“Sâu răng nhẹ có tự khỏi được không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp và tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách.
Sâu răng nhẹ có tự khỏi được không?
Sâu răng là thuật ngữ chỉ tình trạng răng bị nhiễm khuẩn, đặc trưng bởi quá trình khử khoáng dẫn đến tiêu dần những chất vô cơ, hữu cơ ở ngà răng và men răng. Từ đó hình thành những lỗ sâu có màu đen, nâu. Tình trạng hủy khoáng do sâu răng gây ra không có khả năng hồi phục nhưng sẽ được cải thiện bằng các phương pháp khác nhau.
Tổn thương do bệnh sâu răng gây ra có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau kể cả hệ răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Đây được xem là một bệnh lý về răng miệng phổ biến, do đó rất nhiều người bệnh đặt câu hỏi “Sâu răng nhẹ có tự khỏi được không?”.
Theo đó, việc phát hiện bệnh lý ở mức độ nhẹ, quá trình hủy khoáng mới tác động ở men răng sẽ được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc và một số phương pháp y tế đơn giản. Từ đó có thể thấy, sâu răng nói chung và sâu răng ở mức độ nhẹ nói riêng không thể tự khỏi mà bắt buộc điều trị.
Trong trường hợp chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị ở mức độ nhẹ, các lỗ sâu có thể lan rộng đến ngà răng và gây ra những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chức năng thẩm mỹ của người bệnh.
Các biểu hiện nhận biết bệnh sâu răng nhẹ
Răng được cấu tạo từ 3 phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Khi mới khởi phát, sâu răng chỉ phá hủy phần nhỏ men răng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, vi khuẩn trong khoang miệng có thể tấn công đến ngà răng khiến tổn thương do bệnh lý gây ra trở nên nặng nề hơn. Dựa vào mức độ tổn thương, các chuyên gia đầu ngành, chia sâu răng nhẹ thành 2 giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn chớm sâu răng
- Khi quan sát sẽ thấy trên thân răng xuất hiện những đốm có màu trắng ngà. Trong trường hợp sâu răng ở mặt trong hoặc kẽ răng thì bạn chỉ phát hiện sớm khi thăm khám nha khoa thường xuyên.
- Răng bị sâu thường không có dấu hiệu đau nhức, ê buốt rõ rệt. Điều này kiến người bệnh chủ quan và khiến tổn thương do bệnh lý gây ra lan rộng nhanh chóng.
Giai đoạn sâu men răng
- Trên bề mặt răng những đốm ngà có xu hướng chuyển thành những lỗ sâu có màu nâu hoặc đen
- Khi ăn thức ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh, chua có thể gây ê buốt hoặc đau nhẹ
- Cơn đau sẽ thuyên giảm hẳn khi hết những tác động (va chạm mạnh, thức ăn, tiếp xúc nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng)
Các phương pháp điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả
Có nhiều phương pháp điều trị sâu răng ở mức độ nhẹ như vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi lối sống, sinh hoạt, sử dụng fluor, áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện,… Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh lý và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ thường chưa gây ra những dấu hiệu ê buốt, đau nhức, khó chịu. Do đó, để kiểm soát bệnh lý trong giai đoạn này, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể:
- Chải răng đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Thói quen chải răng đều đặn và đúng cách sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa, ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng nề.
- Trong quá trình chải răng, chú ý thao tác nhẹ nhàng, chải sạch những răng nằm cuối cung hàm.
- Lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để làm sạch những mảng bám ở kẽ răng. Nên thay bàn chải từ 3 – 4 tháng/ lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng. Đồng thời kết hợp súc miệng với dung dịch sát khuẩn để loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh, làm sạch khoang miệng.
- Bổ sung nhiều nước giúp tăng khả năng làm sạch các mảng bám, ngăn ngừa hình thành vôi răng và hạn chế sâu răng tiến triển. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nhai kẹo cao su không đường giúp tăng hoạt động tiết nước bọt. Thực tế cho thấy, nước bọt có tác dụng kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn, trung hòa axit hiệu quả.
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, axit, gia vị cay nóng, mặn, thức ăn có kết cấu cứng, khó nhai vì có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
>>>> Tham khảo sản phẩm hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ sâu răng: Xịt chống sâu răng cho bé
2. Biện pháp y tế
Trong trường hợp sâu răng nhẹ có dấu hiệu tiến triển, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định một số biện pháp y tế như bổ sung fluor và trám răng giúp kiểm soát lỗ sâu răng hiệu quả, ngăn ngừa lan rộng đến ngà răng.
- Bổ sung Fluor: Đây là một trong những khoáng chất có tác dụng tái tạo men răng, bù lấp những lỗ sâu nhỏ. Những trường hợp bị sâu răng ở mức độ nhẹ, có thể bổ sung Fluor bằng cách dùng kem đánh răng kết hợp với nước súc miệng Fluor. Bên cạnh đó, có thể bổ sung khoáng chất này qua chế độ ăn uống có trong tôm, cua, cá, nước khoáng,… Giúp răng được chắc khỏe hơn.
