Tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người khi điều trị nội nha. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về tác dụng phụ của thuốc gây tê, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tác dụng của thuốc tê nhổ răng
Gây tê là kỹ thuật nha khoa phổ biến, thường được áp dụng trong các cuộc tiểu phẫu răng, hàm, mặt. Kỹ thuật này giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho người bệnh, đồng thời giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và ít rủi ro hơn.
Tùy thuộc vào số lượng răng và vị trí răng cần nhổ mà nha sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc tê phù hợp. Thông thường, thuốc tê sẽ có tác dụng trong vòng 30 – 60 phút, kể từ lúc gây tê. Đối với trường hợp răng sữa bị sâu nặng, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê trước khi nhổ. Thời gian chúng hoạt động là khoảng 10 – 20 phút.
Tuy nhiên, với những chiếc răng vĩnh viễn có độ khó cao, nha sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc gây tê toàn phần để đảm bảo an toàn tối đa. Tác dụng của thuốc gây tê toàn phần là khoảng 30 phút. Trường hợp bệnh nhân phải nhổ răng hàm, răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, nha sĩ phải tiêm thuốc tê với liều lượng cao hơn. Chúng sẽ phát huy tác dụng trong vòng từ 60 – 90 phút.
Có mấy phương pháp gây tê khi nhổ răng?
Hiện nay có 2 phương pháp gây tê thường được áp dụng khi nhổ răng bao gồm:
- Gây tê tại chỗ: Thuốc tê có tác dụng lên tất cả sợi thần kinh bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, lần lượt từ sợi bé đến sợi to tùy theo nồng độ và liều lượng của thuốc. Khi đó, bệnh nhân sẽ mất dần các cảm giác của cơ thể, không còn thấy đau nhức, lạnh, nóng, xúc giác nông, xúc giác sâu, cuối cùng là tê liệt và không thể vận động. Khi thuốc hết tác dụng, cảm giác của cơ thể sẽ hồi phục theo chiều ngược lại.
- Gây tê vùng: Thuốc tê có tác dụng gây tê cả một vùng do dây thần kinh chi phối. Kỹ thuật này được sử dụng trong trường hợp nhổ răng các răng ở vị trí khó, nhổ nhiều răng cùng một lúc hoặc răng bị nhiễm trùng.
Tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia, thuốc tê hoàn toàn không ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và sẽ hết sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn ghi nhận nhiều ca bị dị ứng với thuốc gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Vùng răng bị sưng và đau: Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi tiêm thuốc tê sai cách. Bác sĩ tiêm thuốc quá nhanh hoặc mạnh gây áp lực cao đến vùng nướu răng khiến các mô xung quanh bị sưng đỏ và đau nhức.
- Sốc thuốc: Đây là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất của thuốc gây tê. Được biết, sốc phản vệ là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây hại. Triệu chứng thường gặp là đau, rát, ngứa họng, thở gấp, tụt huyết áp diễn ra trong vài giờ sau khi tiêm thuốc. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng con người.
- Chảy máu: Chảy máu sau khi tiêm thuốc tê khá phổ biến. Nguyên nhân bởi nha sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật khiến kim đâm vào mạch máu. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng tiêm nhầm vào động mạch khiến máu tràn vào ống tiêm, gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
- Ngất xỉu: Bệnh nhân bị tụt huyết áp do thiếu máu não, đặc biệt là những người có tiểu sử bệnh tiêm.
Các biến chứng này đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Thực tế đã có trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc và tử vong do tiêm thuốc tê khi nhổ răng.
Phòng tránh tác dụng phụ của thuốc tê như thế nào?
Để tránh tác dụng phụ của thuốc gây tê khi nhổ răng gây hậu quả khó lường, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn cơ sở y tế hoặc phòng khám răng uy tín, có đầy đủ giấy phép hoạt động. Tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cùng trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện.
- Nhịn ăn và uống trong 8 giờ trước khi nhổ răng để thuốc phát huy hết công dụng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trước 24 giờ trước khi tê để tránh tác dụng phụ lên tim và phổi.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
- Sau khi hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ, hơi châm chích ở đầu lưỡi. Lúc này, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giảm cơn đau nhanh hoặc dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Không nên tự ý uống thuốc giảm đau bên ngoài khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không ăn nhai khi thuốc tê còn tác dụng để tránh tổn thương đến môi, má, lưỡi và các vùng xung quanh.
Trên đây là tổng hợp thông tin và giải đáp câu hỏi “tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng gì không?”. Nhìn chung, thuốc tê sẽ không gây tổn thương đến cơ thể nếu được dùng đúng liều lượng. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu tối đa biến chứng sau khi tiêm thuốc.
Bài viết liên quan
Mọc răng khôn nên uống thuốc gì giảm đau?
Nhổ Răng Khôn Ăn Mì Tôm Được Không? Giải Đáp Thắc Mắc
Tại sao mọc răng khôn lại bị sốt? Sốt mấy ngày?
Nhổ Răng Khôn Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Giảm Đau, Chóng Lành
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!