Răng Nhạy Cảm
Răng nhạy cảm là tình trạng răng ê buốt thường xuyên, nhất là khi ăn hoặc uống đồ lạnh. Tình trạng này xuất phát chủ yếu do chế độ vệ sinh không đảm bảo, lạm dụng phương pháp tẩy trắng răng, hình thành tật nghiến răng từ bé,... Nếu không có biện pháp xử lý đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong cấu trúc răng, từ đó gây ra các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Dấu Hiệu Răng Nhạy Cảm
Một số dấu hiệu điển hình của tình trạng răng nhạy cảm mà người bệnh dễ dàng nhận biết bao gồm:
- Răng bị ê buốt kéo dài khi ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cảm giác đau nhức còn xuất hiện khi người bệnh vệ sinh răng miệng.
- Răng trở nên yếu hơn, thậm chí có khả năng lung lay hoặc gãy rụng.
Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Răng Nhạy Cảm
Thực tế, nếu không có chế độ chăm sóc tốt, răng sẽ ngày càng trở nên nhạy cảm hơn sau quá trình ăn uống hoặc thực hiện các phương pháp thẩm mỹ khác. Để đưa ra biện pháp chữa răng ê buốt, nhạy cảm hiệu quả, bác sĩ cần phải xem xét đến nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thông thường, đa số các trường hợp răng nhạy cảm, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và vệ sinh sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, với tình trạng răng ê buốt mức độ nặng hơn, bác sĩ buộc phải can thiệp một số thủ thuật nha khoa, cụ thể như:
Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Răng Nhạy Cảm
Dưới đây là một số biện pháp chữa răng ê buốt, nhạy cảm được đa số khách hàng lựa chọn:
Bọc răng sứ
Điều trị tuỷ
Trám răng
Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng
Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Răng Nhạy Cảm
Tình trạng răng nhạy cảm không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể tuy nhiên về lâu dài có thể gây tác động xấu quá trình ăn nhai hàng ngày, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí, một số bệnh nhân còn bị sụt cân, suy dinh dưỡng trong một thời gian dài do răng ê buốt.
Phương Pháp Phòng Ngừa Răng Nhạy Cảm
Để hạn chế tình trạng răng ê buốt nhạy cảm thì điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng, cụ thể như sau:
- Không chải răng quá mạnh làm men răng bị bào mòn, từ đó khiến răng yếu dần.
- Không nên sử dụng sản phẩm kem đánh răng chứa hàm lượng Fluor quá cao để tránh tình trạng răng nhạy cảm hơn.
- Ăn uống khoa học, hạn chế đồ cay, nóng hoặc các loại thực phẩm có tính axit cao dễ gây ê buốt chân răng.
- Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh để giảm nguy cơ sứt mẻ, thậm chí gãy răng.
Trên đây, Wiki Nha Khoa đã tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng răng nhạy cảm. Hy vọng, qua bài viết, bạn đọc sẽ chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng hằng ngày, tránh các vấn đề nha khoa phát sinh.
Câu hỏi thường gặp
Theo các chuyên gia, bệnh nhân chỉ nên thực hiện biện pháp tẩy trắng răng khi thực sự cần thiết, tối thiểu cách nhau 6 tháng/lần. Việc tẩy trắng răng liên tục sẽ gây bào mòn men răng, từ đó khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn so với trước đây.
Nếu răng nhạy cảm do chấn thương mạnh dẫn đến sứt, mẻ hoặc gãy răng có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Khi đó, bệnh nhân không chỉ thấy ê buốt khi ăn nhai mà còn có cảm giác đau nhức dữ dội.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!