Chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy, nên bổ sung các món ăn tốt cho người niềng răng để giảm lực nhai trong quá trình ăn uống. Qua đó cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt và hạn chế bung súc khí cụ chỉnh nha.
8 Món ăn tốt cho người mới niềng răng – chỉnh nha
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm tùy theo tình trạng răng miệng của từng trường hợp. Phương pháp này sử dụng khí cụ chỉnh nha gắn cố định lên răng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, từ đó khắc phục tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh và chen chúc. Tuy nhiên, khí cụ chỉnh nha có thể gây vướng víu, cộm và khó chịu trong quá trình ăn uống.
Trong thời gian niềng răng, bạn cần tránh dùng thực phẩm cứng, khô và dai để tránh tác động đến hiệu quả của mắc cài. Dùng thực phẩm không phù hợp có thể gây đau nhức răng, bung tuột dây cung, đứt dây chun và giãn mắc cài. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không thích hợp còn gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa trong thời gian niềng như sâu răng, viêm lợi (viêm nướu răng),…
Ngoài các biện pháp vệ sinh răng miệng, người đang niềng răng – chỉnh nha cũng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo hiệu quả của phương pháp. Dưới đây là 8 món ăn tốt cho người mới niềng răng:
1. Súp – Món ăn phù hợp cho người mới niềng răng
Súp là món ăn quen thuộc trong thực đơn ăn uống của người niềng răng – chỉnh nha. Món ăn này có hương vị thơm ngon, nguyên liệu đa dạng và kết cấu mềm nên không cần phải dùng lực quá mạnh khi ăn nhai. Các món súp rất thích hợp với người mới niềng răng – chỉnh nha vì không làm tăng áp lực lên các răng trên cung hàm.
Bên cạnh đó, súp còn là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ khoáng chất, tinh bột, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chính vì vậy, bạn có thể chế biến súp với nhiều công thức để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời làm giảm áp lực trong quá trình ăn nhai và hỗ trợ giảm đau nhức, ê buốt sau mỗi lần siết răng.
Khi chế biến súp, nên cân đối các loại thực phẩm giàu chất xơ, đạm và tinh bột. Ngoài ra, nên để súp nguội trước khi ăn. Tránh dùng súp quá nóng vì có thể làm giãn, đứt dây chun và giảm độ bền của các khí cụ chỉnh nha.
2. Các món cháo
Ngoài súp, cháo cũng là món ăn thích hợp với người mới niềng răng – chỉnh nha. Cháo có thành phần chính là gạo, yến mạch cùng với một số thực phẩm khác như rau, củ, thịt, trứng, hải sản. Tùy theo sở thích, bạn có thể chế biến được món cháo phù hợp với bản thân.
Trong giai đoạn đầu mới niềng răng, bạn nên dùng cháo trứng, cháo thịt bằm, cháo yến mạch,… để giảm đau nhức và ê buốt. Sau đó, có thể dùng các món cháo từ cá, tôm và thịt xé sợi để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, để tránh cảm giác chán ăn, nên đa dạng công thức chế biến.
3. Các món bún, phở
Khi răng đã giảm mức độ đau nhức và ê buốt, bạn có thể chuyển sang sử dụng các món phở, bún để thay đổi khẩu vị. Các món bún phở cũng tương đối mềm, dễ ăn nhai và có nhiều công thức chế biến. Các món ăn này cung cấp đầy đủ tinh bột, chất xơ và đạm cho cơ thể nên có thể bổ sung thường xuyên trong quá trình chỉnh nha.
Khi dùng các món bún phở, nên tránh ăn thịt thái hoặc xé sợi trong giai đoạn đầu mới niềng răng. Bởi các thớ thịt có thể bám dính vào kẽ răng gây đau nhức và khó khăn khi làm sạch. Thay vào đó, nên dùng thịt bằm, chả để giảm áp lực khi ăn nhai.
4. Cơm mềm
Trong quá trình niềng răng, bạn cũng có thể ăn cơm bên cạnh các món cháo, súp và bún phở. Tuy nhiên, nên nấu cơm mềm để giảm áp lực khi ăn nhai. Khi ăn cơm, nên dùng với các món ăn được nấu mềm nhừ để tránh kích thích lên răng bị đau nhức và ê buốt.
