Mài Răng Khi Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Có Hại Gì Không?

Mài răng khi bọc sứ được thực hiện nhằm giúp mão sứ có thể bao bọc toàn bộ thân răng, đảm bảo sát khít và tương thích hoàn toàn với cung hàm. Tuy nhiên, không ít người lo lắng kỹ thuật này có thể gây đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Vậy mài răng khi bọc răng sứ có đau không? Có hại gì không?.

Mài răng khi bọc răng sứ có đau không
Mài răng khi bọc răng sứ có đau không?

Vì sao phải mài răng khi bọc sứ?

Mài răng là bước quan trọng trong kỹ thuật làm răng sứ/ bọc răng sứ. Như đã biết, bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng sử dụng mão sứ có hình dáng, màu sắc tương tự răng thật chụp lên cùi răng. Để đảm bảo mão sứ tương thích với cấu trúc răng, ổn định và chắc chắn trên cung hàm, bác sĩ sẽ dùng khí cụ nha khoa mài đi một lớp mỏng men răng ở bên ngoài.

Trước khi mài, bác sĩ sẽ khám răng miệng và chụp X quang để xác định tỷ lệ men răng cần phải mài bỏ. Thông thường, lượng men răng phải mài khi làm răng sứ thường dao động từ 0.8 – 1mm đối với cổ răng, 1.5 – 2mm đối với mặt nhai và 1.5 – 2mm đối với thân răng. Nếu mài răng trong khoảng quy định, cấu trúc và chức năng của răng hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Trường hợp không mài răng khi bọc sứ có thể dẫn đến tình trạng mão sứ bị chênh, cộm và gây ra cảm giác vướng víu khi ăn uống. Ngoài ra, nếu không mài răng, mão sứ rất dễ tạo ra kẽ hở với phần trụ răng. Đây là điều kiện để thức ăn tích tụ tạo thành mảng bám, cao răng dẫn đến hàng loạt các vấn đề nha khoa như viêm nướu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu và sâu răng.

Đối với phương pháp này các chuyên gia sẽ sử dụng mão sứ để bao bọc phía ngoài răng. Lúc này răng thật sẽ trở thành trụ răng để cố định và làm đầy khoảng trống của mão sứ. Với bề dày kinh nghiệm thực tế cùng kiến thức chuyên môn cao,...

Mài răng khi bọc răng sứ có hại hay ảnh hưởng gì không?

Mài răng có hại hay ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Được biết, men răng là một trong 3 bộ phận quan trọng của răng bên cạnh tủy răng và ngà răng. Trong đó, men răng có kết cấu cứng chắc nhất với nồng độ khoáng chất cao. Cơ quan này có vai trò bảo vệ răng trước tác động của lực ăn nhai, axit trong thực phẩm, đồ uống và các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Chính vì vậy, nhiều người lo ngại việc mài lớp men răng sẽ khiến răng suy yếu và dễ tổn thương. Tuy nhiên trên thực tế, bác sĩ chỉ mài một lớp rất mỏng để tạo khoảng trống cho mão răng sứ. Sau khi phục hình, mão sứ sẽ bao bọc toàn bộ thân răng giúp bảo vệ cùi răng thật bên trong khỏi tác động của những tác nhân gây hại.

Mài răng khi bọc răng sứ có đau không
Mài răng khi bọc sứ đúng kỹ thuật hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng của răng

Nếu mài răng đúng kỹ thuật, chức năng và tuổi thọ của răng hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Ngược lại, kỹ thuật này còn giúp mão răng ổn định trên cung hàm, sát khít với trụ răng và có tuổi thọ cao hơn những trường hợp bọc răng sứ không mài răng.

Hiện nay, có không ít trường hợp răng bị tổn thương do bác sĩ mài răng quá nhiều dẫn đến phạm vào phần ngà và tủy răng. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những trường hợp bọc răng sứ tại các phòng khám/ cơ sở nhỏ và kém chất lượng. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn đáng tin cậy nếu có ý định làm răng sứ.

Mài răng khi bọc răng sứ có đau không?

Một vấn đề khác mà nhiều người lo ngại khi mài răng là cảm giác đau nhức và ê buốt. Men răng là cơ quan có kết cấu cứng chắc nên cần phải sử dụng thiết bị chuyên dụng mới có thể loại bỏ. Do đó, quá trình mài răng ít nhiều sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Để giảm các cảm giác ê buốt và đau nhức, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê trong quá trình thực hiện.

Khoảng 2 giờ sau khi mài răng, răng sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức nhẹ do thuốc tê hết tác dụng. Đây là cảm giác thường gặp do lớp men răng bị mài mỏng dẫn đến hiện tượng quá cảm ngà. Tuy nhiên sau khi phục hình bằng mão sứ, tình trạng này sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Các biện pháp giảm đau, ê buốt sau khi mài răng

Sau khi mài cùi răng thật, bạn cần chờ khoảng 2 – 3 ngày để được lắp mão sứ. Trong thời gian này, răng có thể bị ê buốt và đau nhức nhẹ. Những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị đau nhức nhiều dẫn đến khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.

Mài răng khi bọc răng sứ có đau không
Trong trường hợp răng đau nhức nhiều, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ

Để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt sau khi mài răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nếu răng đau nhức nhiều, có thể sử dụng Paracetamol hoặc một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để cải thiện. Trong trường hợp có các bệnh lý nội khoa, nên trao đổi kỹ với dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Sau khi mài răng, nên dùng các món ăn lỏng, mềm, ít gia vị và nguội để giảm áp lực lên răng. Sử dụng các thực phẩm cứng, khô, dai và quá nóng/ quá lạnh có thể làm tăng mức độ đau nhức và ê buốt.
  • Trường hợp răng ê buốt nhiều nên ngậm nước muối ấm để giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, nên chải răng nhẹ nhàng để tránh tác động đến phần ngà răng ở bên trong.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng và thức khuya cũng là những biện pháp đẩy nhanh tốc độ hồi phục, hạn chế tình trạng răng đau nhức và ê buốt sau khi mài răng.
  • Trong trường hợp răng đau nhức nặng, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Mài răng bị bọc răng sứ có thể gây đau nhức, ê buốt nhẹ trong khoảng vài ngày do hiện tượng quá cảm ngà. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm ngay sau khi bọc mão sứ. Để hạn chế rủi ro và ảnh hưởng của kỹ thuật mài răng, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín nếu có ý định bọc răng sứ.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ RĂNG SỨ:

XEM THÊM DỊCH VỤ - BÁO GIÁ BỌC RĂNG SỨ

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!