Nhiều người lo ngại bọc răng sứ thẩm mỹ có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế, mão sứ được dùng trong kỹ thuật này có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao nên vẫn có thể ăn uống như bình thường. Hơn nữa, phục hình bằng răng sứ còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai trong một số trường hợp.
Bọc răng sứ có ảnh hưởng tới việc ăn uống?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng sử dụng mão sứ để khôi phục hình thể và chức năng sinh lý của răng. Mão răng sứ có thể được làm từ kim loại, sứ – kim loại và sứ toàn sứ. Phương pháp này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như răng sâu nặng, răng nứt, mẻ, gãy, răng ngả màu, răng thưa và mọc chen chúc, lệch lạc.
Hiện nay, bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn để thiết kế nụ cười và tăng thêm sự thu hút cho ngoại hình. Không thể phủ nhận hàm răng trắng sáng mang đến nụ cười rạng rỡ, tự tin và giúp khuôn mặt trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại bọc răng sứ thẩm mỹ có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
Trên thực tế, bọc răng sứ không ảnh hưởng tới việc ăn uống. Ngược lại, phương pháp này còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai trong một số trường hợp như răng sâu nặng, răng nứt, mẻ, răng bị gãy và mòn men. Những trường hợp này gần như không thể ăn uống như bình thường do răng đã bị hư hại và tổn thương. Bằng cách phục hình bằng mão sứ, chức năng ăn nhai của răng sẽ được phục hồi gần như hoàn toàn.
Các vật liệu được sử dụng để làm mão sứ có độ cứng chắc cao, độ bền tốt và khả năng chịu lực gấp nhiều lần so với răng thật. Chính vì vậy, phương pháp này hoàn toàn không gây ra bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đến chức năng ăn nhai.
Bọc răng sứ bao lâu có thể ăn uống bình thường được?
Như đã giải đáp, bọc răng sứ không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Ngược lại, phương pháp này còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy, bọc răng sứ bao lâu thì có thể ăn uống bình thường được?
Bọc răng sứ không xâm lấn vào mô nướu và cấu trúc xương hàm như trồng răng Implant. Do đó, phương pháp này không mất nhiều thời gian thực hiện (khoảng 2 – 3 buổi hẹn). Răng sứ ngay sau khi phục hình có thể ăn nhai như bình thường.
Tuy nhiên trong quá trình mài răng để chuẩn bị gắn mão sứ, răng sẽ bị ê buốt và đau nhức nhẹ trong vài ngày. Vì vậy trong khoảng 2 – 5 ngày đầu tiên, bạn nên dùng các món ăn mềm, lỏng và nguội để giảm áp lực trong quá trình ăn nhai.
Nhìn chung, sau khoảng 5 – 7 ngày, răng sứ có thể ăn uống như bình thường. Lúc này, bạn có thể thưởng thức các món ăn và thức uống yêu thích mà không phải kiêng cữ như vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian có thể ăn uống lại như bình thường còn tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc của từng người.
Bọc răng sứ có ăn đồ cứng được không?
Bọc răng sứ có ăn đồ cứng được không cũng là thắc mắc của những người đang có ý định phục hình răng. Trên thực tế, răng sứ có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên vẫn có thể ăn nhai các đồ cứng như hạt dẻ, óc chó, khô bò, khô mực,…
Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế ăn đồ cứng bởi áp lực trong quá trình ăn nhai có thể gây tổn thương cả răng thật và răng sứ. Trong một số trường hợp, răng sứ có thể bị nứt, mẻ và gây tổn thương cùi răng thật bên trong.
Một số lưu ý khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng hiện đại có khả năng khôi phục hình thể và các chức năng sinh lý của răng. Phương pháp này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như sâu răng nặng, răng nhiễm màu kháng sinh, răng nứt, mẻ, răng thưa, hở kẽ và mọc chen chúc.
Với nhiều lợi ích mang lại, bọc răng sứ trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên trước khi áp dụng biện pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín và đáng tin cậy là vấn đề quan trọng nhất khi có ý định can thiệp phương pháp này. Thực tế cho thấy, kết quả sau khi bọc răng sứ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của bác sĩ.
- Có khá nhiều vật liệu được sử dụng để làm mão răng. Để lựa chọn được chất liệu phù hợp, bạn nên cân nhắc về tuổi thọ, tính chất, chi phí và hiệu quả thẩm mỹ của từng vật liệu.
- Mặc dù răng sứ có độ bền cao nhưng nếu ăn nhai các đồ cứng và dùng răng cắn, cạy vật cứng, răng có thể bị nứt mẻ và tổn thương. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi những thói quen xấu này để kéo dài thời gian sử dụng răng sứ.
- Không hút thuốc lá, hạn chế dùng cà phê và các loại thực phẩm/ đồ uống sẫm màu để giữ răng sứ trắng sáng, tránh tình trạng ngả sang màu vàng và đen.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc răng miệng sau khi làm răng sứ để bảo vệ mão răng và ngăn chặn các bệnh lý nha khoa.
- Khám răng miệng 6 tháng/ lần hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá sức khỏe sức khỏe răng miệng và tình trạng của mão răng sứ.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bọc răng sứ có ảnh hưởng tới ăn uống không? Bao lâu thì ăn uống được bình thường?”. Nếu có thắc mắc về phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi quyết định thực hiện. Cần chú ý, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi can thiệp bọc răng sứ.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Miếng dán sứ Veneer có bị bong ra không? Bao lâu phải làm lại?
Bọc Răng Sứ Inox Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
Mài Kẽ Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không? Có Làm Yếu Răng Không?
Những lưu ý trước và sau khi bọc răng sứ bạn nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!