Bọc răng sứ là giải pháp phục hình, thẩm mỹ răng đang được ưa chuộng. Chính vì vậy, vấn đề vệ sinh, lấy cao sau khi bọc răng được rất nhiều người quan tâm. Vậy bọc răng sứ có lấy cao răng được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bọc răng sứ – Giải pháp phục hình cho hàm răng đẹp hoàn hảo
Bọc răng sứ là một trong những xu hướng phục hình, làm đẹp răng hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này có thể giúp cải thiện các khiếm khuyết ở cấu trúc răng như răng sứt mẻ, hô, móm, răng thưa hoặc ố vàng. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ tiến hành mài cùi thu nhỏ răng thật và bọc một lớp mão sứ bên ngoài.
Phương pháp bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích như:
- Làm tăng tính thẩm mỹ, giúp răng đều, đẹp và sáng màu hơn
- Cải thiện tình trạng hô, móm hay thưa răng
- Khôi phục chức năng nhai cho các trường hợp răng bị sứt mẻ
- Cải thiện tình trạng sai khớp cắn
- Giúp bạn có nụ cười đẹp và tự tin hơn.
- Khả năng chịu lực cao của răng sứ cũng giúp bạn sử dụng được những thực phẩm có độ cứng
- Giảm độ nhạy cảm của răng, giúp răng bớt ê buốt khi ăn các món nóng, lạnh.
Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời trên mà phương pháp bọc răng sứ đang ngày càng được nhiều người lựa chọn để khắc phục các vấn đề về răng miệng và tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy vậy, một số người còn đang băn khoăn về vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi bọc răng sứ, nhất là việc lấy cao răng. Những vấn đề như “bọc răng sứ lấy cao răng được không hay bọc răng sứ lấy cao răng có sao không?” đều nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân.
Vậy lấy cao răng là gì?
Cao răng (vôi răng) là một chất cứng được tạo thành từ canxi carbonat, canxi phosphate kết hợp với mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn hay xác tế bào chết. Chất này có khả năng bám rất chắc trên thân răng và nướu. Cao răng chính là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
Trong hầu hết các trường hợp, cao răng thường có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, một số người lại có cao răng màu đỏ được gọi là cao răng huyết thanh. Dạng cao răng này thường được hình thành dưới nướu và có khả năng gây viêm lợi, chảy máu. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến cho máu ngấm vào và làm cao răng chuyển sang màu đỏ.
Lấy cao răng còn được gọi là cạo vôi răng. Đây là một kỹ thuật nha khoa được sử dụng nhằm mục đích làm sạch các mảng bám và lớp vôi cứng bằng dụng cụ rung nhờ sóng siêu âm. Phương pháp này được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ 3 – 6 tháng một lần để ngăn chặn các vấn đề như chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng hay áp xe răng…
Đối với những người có cấu trúc răng bình thường, tự nhiên thì việc lấy cao răng dường như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào răng miệng, ngoại trừ cảm giác ê buốt kéo dài vài giờ sau khi lấy vôi. Tuy nhiên, nhiều người bọc răng sứ lại e ngại tác động từ máy rung có thể làm bong tróc hay bể lớp mão sứ bên ngoài. Ngay cả việc vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày cũng không dám tác động mạnh lên răng được bọc.
Bọc răng sứ có lấy cao răng được không?
Răng sứ có màu sắc trắng bóng, độ bền cao và cấu trúc khá bền vững. Loại răng này có khả năng chống bám dính cao và không bị ảnh hưởng bởi độ tố của vi khuẩn. Chính vì vậy tốc độ hình thành mảng bám và cao răng ở răng sứ sẽ chậm hơn so với răng bình thường.
Việc lấy cao răng cho răng sứ vẫn rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt răng. Tuy nhiên, bạn không cần phải lấy cao răng thường xuyên giống như răng bình thường. Điều này giúp hạn chế được tần suất đi nha sĩ và giảm được chi phí cho việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
Để ngăn chặn sự hình thành của mảng bám ở răng sứ, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Đánh chải răng thường xuyên, súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết các mẩu thức ăn dư thừa còn sót lại. Như vậy, mảng bám và cao răng mới không còn tích tụ.
Nếu sau một thời gian bọc răng sứ mà có dấu hiệu hình thành cao răng, bạn nên tìm đến các phòng khám nha khoa để được làm sạch đúng cách, giúp hạn chế tác động xấu lên lớp răng sứ bọc bên ngoài.
Bọc răng sứ bao lâu thì đi lấy cao răng?
Các trường hợp bọc răng sứ thường không được ấn định lịch lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng như người bình thường. Chỉ khi bề mặt răng sứ xuất hiện cao răng thì bạn mới phải đi cạo. Thời gian hình thành mảng bám và vôi răng sau khi bọc răng sứ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại răng sứ: Bọc răng sứ có nhiều loại như răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý và răng hoàn toàn bằng sứ. Mỗi loại có độ bền và khả năng chống lại sự bám dính thức ăn cùng vi khuẩn cũng khác nhau nên nguy cơ hình thành cao răng cũng khác nhau.
- Cách chăm sóc răng miệng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn đến thời điểm cao răng hình thành sau khi bọc răng sứ.
Cách chăm sóc, ngăn ngừa hình thành cao răng sau khi bọc răng sứ
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ của răng mà còn giảm thiểu nguy cơ bị cao răng và các vấn đề khác về răng miệng sau khi bọc răng sứ. Vì vậy, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Sử dụng thức ăn mềm. Tránh ăn thức ăn quá cứng hoặc thịt có sớ dài và dai
- Không dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt là sau khi mới bọc răng sứ
- Tránh sử dụng thức ăn chứa nhiều đường, bánh kẹo, nước ngọt có gas bởi chúng khiến vi khuẩn phát triển mạnh và hình thành cao răng nhanh hơn.
- Kiêng hút thuốc lá
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm
- Sử dụng kem đánh răng chứa Flour để các mảng bám được loại bỏ tốt hơn.
- Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Phương pháp này vừa giúp ngăn ngừa cao răng hữu hiệu, vừa giảm thiểu được tổn hại cho răng sứ.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc “bọc răng sứ có lấy cao răng được không?”. Dù bọc răng sứ thì cao răng cũng có thể hình thành nhưng chậm hơn so với răng bình thường. Lúc này, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của nha sĩ để làm sạch răng dễ dàng mà không gây vỡ hay rơi mảnh úp răng sứ ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết liên quan
Sau khi sinh bao lâu thì đi cạo vôi răng được?
Đánh bóng răng là gì? Có nên đánh bóng răng không? Giá bao nhiêu?
Vôi răng là gì? 5 Tác hại của vôi răng đến sức khỏe răng miệng
Lấy cao răng bị hở chân răng: Cách chăm sóc điều trị hồi phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!