Tưa Miệng

Tưa miệng là bệnh lý nha khoa phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Đây là bệnh nhiễm trùng răng miệng do sự phát triển và tấn công của nấm Candida ký sinh trong khoang miệng. Bệnh này không nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể tuy nhiên chúng dễ tái đi tái lại gây khó chịu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để giải quyết tình trạng này, mẹ có thể tham khảo những kiến thức bổ ích dưới đây. 

Dấu Hiệu Tưa Miệng

Khi bị tưa miệng, người bệnh thường gặp một số dấu hiệu dưới đây: 

  • Xuất hiện các mảng bám trắng trên bề mặt lưỡi, vòm miệng hoặc sau cổ họng. 
  • Cảm giác đắng miệng, rối loạn vị giác, ăn không ngon, bé chán ăn. 
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu chơi đùa như thường ngày.

Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp Chữa Tưa Miệng

Tình trạng thưa miệng xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là hệ thống miễn dịch yếu do mắc bệnh bẩm sinh hoặc bệnh lây nhiễm. Một số trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticoid cũng dễ mắc phải hiện tượng này.

Nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh tưa miệng, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm. Trước tiên, bác sĩ cần làm sạch khoang miệng, sau đó lấy ít mảng mảng gửi đi xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đề xuất các giải pháp xử lý cụ thể. 

Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng nước súc miệng hoặc viên ngậm trị tưa miệng. Những đối tượng bị năng hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê thuốc chữa bệnh nấm để đảm bảo hiệu quả tối đa. Ngoài ra, nếu trẻ bị tưa miệng do lây nhiễm từ mẹ, nha sĩ bắt buộc phải điều trị cả mẹ và bé để tránh tái nhiễm. 

Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Bị Tưa Miệng

Một số biện pháp chữa tưa miệng được khách hàng ưu tiên lựa chọn: 

Thông tin được tổng hợp từ 0 người dùng

Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bị Tưa Miệng

Nếu không điều trị sớm, tình trạng tưa miệng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: 

  • Ảnh hưởng đến hô hấp: Thực tế, tình trạng tưa miệng mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên khi chúng chuyển biến nặng, nấm Candida có thể xâm nhập vào cơ quan hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản,... 
  • Rối loạn tiêu hóa: Không chỉ xâm nhập vào cơ quan hô hấp, nấm Candida còn có thể tấn công hệ tiêu hóa thông qua dạ dày, từ đó gây bệnh tiêu chảy, cơ thể mất nước. 

Phương Pháp Phòng Ngừa Bệnh Tưa Miệng

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida gây bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau đây: 

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận cho bé theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Không quên vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh hình thành bệnh. 
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để làm sạch khoang miệng cho bé. 
  • Vệ sinh bình sữa, núm vú sạch sẽ để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. 

Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh lý tưa miệng. Hy vọng, qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức nha khoa bổ ích, từ đó xây dựng lối sống lành mạnh cho cả bản thân và bé con.  

Câu hỏi thường gặp

Các chuyên nhận định, bệnh tưa miệng thường kèm theo triệu chứng hôi miệng kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày, khiến bệnh nhân mất tự tin khi nói chuyện với mọi người xung quanh. 

Bệnh tưa miệng mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị nấm ở ngoài, tránh phản ứng phụ nguy hiểm. 

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lựa chọn của bạn khi gặp tình trạng trên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!