Thực tế, cơm chứa nhiều carbohydrate có thể tăng hình thành và tích tụ mảng bám. Mảng bám chính là môi trường thuận lợi để hại khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh gây sâu răng, viêm nướu và làm phát sinh nhiều bệnh lý nha khoa khác. Để hạn chế hình thành mảng bám, bạn có thể sử dụng xen kẽ gạo với một số loại ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch, quinoa (diêm mạch), gạo lứt, kiều mạch,…
5. Canh hầm nhừ
Canh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Các món canh thường được chế biến từ rau, củ quả cùng với thịt bằm, tôm, cua và một số loại hải sản. Khi đang áp dụng phương pháp niềng răng, bạn có thể dùng các món ăn hầm nhừ để ăn kèm với cơm mềm.
Các món ăn thích hợp với người niềng răng bao gồm canh mồng tơi, canh khoai tây hầm, canh rau củ, canh rau ngót,… Khi chế biến, bạn nên kết hợp các loại rau xanh và củ quả cùng với thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng độ chắc khỏe cho răng.
6. Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua đều là thực phẩm tốt cho người niềng răng – chỉnh nha. Đây là nguồn cung cấp vitamin D và canxi cho cơ thể. Như đã biết, canxi và vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của xương và răng. Đối với những người đang niềng răng, các khoáng chất trong sữa và sữa chua sẽ giúp tăng độ cứng chắc của răng. Từ đó giảm đau nhức và ê buốt trong mỗi lần siết hàm.
7. Các món ăn từ trứng tốt cho người mới niềng răng
Các món ăn từ trứng rất thích hợp với người niềng răng – chỉnh nha. Trứng bổ sung cho cơ thể hàm lượng đạm, khoáng chất và vitamin cần thiết. Hơn nữa, các món ăn từ trứng khá dễ chế biến, thơm ngon và không cần dùng nhiều lực khi ăn nhai.
Tuy nhiên, nên hạn chế ăn quá nhiều trứng. Trung bình, người trưởng thành chỉ nên dùng từ 3 – 4 quả trứng/ tuần. Người có tiền sử dị ứng trứng hoặc mắc các bệnh lý về gan nên tránh sử dụng loại thực phẩm này.
8. Sinh tố
Sinh tố là loại thức uống thích hợp cho người mới chỉnh nha, nhất là khi mới gắn thun tách kẽ và đeo mắc cài. Đây là giai đoạn răng dễ bị đau nhức, ê buốt và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai. Vì vậy, bạn nên dùng các món sinh tố trong giai đoạn này để giảm các triệu chứng khó chịu.
Sinh tố có nhiều cách chế biến và cung cấp cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Bạn nên dùng sinh tố vào giữa các bữa ăn chính để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và năng lượng cho cơ thể.
Một số lưu ý khi ăn uống trong quá trình chỉnh nha
Trong quá trình chỉnh nha, mắc cài sẽ gây ra cảm giác cộm, vướng và khó chịu khi ăn uống. Chính vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng và tác động không nhỏ đến hiệu quả sau khi niềng.
Khi niềng răng – chỉnh nha, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi ăn uống như:
- Nên nhai một lượng thức ăn vừa phải để tránh gây súc mắc cài và tuột lỏng dây cung. Ngoài ra, nên chú ý nhai đều hai bên nhằm phân bố đồng đều lực siết hàm lên toàn bộ các răng.
- Không dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ cao/ thấp đều làm giảm độ bền của khí cụ và ảnh hưởng không nhỏ đến men răng.
- Đa dạng thực đơn ăn uống để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế tình trạng chán ăn, ăn uống kém gây sụt cân và hóp má khi niềng răng.
- Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất để tăng độ cứng chắc của răng. Từ đó hạn chế cảm giác đau nhức, ê buốt sau mỗi lần siết hàm và sử dụng thêm khí cụ mới.
- Sau khi ăn uống khoảng 30 phút, nên chải răng để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám. Vào các bữa ăn nhẹ, nên súc miệng và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha.
- Bên cạnh thói quen ăn uống, bạn nên lưu ý về thói quen sinh hoạt để đảm bảo quá trình niềng răng – chỉnh nha diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất.
Trên đây là 8 món ăn tốt cho người mới niềng răng – chỉnh nha. Ngoài các món ăn này, bạn cũng có thể đa dạng thực đơn bằng một số món ăn và thức uống phù hợp khác. Nếu cần thiết, nên trao đổi với bác sĩ Răng hàm mặt để được tư vấn về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng trong quá trình chỉnh nha.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị Hô Hàm Trên Nhẹ Có Nên Niềng Không? Chi Phí Bao Nhiêu?
Các Phương Pháp Niềng Răng Không Nhổ Răng Phổ Biến Hiện Nay
Dây Thun Niềng Răng Bị Vàng Có Sao Không? Cách Khắc Phục
Niềng Răng Bị Tuột, Lỏng Dây Cung Có ảnh Hưởng Gì Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!