Bọc răng sứ được biết đến là giải pháp nha khoa giúp cải thiện hiệu quả tình trạng răng xỉn màu, ố vàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi điều trị, răng sứ gặp phải tình trạng xuống màu, ngả vàng khiến người dùng hoang mang và đặt câu hỏi rằng: Bọc răng sứ có bị ố vàng không? Nguyên nhân do đâu và cần làm gì nếu răng sứ bị vàng sau khi điều trị?
Giải đáp sự thật răng sứ có bị ố vàng không?
Bản chất, răng sứ được chế tác từ chất liệu sứ cao cấp với đặc tính chịu lực tốt, độ bền chắc cao và khả năng ngăn ngừa các mảng bám, vết bẩn bám dính trên răng. Điều này nhằm mục đích hạn chế tối đa tình trạng mảng bám cao răng hình thành cũng như bị xuống màu. Như vậy, theo lý thuyết thì răng sứ không bị ố vàng giống răng tự nhiên.
Tình trạng răng bị xuống màu là do sự ảnh hưởng từ màu thực phẩm ngấm qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Trái lại, phần bề mặt răng sứ hoàn toàn được làm nhẵn và kín tuyệt đối. Đồng thời lớp bề mặt cũng được phủ một lớp men công nghệ cao giúp ngăn ngừa các tác nhân gây ảnh hưởng đến răng. Như vậy, theo lý thuyết thì răng sứ không bị ố vàng giống răng tự nhiên.
4 nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng
Liên quan đến vấn đề “răng sứ có bị ố vàng không”, trên thực tế vẫn có trường hợp xảy ra tình trạng răng bị chuyển màu sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng như vậy là do:
- Bọc sứ kim loại
Điều trị bọc răng sứ, khách hàng có thể cân nhắc sự lựa chọn giữa 2 dòng răng sứ gồm: Răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Thông thường các loại răng sứ kim loại sẽ được ưu tiên lựa chọn bởi giá thành rẻ hơn và có độ bền cùng khả năng chịu lực tốt.
Tuy nhiên, răng sứ kim loại có một nhược điểm rất lớn nằm ở phần khung sườn. Cấu tạo lớp khung sườn của các dòng răng sứ này hoàn toàn được chế tác bằng hợp kim Crom – Niken hoặc Crom – Coban. Đây đều là những kim loại có thể bị oxy hóa do tác động từ nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng. Theo đó sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra tình trạng đen viền nướu và dần ngả màu.
Chính vì điều này mà mặc dù mang đến giá trị sử dụng cao nhưng các chuyên gia nha khoa vẫn khuyến khích lựa chọn những dòng răng toàn sứ nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ nhất.
- Chất lượng mão sứ
Bọc răng sứ là một kỹ thuật điều trị có mức chi phí tương đối cao. Đây cũng là rào cản khiến nhiều người từ bỏ ý định thực hiện bọc sứ cho răng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều phòng khám, trung tâm nha khoa giới thiệu các dòng răng sứ giá rẻ nhưng không có kiểm định chất lượng, an toàn sức khỏe.
Các dòng răng sứ không đảm bảo chất lượng chắc chắn tiềm ẩn rủi ro cao về độ bền và màu sắc sẽ nhanh chóng xuống cấp. Không chỉ xuống màu sau một thời gian mà răng sứ còn có thể xuất hiện tình trạng nứt, vỡ trong quá trình sử dụng.
- Vấn đề chăm sóc răng miệng
Sau khi điều trị răng sứ việc quan trọng cần làm là chăm sóc kỹ lưỡng nhằm bảo vệ độ bền, tuổi thọ và màu sắc cho răng. Trong một số trường hợp răng sứ xuống màu nguyên do xuất phát từ các thói quen không tốt như sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà,… Các chất nicotin và đồ uống này tạo thành những vệt màu dính trên bề mặt răng và khiến răng sứ bị ngả màu ố vàng.
Cách xử lý và ngăn ngừa răng sứ bị xuống màu
Về việc “răng sứ có bị ố vàng không”, trong trường hợp răng bị xuống màu cần làm gì để khắc phục tình trạng và duy trì màu sắc cho răng? Nếu răng sứ bị ố vàng bạn không thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng để xử lý. Khi này, giải pháp duy nhất để khắc phục răng sứ bị ố vàng chính là thay mới mão sứ.
Sau khi điều trị thay mới, để ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị xuống màu trở lại, bạn nên chăm sóc chúng theo các cách sau đây:
- Vệ sinh răng tối thiểu 2 lần/ngày, chú ý làm sạch mảng bám và mảnh vụn thức ăn tích tụ tại các kẽ răng.
- Kết hợp các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng như nước súc miệng, máy tăm nước, nước muối sinh lý trong thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc để ngăn ngừa răng nhiễm màu.
- Thăm khám tổng quát nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để cạo vôi răng và phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng nếu có.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc “răng sứ có bị ố vàng không”. Hy vọng qua những chia sẻ từ bài viết, bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cho mình những giải pháp chăm sóc cũng như duy trì chất lượng răng sứ tốt nhất.
Bài viết liên quan
Chuyên Gia Cảnh Báo: 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng
Bọc Răng Sứ Mỹ Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
Công Nghệ Bọc Răng Sứ NaNo Majestic 5k: Ưu Nhược Điểm Và Giá Cả
Miếng dán sứ Veneer có bị bong ra không? Bao lâu phải làm lại?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!