Khớp Cắn Ngược

Khớp cắn ngược là hiện tượng sai lệch khớp cắn không hiếm gặp, thường xuất hiện khi còn nhỏ hoặc bẩm sinh do cấu trúc răng, xương hàm. Đây là tình trạng đáng lo ngại vì nó làm cản trở ăn nhai, mất đi tính thẩm mỹ của gương mặt. Nếu đang có ý định tìm hiểu về bệnh lý nha khoa này, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược thường gặp

  • Răng hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm trên, đặc biệt khi cười, hàm răng dưới bị lộ ra trong khi hàm trên ít lộ hoặc không nhìn thấy.
  • Khi cắn hai hàm, răng hàm dưới ở phía ngoài hoặc bao trùm lên viền răng hàm trên.
  • Nếu miệng để tự nhiên, cằm đưa ra phía trước nhiều hơn so với môi ở trên.
  • Khớp cắn không cân đối, gương mặt bị lệch lạc.

Chuyên gia gợi ý giải pháp điều trị khớp cắn ngược

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý tình trạng khớp cắn ngược với các ưu điểm, hạn chế riêng. Sau khi thăm khám, người bệnh sẽ được tư vấn và hướng dẫn lựa chọn dịch vụ phù hợp. Chuyên gia gợi ý một số giải pháp điều trị khớp cắn ngược như sau:

Lựa chọn của khách hàng khi bị khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai, tính thẩm mỹ cho gương mặt mà còn tiềm ẩn nhiều tác hại khác, do đó khách hàng cần sớm thăm khám và tìm cho mình cách xử lý phù hợp tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Niềng răng

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến chứng của khớp cắn ngược có thể gặp

  • Khớp cắn ngược khiến hàm răng mất cân đối, gương mặt bị lệch, cằm chìa ra ngoài nên ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ.
  • Hiện tượng này làm giảm khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn, gây ra cảm giác ăn uống không ngon miệng, cơ thể dần suy nhược.
  • Quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn, người bệnh dễ bị đau nhức, trật khớp hàm, các răng mài mòn không đều.
  • Khớp cắn ngược cũng gây khó khăn trong quá trình vệ sinh dẫn đến răng miệng khó làm sạch, nhất là ở chân răng, kẽ răng, từ đó vi khuẩn dễ hình thành, tấn công gây bệnh lý nha khoa.
  • Những trẻ nhỏ bị sai lệch khớp cắn từ nhỏ cũng dễ bị phát âm sai, nói ngọng, nói lắp, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
  • Một số trường hợp bị khớp cắn ngược nghiêm trọng còn bị rối loạn hô hấp, đặc biệt là suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Cách phòng tránh tình trạng khớp cắn ngược

  • Cho con thăm khám nha sĩ từ sớm để phát hiện những bất thường và có biện pháp điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.
  • Giúp con trẻ loại bỏ những thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm ti giả, mút bút.
  • Nếu thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh, nên đeo dụng cụ bảo vệ răng và hàm.
  • Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để khoang miệng khỏe mạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, không nên ăn thực phẩm quá dai, cứng thường xuyên, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá.

Khớp cắn ngược nên được xử lý càng sớm càng tốt và hiệu quả sẽ cao hơn. Bởi vậy ngay khi phát hiện những bất thường về răng, xương hàm, sai lệch khớp cắn, bạn nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, lấy lại hàm răng đều đẹp.

Câu hỏi thường gặp

Có 3 dạng khớp cắn ngược phổ biến:

  • Khớp cắn ngược do răng: Nguyên nhân là răng mọc lệch so với cung hàm, răng dưới chìa ra ngoài hẳn so với răng phía trên mọc thẳng hàng hoặc mọc lệch vào trong.
  • Khớp cắn ngược do xương hàm: Xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển cả về chiều dọc, chiều ngang so với hàm dưới. 
  • Do cả răng và xương hàm: Khớp cắn ngược bị gây ra bởi cả xương hàm và răng, theo đó xương hàm dưới phát triển nhiều hơn xương hàm trên, cùng với đó răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài so với răng hàm trên.

Khớp cắn ngược có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Cấu trúc, thứ tự răng, sự phát triển của xương hàm phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Do đó nếu trẻ có người thân, ông bà, bố mẹ có sai lệch về khớp cắn thì khả năng con sinh ra cũng gặp vấn đề tương tự.
  • Do chấn thương: Một số trường hợp bị khớp cắn ngược do chấn thương xương hàm nhưng không được phẫu thuật, chăm sóc, điều trị đúng cách.
  • Do môi trường: Trẻ nhỏ nếu có những thói quen không tốt như thở bằng miệng, mút tay, mút ti giả, ngậm bút, đẩy lưỡi cũng gây ra tình trạng khớp cắn ngược khi lớn lên.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!