Sâu răng để lâu có gây ung thư không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi ung thư là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Để được giải đáp thắc mắc và hiểu rõ hơn về các biện pháp chăm sóc, điều trị sâu răng, bạn đọc có thể tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Giải đáp sâu răng để lâu có gây ung thư không?
Sâu răng là bệnh nha khoa phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển mạnh gây bài tiết axit. Các sản phẩm axit từ vi khuẩn có khả năng hòa tan các mô cứng của men răng và ngà răng dẫn đến sự hình thành của các lỗ sâu lởm chởm có màu nâu, đen.
Sâu răng thường không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển và phá hủy ngà răng, răng sâu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, khó chịu và nhạy cảm. Các triệu chứng của bệnh sâu răng thường bùng phát trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.
Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể gây ra các biến chứng như viêm tủy răng, áp xe chân răng, viêm nha chu hoặc các biến chứng xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc, viêm khớp,… Ngoài ra, sâu răng để lâu còn có thể dẫn đến ung thư.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard Mỹ, sâu răng để lâu làm tăng nguy cơ bị ung thư tụy, ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng lên 62%. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây sâu răng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể trong thời gian dài. Hậu quả là gây viêm mãn tính răng miệng, tổ chức nha chu và một số cơ quan trong khoang miệng.
Hiện tượng viêm kéo dài là yếu tố thuận lợi kích thích các tế bào phát triển bất thường, loạn sản và có nguy cơ ác tính hóa cao. Ngoài ra, sâu răng để lâu năm còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như các bệnh tim mạch, tiểu đường và tăng các biến chứng thai kỳ như sinh non, thai nhi chậm phát triển, trẻ sinh ra nhẹ cân,…
>>>> Tìm hiểu thêm về Dấu hiệu Sâu răng nhẹ và cách chữa
Làm thế nào để ngăn sâu răng dẫn đến ung thư?
Sâu răng để lâu có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng rất ít gặp. Sâu răng là bệnh nha khoa có tiến triển chậm và có thể kiểm soát hoàn toàn bằng một số biện pháp đơn giản. Để hạn chế nguy cơ bệnh phát triển thành ung thư, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như:
1. Liệu pháp fluor
Liệu pháp fluor là phương pháp được áp dụng trong trường hợp sâu răng mới chớm, lỗ sâu có kích thước nhỏ và chỉ mới ảnh hưởng đến lớp men ngoài cùng. Fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng. Bổ sung khoáng chất này giúp bù lấp những lỗ sâu li ti, tăng độ cứng của men răng và ngăn ngừa vi khuẩn bài tiết axit.
Áp dụng liệu pháp fluor trong khoảng vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn các lỗ sâu mới chớm và tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung fluor định kỳ còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa thường gặp.
2. Trám răng
Trám răng (hàn răng) là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Phương pháp này có thể được áp dụng trong giai đoạn sâu men, sâu ngà và sâu răng ăn vào tủy. Sau khi nạo bỏ phần răng bị sâu, bác sĩ sẽ dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch răng và tiến hành trám bít bằng vật liệu chuyên dụng như composite, amalgam,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xem xét hàn trám các kẽ và rãnh để ngăn ngừa sâu răng tái phát. Các vật liệu được sử dụng để trám răng hoàn toàn không bị hòa tan bởi axit do vi khuẩn bài tiết. Do đó với những răng có nguy cơ bị sâu cao, bác sĩ sẽ chỉ định trám dự phòng.
3. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là phương pháp điều trị sâu răng được áp dụng phổ biến. Phương pháp này được cân nhắc khi răng sâu nặng, lỗ sâu lớn không thể phục hồi bằng phương pháp hàn trám. Bọc mão răng sứ có thể phục hồi hình dáng và chức năng của răng. Đồng thời bảo vệ cùi răng thật khỏi tác động cơ học, vật lý và sự xâm nhập của vi khuẩn.
Trên thị trường có khá nhiều vật liệu được sử dụng để làm mão sứ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín nếu có ý định thực hiện phương pháp này. Bởi bọc răng sứ không đúng kỹ thuật có thể gây ra một số ảnh hưởng như viêm lợi, hôi miệng, viêm quanh chân răng,…
4. Nhổ bỏ răng
Trong trường hợp sâu răng nặng và cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng. Nhổ răng giúp loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm và ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển. Qua đó hạn chế được nguy cơ vi khuẩn lây lan sang các răng và những cơ quan kế cận.
Tuy nhiên, nhổ bỏ răng đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng bị mất hoàn toàn. Hơn nữa sau 3 – 4 tháng, vị trí răng bị nhổ bỏ sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm. Về lâu dài, cấu trúc răng bị xô lệch, răng dịch chuyển gây sai lệch khớp cắn và nhiều ảnh hưởng khác. Do đó sau khi nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép Implant.
>>>> Ngoài ra, Thuốc trị sâu răng cũng là một sản phẩm hữu hiệu trong quá trình điều trị sâu răng
5. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng trong điều trị và phòng ngừa sâu răng. Vệ sinh răng miệng tốt có thể kiểm soát sâu răng, ngăn không cho sâu răng tiến triển theo chiều hướng xấu.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp ngăn sâu răng tiến triển thành ung thư:
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Nếu cần thiết, có thể lấy cao răng để giảm số lượng hại khuẩn trong khoang miệng.
- Giảm lượng đường trong chế độ ăn có thể hạn chế tiến triển của bệnh sâu răng và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khác. Thay vào đó, nên uống nhiều nước, bổ sung chất xơ và khoáng chất để nâng cao sức khỏe răng miệng.
- Không dùng răng cắn, xé các vật dụng cứng. Ngoài ra, nên tránh dùng thức ăn cứng, khô, dai, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Các thói quen này đều khiến men răng suy yếu và thúc đẩy sâu răng tiến triển nặng hơn.
- Dùng thức ăn mềm, nguội, dễ nhai nuốt để làm giảm áp lực lên răng miệng. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để răng và mô nướu hồi phục hoàn toàn.
- Nicotine và các chất độc hại trong khói thuốc là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, hút thuốc lá lâu năm cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng và ung thư phổi. Để hạn chế sâu răng dẫn đến ung thư, bạn nên cai thuốc lá trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Sâu răng để lâu có gây ung thư?” và một số biện pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này và chủ động trong việc thăm khám – điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể.
>>>> Đọc thêm về Top 5 xịt chống sâu răng hiệu quả cho bé: https://wikinhakhoa.com/xit-chong-sau-rang-cho-be.html
Bài viết liên quan
Thuốc chấm sâu răng Eupolin 12 có tốt không?
Sâu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Các mức độ sâu răng và cách chữa trị an toàn
10 cách chữa sâu răng bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!