Răng sâu nặng chỉ còn chân răng có bọc sứ được không là mối quan tâm của nhiều bạn đọc. Được biết, những trường hợp này có thể bọc sứ nhưng cần chữa tủy và tái tạo cùi răng. Tuy nhiên nếu răng bị hư hại nặng và chân răng không còn nguyên vẹn, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm lan rộng.
Răng sâu nặng chỉ còn chân có bọc sứ được không?
Sâu răng là bệnh lý nha khoa thường gặp với triệu chứng đặc trưng là các đốm đen và nâu ở bề mặt răng. Ban đầu, sâu răng chỉ ảnh hưởng đến lớp men răng bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được điều trị, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công vào ngà răng và tủy răng.
Những trường hợp sâu răng nặng có thể khiến phần thân răng bị gãy chỉ còn chân, răng đau nhức và không thể ăn nhai như bình thường. Với những trường hợp này, hàn trám không thể thực hiện do phạm vi răng tổn thương quá lớn. Chính vì vậy, nhiều người có ý định bọc sứ để khôi phục hình thể của răng. Vậy, răng sâu nặng chỉ còn chân có bọc sứ được không?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình sử dụng mão sứ chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Do đó, những trường hợp răng sâu nặng chỉ còn chân vẫn có thể bọc sứ để khôi phục hình thể và chức năng của răng. Nếu phần thân răng bị hư hại hoàn toàn chỉ còn chân, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo cùi răng để chuẩn bị cho quá trình bọc sứ.
Trên thực tế, bọc sứ là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp sâu răng nặng chỉ còn chân răng. Phương pháp này có thể bảo tồn răng tối đa, đồng thời giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Tuy nhiên nếu không khắc phục kịp thời, chân răng có thể bị hư hại hoàn toàn dẫn đến tình trạng phải nhổ bỏ. Trường hợp nhổ bỏ răng cần phải phục hình bằng Implant để tránh tiêu xương hàm và đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, so với bọc sứ, phương pháp này có chi phí cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy khi nhận thấy răng bị sâu, bạn cần đến phòng khám trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và điều trị sớm.
Các bước bọc sứ cho răng sâu chỉ còn chân
Như đã đề cập, trường hợp răng sâu chỉ còn chân cần phải tái tạo cùi răng để làm trụ cho quá trình bọc sứ. Ngoài ra, bác sĩ cũng phải tiến hành chữa tủy để làm sạch phần tủy bị viêm nhiễm nhằm hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng các cơ quan kế cận.
Bước 1: Điều trị tủy răng
Tất cả những trường hợp sâu răng nặng đều đã bị viêm nhiễm hoặc hoại tử tủy răng. Do đó trước khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ sẽ làm sạch khoang tủy để loại bỏ hết vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Tùy theo vị trí răng, số lượng ống tủy có thể dao động từ 1 – 4 ống tủy. Răng có nhiều ống tủy sẽ có quy trình lấy tủy phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trung bình điều trị tủy răng sẽ kéo dài trong 1 – 2 buổi hẹn.
Bước 2: Tái tạo cùi răng
Những trường hợp răng sâu nặng chỉ còn chân phải tiến hành tái tạo cùi để chuẩn bị trụ cho quá trình bọc sứ. Cùi răng sẽ được tái tạo bằng Titan hoặc sứ nguyên chất, sau đó được gắn cố định vào chân răng bằng keo dán đặc biệt.
Bước 3: Bọc răng sứ
Sau khi cùi răng đã được tái tạo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm, chế tác răng sứ và bọc sứ như bình thường. Bọc sứ giúp khôi phục hình thể, chức năng của răng và bảo vệ chân răng ở bên dưới. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, những trường hợp răng sâu nặng có thể kéo dài tuổi thọ của răng từ 10 – 15 năm hoặc hơn nếu chăm sóc đúng cách.
Bọc răng sứ cho răng sâu nặng chỉ còn chân giá bao nhiêu?
So với bọc sứ cho răng sâu bình thường, bọc sứ cho những trường hợp răng sâu nặng chỉ chân có chi phí cao hơn do phải tiến hành điều trị tủy và tái tạo cùi răng.
- Chi phí tái tạo cùi răng có giá từ 300 – 500.000 đồng/ cùi tùy theo chất liệu
- Chi phí điều trị tủy dao động từ 500 – 900.000 đồng/ răng tùy theo số lượng ống tủy
- Mão răng có giá dao động từ 1.5 – 9 triệu đồng/ răng tùy theo vật liệu
Bọc sứ cho răng sâu nặng chỉ còn chân có giá thành cao hơn so với hàn trám thông thường. Tuy nhiên, đây là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này. Nếu chủ quan, chân răng cũng có thể bị hư hại hoàn toàn. Trong trường hợp mất răng, chi phí phục hình sẽ cao hơn so với bọc sứ. Do đó, cần chủ động thăm khám và điều trị sâu răng trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu chi phí.
Các biện pháp chăm sóc sau khi bọc sứ
Răng sâu nặng chỉ còn chân răng có thể khôi phục hình thể bằng kỹ thuật bọc sứ. Tuy nhiên vì phần thân răng đã bị hư hại hoàn toàn nên cấu trúc răng vẫn sẽ yếu hơn so với ban đầu. Chính vì vậy khi bọc sứ cho những trường hợp này, bạn cần có biện pháp chăm sóc hợp lý.
Các biện pháp chăm sóc răng sau khi bọc sứ:
- Hạn chế dùng thức ăn cứng, dai, khô và chứa nhiều axit để bảo vệ răng sứ. Nếu thường xuyên dùng thức ăn cứng, dai, răng phải chịu một áp lực lớn dẫn đến dễ tuột lỏng và chênh cộm sau một thời gian ngắn sử dụng.
- Không hút thuốc lá và dùng răng cạy cắn các vật cứng. Trong trường hợp có thói quen nghiến răng, bạn nên sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ răng và kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng bao gồm chải răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày. Ngoài ra, nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để lấy vôi răng.
- Kiểm tra mão sứ định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Hoặc bạn cũng có thể chủ động đến bệnh viện/ phòng khám nếu nhận thấy mão sứ bị chênh, cộm và hở.
Có thể thấy, bọc sứ là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng sâu nặng chỉ còn chân. Để có thể bảo tồn răng, nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tránh tình trạng chủ quan khiến chân răng bị tổn thương hoàn toàn dẫn đến phải nhổ bỏ và phải can thiệp phục hình bằng răng giả.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?
Bọc Răng Sứ Bị Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn phải làm sao?
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Trẻ Em? Cần Lưu Ý Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!