Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu phục nha thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, vấn đề này sẽ phụ thuộc bởi nhiều yếu tố và do bác sĩ quyết định. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi cập nhật dưới đây.
Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được?
Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ an toàn và tỷ lệ thành công của một ca bọc răng sứ. Vậy bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được? Các chuyên gia nhận định bọc sứ chỉ áp dụng được đối với răng vĩnh viễn. Do đó, những bệnh nhân từ 18 tuổi trở đi mới đủ điều kiện để tiến hành quy trình phục nha thẩm mỹ. Lúc này, răng đã mọc hoàn thiện, cấu trúc xương hàm cũng đã phát triển một cách ổn định, cứng chắc. Vì thế, kỹ thuật bọc sứ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ em vị thành niên từ 12 – 17 tuổi bị sâu răng nặng. Nếu thực hiện phương pháp trám bít, ổ viêm có thể lây lan sang vị trí bên cạnh gây nhiễm trùng, hoại tử. Khi đó, nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng, độ tuổi và điều kiện sức khỏe để lên kế hoạch bọc răng sứ phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Đối tượng được khuyến khích và chống chỉ định bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Kỹ thuật này có thể khắc phục triệt để các khuyến khuyết điểm trên răng. Trong một vài trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bọc răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai và khôi phục tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, cụ thể như sau:
- Răng bị sâu nặng: Trường hợp răng bị sâu nặng, vi khuẩn đã phá hủy toàn bộ men răng, ngà răng và ăn sâu vào bên trong phân tủy răng gây đau nhức dữ dội. Lúc này, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành quy trình điều trị tủy và bọc răng sứ để ngăn chặn nhiễm trùng, hoại tử.
- Răng gãy, vỡ: Phương pháp bọc răng sứ có thể giải quyết dứt điểm tình trạng răng gãy, vỡ, sứt, mẻ do chấn phương và va đập mạnh. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, gây tê, mài cùi và lắp mão sứ lên trên.
- Răng ố vàng, nhiễm màu: Răng bị ố vàng, nhiễm màu nặng do thói quen hút thuốc lá, uống cà phê thường xuyên nên tiến hành bọc răng sứ để cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Sai lệch khớp cắn nhẹ: Bệnh nhân gặp tình trạng, hô, móm, răng mọc khấp khểnh hoặc sai lệch khớp cắn nhẹ cũng được nha sĩ khuyến khích phục nha thẩm mỹ bằng răng sứ.
Ngoài những đối tượng trên, các trường hợp còn lại không nên bọc răng sứ, đặc biệt là những người dưới 18 tuổi. Bởi để hoàn thiện quy trình này, nha sĩ bắt buộc phải mài bớt cùi răng thật. Khi đó, răng có thể bị yếu đi và không còn khỏe mạnh như ban đầu. Nếu gặp tác động mạnh từ môi trường bên ngoài, răng rất dễ lung lay, thậm chí gãy rụng.
Lưu ý quan trọng khi bọc sứ để đảm bảo an toàn tối đa
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Không bọc răng sứ tại những địa chỉ nha khoa kém chất lượng, cơ sở vật chất lạc hậu, bác sĩ thiếu trình độ chuyên môn. Những địa chỉ này không được cấp phép hoạt động từ Bộ Y tế, quy trình bọc răng sứ không đáp ứng điều kiện vô trùng, vô khuẩn tối đa dẫn đến những sai sót nghiêm trọng. Thực tế, không ít trường hợp bệnh nhân dưới 18 tuổi bọc răng sứ tại các phòng khám “vô danh” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò quảng cáo, PR dịch vụ bọc răng sứ giá rẻ, chỉ với vài trăm nghìn.
- Lựa chọn vật liệu răng sứ an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng với thẻ bảo hành chính hãng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
- Tuân thủ tất cả các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, từ việc ăn uống, vệ sinh cho đến tái khám răng định kỳ.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin và giải đáp thắc mắc “Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được?”. Hy vọng, bạn đọc sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức cần thiết, từ đó có kế hoạch phụ nha thẩm mỹ an toàn, hiệu quả.
Bài viết liên quan
Chuyên Gia Cảnh Báo: 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng
Bọc răng sứ an toàn hơn khi biết những điều này
So Sánh Răng Sứ Cercon Và Ceramill: Loại Nào Tốt Hơn?
Nguyên Nhân Đau Buốt Răng Khi Uống Nước Lạnh Và Cách Xử Lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!