- Trám răng dự phòng: Phương pháp trám răng dự phòng thường được áp dụng những trường hợp có nguy cơ sâu răng tiến triển nặng nề (người cao tuổi, trẻ em, thường xuyên dung nạp tinh bột, đường,…). Trám răng được tiến hành nhằm làm sạch ổ sâu răng, kế đến sử dụng các vật liệu nhân tạo (GIC, composite,…) để trám bít lỗ sâu, ngăn ngừa tiến triển.
3. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện
Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng sâu răng nhẹ với một số mẹo chữa dân gian tại nhà. Ưu điểm của cách chữa này có độ lành tính, an toàn và có thể thực hiện ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Để ngăn ngừa lỗ sâu tiến triển nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
Sử dụng chanh tươi
Trong chanh tươi chứa làm lượng vitamin C và axit dồi dào. Những thành phần này có công dụng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, nhiều người bệnh thường tận dụng chanh để chữa sâu răng ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong việc làm sạch khoang miệng, bảo vệ răng chắc khỏe.
- Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, mang đi rửa sạch và cắt đôi lấy nước cốt
- Sau khi chải răng sạch thì dùng tăm bông thấm đều nước cốt chanh thoa lên vùng răng bị sâu
- Giữ khoảng 2 phút thì súc miệng lại với nước sạch
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày từ 1 – 2 lần giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, trong chanh chứa hàm lượng acid cao, vì vậy bạn không nên lạm dụng mẹo chữa này vì có thể gây bào mòn men răng.
Lá ổi chữa sâu răng nhẹ hiệu quả
Tận dụng lá ổi chữa sâu răng ở mức độ nhẹ là một trong những cách được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả. Các thành phần hoạt chất có trong lá ổi non có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện các triệu chứng đau nhức, răng bị ê buốt do bệnh lý gây ra.
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ các tạp chất bám trên bề mặt lá
- Cho lá ổi vào cối cùng với một ít muối và giã nát
- Sau khi chải răng sạch thì dùng tăm bông thấm đều dung dịch và thoa vào răng cần điều trị.
- Để khoảng 5 phút rồi súc miệng lại thật sạch với nước.
- Bạn nên áp dụng mẹo chữa này vào buổi tối trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa sâu răng nhẹ với lá trà xanh
Lá trà xanh được biết đến là một trong những loại thảo dược với nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như chữa trị một số bệnh lý nói riêng. Cụ thể, lá trà xanh hỗ trợ hiệu quả trong khắc phục những vấn đề liên quan đến răng miệng như chống sâu răng, các mảng bám, giảm nhiệt miệng, sâu răng gây hôi miệng,…
- Chuẩn bị 20 lá trà xanh tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.
- Cho dược liệu vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi
- Sau mỗi bữa răng, dùng nước trà xanh súc miệng khoảng 30 giây
- Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh sâu răng nhẹ gây ra.
>>>> Ngoài ra, thuốc trị sâu răng vẫn là phương pháp hữu hiệu & được tin dùng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Những trường hợp bị sâu răng ở mức độ nhẹ có thể được kiểm soát nếu được điều trị và chăm sóc sớm. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tái phát và tiến triển nặng nề, do đó bạn nên chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám, giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Tăng cường bổ sung canxi và Fluor giúp tăng độ chắc khỏe cho răng. Từ đó giúp răng được khỏe mạnh, giảm đau nhức, ê buốt và hạn chế sâu răng.
- Hạn chế dung nạp những thực phẩm chứa nhiều axit, đường và tinh bột như bánh kẹo, các thức uống có vị chua, nước ngọt có gas, bia rượu,…
- Tránh dùng răng xé hoặc cắn những đồ vật cứng. Bởi hành động này có thể gây tổn thương men răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào men răng, ngà răng và gây sâu răng nhẹ.
- Những trường hợp răng bị mẻ, sứt do tai nạn, chấn thương nên chủ động tiến hành trám răng dự phòng giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Lấy cao răng định kỳ từ 1 – 2 lần giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, cần chủ động thăm khám răng miệng thường xuyên giúp sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý nha khoa tiềm ẩn.
Sâu răng nhẹ không thể tự khỏi nếu không được tiến hành thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Các biểu hiện bệnh lý có triển tiến triển nặng nề, ảnh hưởng đến ngà răng hoặc thậm chí là tủy răng nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.
>>>> Tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu & cách điều trị sâu răng nhẹ: https://wikinhakhoa.com/sau-rang-nhe.html
Bài viết liên quan
Sâu Răng Có Thể Gây Viêm Xoang Không?
Cách chữa sâu răng bằng phèn chua an toàn và hiệu quả
Bị sâu răng để lâu năm có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!