Khớp Cắn Chéo

Khớp cắn chéo là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến trong lĩnh vực nha khoa chỉnh hình. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt, thậm chí người bệnh còn bị hạn chế khả năng phát âm và giao tiếp với mọi người xung quanh. Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị tình trạng trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Dấu Hiệu Khớp Cắn Chéo

Người bị khớp cắn chéo thường gặp tình trạng các răng trên cung hàm mọc lộn xộn, chen chúc, cái thò ra cái thụt vào. Điều này phá vỡ sự đối xứng giữa hai hàm, từ đó gây sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Mặc dù hai hàm không cân đối tuy nhiên người đối diện sẽ khó nhận ra bạn bị khớp cắn chéo nếu không nhìn kỹ. 

Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Khớp Cắn Chéo

Hiện nay, với sự ra đời của công nghệ nha khoa chỉnh hình, nhiều phương pháp điều trị khớp cắn chéo ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của kỹ thuật truyền thống, điển hình là niềng răng hay chỉnh nha. Kỹ thuật này sử dụng hệ thống khí cụ gắn cố định lên răng, nhờ đó tạo lực siết giúp nắn chỉnh răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Sau một thời gian đeo niềng, bạn sẽ thấy tình trạng răng lệch lạc được cải thiện rõ rệt. 

Tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn và điều kiện tài chính của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn loại khí cụ phù hợp. Cụ thể, phương pháp niềng răng mắc cài thường áp dụng cho những đối tượng bị khớp cắn chéo mức độ nhẹ đến nặng với hiệu quả cao cao, thời gian niềng nhanh chóng. Thêm vào đó, mức chi phí khá hợp lý, phù hợp cho mọi khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của niềng răng mắc cài là tính thẩm mỹ kém, không thích hợp cho những người làm công việc yêu cầu cao về ngoại hình. 

Ngược lại, niềng răng trong suốt đáp ứng được tính thẩm mỹ vượt trội nhưng chỉ dành cho đối tượng bị khớp cắn chéo mức độ nhẹ đến trung bình và người có điều kiện kinh tế tốt. Với một số trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn chéo nặng, mức độ phức tạp cao, nha sĩ phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hình khớp cắn chéo để đảm bảo hiệu quả tối đa. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp khắc phục khớp cắn chéo được nhiều chuyên gia đánh giá cao: 

Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Khớp Cắn Chéo

Một số biện pháp điều trị khớp cắn chéo được khách hàng ưu tiên lựa chọn: 

Niềng răng

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Khớp Cắn Chéo 

Tình trạng khớp cắn chéo tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: 

  • Đau nhức thái dương hàm: Người bị khớp cắn chéo thường gặp khó khăn trong quá trình nhai và nghiền nát thức ăn. Khi đó, lực nhai mạnh tác động đến khớp thái xương hàm gây đau nhức, khó chịu dai dẳng. 
  • Phát âm hạn chế: Khớp cắn chéo không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn cản trở khả năng phát âm hoặc giao tiếp. Người gặp phải tình trạng này thường có xu hướng nói ngọng, giọng lắp bắp. 
  • Tăng khả năng mắc bệnh lý nha khoa: Răng mọc chen chúc, cái thụt ra cái thụt vào xen kẽ nhau khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, điển hình như viêm nha chu, viêm tủy răng. 

Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng khớp cắn chéo. Nhìn chung, đây là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng mà bạn cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. 

Câu hỏi thường gặp

Khớp cắn chéo có 2 dạng điển hình bao gồm cắn chéo răng trước và cắn chéo răng sau. Mỗi dạng sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng và cách điều trị khác nhau tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn. 

Thực tế, vấn đề niềng răng khớp cắn chéo có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân. Nếu răng mọc chen chúc, lộn xộn, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bớt răng vị trí số 4 hoặc 5 để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. 

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!