Thiếu Răng

Thiếu răng bẩm sinh là vấn đề nha khoa phổ biến ở trẻ em mà phụ huynh không nên chủ quan. Vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, phát âm và tính thẩm mỹ sau này, thậm trí bé còn có nguy cơ bị tiêu xương hàm hoặc sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng trên, mới bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Dấu Hiệu Thiếu Răng

Tình trạng thiếu răng xuất phát từ việc răng sữa mọc thiếu. Thực tế, hiện tượng này rất khó phát hiện, tuy nhiên phụ huynh có thể nhận biết trẻ mọc thiếu răng khi cho bé đi khám răng tổng quát. Thông thường, trẻ từ 6 - 9 tháng sẽ mọc 4 răng cửa trung tâm, tiếp đến từ 7 - 10 tháng sẽ mọc thêm 2 răng cửa hàm trên. Sau đó lần lượt các răng sữa sẽ mọc đầy đủ trên cung hàm cho đến khi trẻ được 20 - 30 tháng. 

Nếu bé mọc thiếu răng sữa trong những mốc thời gian tiêu chuẩn thì có thể gặp phải tình trạng thiếu răng bẩm sinh. Ngoài ra, dị tật sứt môi, hở hàm ếch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu răng ở trẻ nhỏ. Trong những trường hợp này, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề sức khỏe răng miệng của con, đồng thời cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. 

Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Thiếu Răng

Tình trạng thiếu răng được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, mỗi đối tượng sẽ có biện pháp điều trị riêng biệt sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng khách hàng. Với những đối tượng thiếu một vài răng và khoảng trống giữa các răng không quá lớn, nha sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân niềng răng để lấy đầy các lỗ trống đó. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ để thay thế cho những chiếc răng thiếu trên cung hàm. 

Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng hay cầu răng sứ không phù hợp cho những người bị thiếu răng nguyên hàm bẩm sinh. Với những trường hợp này, bạn bắt buộc phải tiến hành cấy ghép Implant và phục hình răng sứ để khôi phục khả năng ăn nhai và cải thiện tính thẩm mỹ khuôn mặt. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp chữa thiếu răng hiệu quả được chuyên gia đánh giá cao: 

Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Thiếu Răng

Một số phương pháp được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi bị thiếu răng:

Niềng răng

0%

Trồng răng

0%

Trồng răng Implant

0%

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Thiếu Răng

Như đã phân tích ở trên, tình trạng thiếu răng không chỉnh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: 

  • Sai lệch khớp cắn: Thiếu răng trong một khoảng thời gian dài gây khó khăn cho việc ăn nhai. Khi đó, người bệnh sẽ có xu hướng nhai về một bên, từ đó dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Thậm chí răng trở nên khấp khểnh, mọc lệch lạc nặng khiến bạn phải can thiệp biện pháp nha khoa. 
  • Tiêu xương hàm: Thiếu răng lâu năm, lực nhai không thể tác động đến xương hàm gây ra tình trạng tiêu xương. Hiện tượng này khiến khuôn mặt biến dạng và đẩy nhanh quá trình lão hóa. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa: Thiếu răng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa, cụ thể như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... 

 

Phương Pháp Phòng Ngừa Thiếu Răng

Thực tế, tình trạng thiếu răng xuất phát do yếu tố bẩm sinh nên bệnh nhân rất khó can thiệp vào quá trình hình thành. Tuy nhiên, với một số trường hợp thiếu răng do yếu tố bên ngoài, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho trẻ bằng việc khám răng định kỳ hằng năm. 

Khi thấy trẻ rụng răng sữa nhưng răng vĩnh viễn không mọc trong thời gian dài, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa để kiểm tra tổng quát và chụp X-quang toàn hàm. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần khắc phục các thói quen xấu ở trẻ, điển hình như tật mút tay. dùng lưỡi đẩy răng để tránh răng mọc lệch lạc về sau.

Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng mà phụ huynh không nên chủ quan. Bạn cần theo dõi sức khỏe răng miệng của bé để xử lý sớm các vấn đề nha khoa phát sinh.

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ em bị thiếu răng, nha sĩ sẽ không khuyến khích sử dụng hàm giả tháo lắp mặc dù chi phí rẻ. Bởi chúng không thể thay thế chân răng thật, do đó tình trạng tiêu xương hàm vẫn xảy ra. 

Tùy vào điều kiện kinh tế, phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài hoặc trong suốt cho bé. Thực tế, mắc cài sẽ tạo ra lực siết mạnh hơn giúp răng di chuyển về đúng vị trí chuẩn, từ đó lấp đầy các khoảng trống trên cung hàm. 

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!