. Mỗi biện pháp có ưu điểm, hạn chế và phù hợp với từng tình trạng khác nhau. Nếu chưa biết xử lý hiện tượng này thế nào, bạn đọc có thể tham khảo gợi ý của chuyên gia:

Lựa chọn của khách hàng khi bị áp xe nướu

Như đã nói, áp xe nướu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, làm giảm khả năng ăn nhai, cản trở quá trình sinh hoạt mà còn gây ra biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Nhổ răng

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến chứng áp xe nướu có thể gặp

  • Chân răng yếu đi: Hiện tượng áp xe nướu khi kéo dài có thể ảnh hưởng đến vùng chân răng, từ đó mô dưới răng sẽ trở nên suy yếu, khiến răng lung lay và gãy rụng.
  • Mưng mủ: Ở vùng miệng và bên ngoài má của bệnh nhân sẽ bị sưng tấy khi bị áp xe nướu, lúc này mủ xuất hiện nhiều, gây đau nhức dai dẳng vô cùng khó chịu.
  • Áp xe não: Một trong những biến chứng nguy hiểm của áp xe nướu là áp xe não, xảy ra khi các tác nhân nhiễm trùng lây lan từ răng đến não. Nếu không được xử lý ngay, hiện tượng này gây hôn mê sâu, thậm chí là tử vong vô cùng nguy hiểm.
  • Viêm tấy ở sàn miệng: Người bệnh có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp khi vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng xuống hai vùng dưới hàm, lưỡi và cằm.
  • Viêm nhiễm toàn bộ cơ thể: Ở giai đoạn áp xe nướu mãn tính, vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm lấn đi xa nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng lan vào mô mềm lân cận, gây nhiễm trùng huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Cản trở ăn uống, sinh hoạt: Những trường hợp bị áp xe nướu sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy khi há miệng hoặc tiến hành nhai, nuốt thức ăn, tạo cảm giác ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể.

Phương pháp phòng ngừa áp xe nướu

  • Cần đánh răng mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn và trước khi ngủ để khoang miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
  • Nên sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải điện, máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng hoàn toàn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để lấy cao răng và phát hiện bệnh lý răng miệng nếu có hoặc ngay khi phát hiện bất thường về nướu.

Áp xe răng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và có thể gây biến chứng nếu bạn không sớm xử lý. Do đó cần chú ý hơn đến khoang miệng của mình, nếu có biểu hiện bất thường nêu trên, hãy tìm đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Câu hỏi thường gặp

Áp xe nướu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này không thể tự khỏi và nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, sức khỏe răng miệng. Áp xe răng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi có biện pháp nha khoa phù hợp, vì thế nên thăm khám bác sĩ và tìm cách xử lý ngay khi phát hiện các triệu chứng.

Thông thường, khi bị áp xe răng cần tìm đến nha sĩ để thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để hạn chế cơn đau nhức.

Bạn nên súc miệng bằng dung dịch nước muối nhiều lần trong ngày để sát khuẩn nhẹ và giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra hãy đặt một túi trà ẩm lên khu vực bị bệnh sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm đau nhanh chóng.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!