Răng Bị Vỡ

Răng bị vỡ là vấn đề nha khoa phổ biến, có mức độ nguy hiểm cao. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm nha chu,... Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tình trạng trên, Wiki Nha Khoa đã tổng hợp đầy đủ thông tin dưới đây. 

Dấu Hiệu Răng Bị Vỡ

Răng bị vỡ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên với các răng hàm phía trong, người bệnh sẽ khó phát hiện hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn đi kèm với triệu chứng đau nhức, ê buốt, răng nhạy cảm khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn cảm thấy đau đầu, ù tai, đau khớp thái dương hàm sau một thời gian răng bị vỡ. 

Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Răng Bị Vỡ

Nguyên nhân răng bị vỡ chủ yếu do tác động lực từ bên ngoài, cụ thể như va đập hoặc chấn thương mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề này còn xuất phát từ các bệnh lý nha khoa, điển hình là sâu răng và thiếu sản men răng. Thực tế, trước khi tiến hành xử lý tình trạng răng bị vỡ, nha sĩ cần kiểm tra và chụp X-quang toàn hàm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời xem xét nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất của tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân. 

Nếu răng vỡ ít, thân răng vẫn còn nguyên vẹn, nha sĩ sẽ chỉ định biện pháp hàn/trám răng để bảo tồn răng thật tối đa. Ngược lại, trường hợp răng vỡ lớn, chỉ còn lại phần thân răng nhỏ, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân bọc răng sứ để khôi phục chức năng sinh lý của răng. Nghiêm trọng nhất là tình trạng răng vỡ toàn bộ, cả phần thân răng và chân răng. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng và tiến hành phục nha bằng Implant nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp khắc phục răng bị vỡ được áp dụng trong từng trường hợp khác nhau: 

Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Răng Bị Vỡ

Một số biện pháp xử lý răng bị vỡ hiệu quả, được khách hàng đánh giá tích cực bao gồm: 

Bọc răng sứ

0%

Trám răng

0%

Trồng răng Implant

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Răng Bị Vỡ

Răng bị vỡ là dấu hiệu đáng báo động cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý đúng kỹ thuật, tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau: 

  • Phá hủy cấu trúc răng, làm lộ ngà răng và tủy răng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ các cơn đau nhức, ê buốt kéo dài liên tục, đặc biệt là trong quá trình ăn nhai. 
  • Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào tủy răng thông qua mảnh vỡ trên bề mặt răng. Điều này làm phát sinh các bệnh lý nha khoa nguy hiểm như viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,... 
  • Nếu vị trí vỡ nằm ở răng cửa sẽ khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, từ đó làm giảm kết quả công việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
  • Mảng vỡ lớn khiến răng không đảm bảo chức năng nhai và nghiền thức ăn. Về lâu dài, tình trạng này sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa, thậm chí còn tăng tăng nguy cơ đau dạ dày, ợ hơi,... 

Phương Pháp Phòng Ngừa Răng Bị Vỡ

Để phòng ngừa tình trạng răng vỡ lớn, người bệnh cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng hiệu quả cụ thể: 

  • Đeo hàm bảo vệ khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh để tránh va đập hoặc chấn thương tại khu vực răng, hàm mặt. 
  • Kiểm soát bệnh lý nha khoa bằng việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày kết hợp với việc vệ sinh đúng cách để tăng cường sức khỏe răng miệng. 
  • Nếu bề mặt răng xuất hiện vết nứt nhỏ, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để xử lý, tránh tình trạng răng vỡ lớn. 

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất liên quan đến tình trạng răng bị vỡ lớn. Nhìn chung, đây là vấn đề nha khoa nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho toàn cơ thể. 

Câu hỏi thường gặp

Các chuyên gia nhận định, răng bị vỡ không thể tự hồi phục về trạng thái ban đầu. Nha sĩ bắt buộc phải can thiệp đến các thủ thuật nha khoa như trám răng, bọc sứ, trồng răng để khôi phục chức năng sinh lý của răng. 

Tùy vào từng trường hợp sâu và vỡ răng, nha sĩ sẽ quyết định có nhổ răng hay không. Nếu sâu nhẹ, mảnh vỡ ít, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân trám răng hoặc bọc sứ. Ngược lại trường hợp răng sâu nặng khiến thân răng vỡ hoàn toàn, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ răng để tránh ổ viêm lây lan. 

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!