Trong một số trường hợp, bọc răng sứ có thể được thực hiện mà không cần phải mài răng. Việc hạn chế mài răng sẽ giúp bảo tồn răng tối đa, tránh cảm giác đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên trên thực tế, kỹ thuật này có phạm vi chỉ định khá hạn chế nên ít được áp dụng hơn kỹ thuật bọc răng sứ truyền thống.
Bọc răng sứ không phải mài răng có được không?
Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng được áp dụng trong nhiều trường hợp như răng nhiễm màu nặng, răng bị nứt, mẻ, răng thưa, răng hô vẩu nhẹ, răng mọc lộn xộn và những trường hợp cần bảo vệ răng (mòn men răng, răng chết tủy). Hiện nay, phương pháp này đã có nhiều bước cải tiến nhằm nâng cao độ bền và hiệu quả thẩm mỹ.
Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ phải mài một lớp mỏng men răng để tạo khoảng trống. Sau khi chế tác, mão răng sứ được chụp trực tiếp lên cùi răng thật đảm bảo vừa khít với cùi răng, không bị chênh cộm và hở. Nếu không mài răng, răng sứ sẽ không có không gian và dễ gặp phải tình trạng cộm, chen chúc dẫn đến đau nhức và vướng víu khi ăn uống.
Trước đây, mài răng là bước bắt buộc trong kỹ thuật bọc răng sứ. Tuy nhiên, với tâm lý e ngại khi mài răng của nhiều khách hàng, kỹ thuật làm răng sứ không mài ra đời nhằm bảo tồn răng tối đa, hạn chế cảm giác đau nhức và ê buốt. Vì không mài răng nên kỹ thuật này thường sử dụng miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng thay vì dùng toàn bộ mão răng như bình thường.
Một số trường hợp có thể bọc răng sứ không cần mài răng:
- Răng tương đối mỏng và thưa
- Trường hợp bị mòn men mặt ngoài của răng
- Răng lệch lạc nhẹ, nhiễm màu
- Răng bị mòn cổ chân răng
Những trường hợp này có thể áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ không cần mài. Với kích thước siêu mỏng, miếng dán sứ sẽ giúp răng trở nên đầy đặn, đồng thời phục hồi hình dáng và màu sắc của răng.
Chống chỉ định bọc răng sứ không mài răng
Bọc răng sứ không mài dùng miếng dán sứ mỏng dán trực tiếp lên mặt ngoài của răng để cải thiện hình dáng và màu sắc. Khác với kỹ thuật bọc răng sứ thông thường, kỹ thuật này có chỉ định khá hạn chế. Chính vì vậy, bọc răng sứ không mài răng không thể thực hiện cho những trường hợp sau:
- Răng nhiễm màu nặng: Hiện tại, các chất liệu sứ được sử dụng để làm răng sứ và miếng dán sứ đều có trong suốt tương tự như men răng. Vì vậy với những trường hợp răng nhiễm màu nặng, miếng dán sứ không thể che phủ toàn bộ màu gốc của men răng. Khi có ánh nắng chiếu vào, răng sẽ ánh lên màu nâu vàng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.
- Răng có nhiều khuyết điểm: Trường hợp răng bị nứt mẻ lớn, răng chết tủy, hô vẩu, mọc lộn xộn gần như không thể dán sứ. Để cải thiện các khuyết điểm này, cần phải bọc răng sứ hoặc niềng răng – chỉnh nha.
- Các trường hợp khác: Ngoài ra, bọc răng sứ không mài cũng không được thực hiện trong những trường hợp như mòn men mặt trong, răng dày và có kích thước lớn, khách hàng có thói quen nghiến răng,…
Có thể thấy, bọc răng sứ không mài có chỉ định rất hạn chế. Hầu hết chỉ có những trường hợp răng ít khuyết điểm, răng mỏng và thưa mới có thể áp dụng phương pháp này.
Rủi ro khi bọc răng sứ không mài răng
Mài răng là bước quan trọng trong kỹ thuật bọc răng sứ với mục đích giúp mão sứ cố định và tương thích với 100% cấu trúc răng hàm. Chính vì vậy, chỉ có một số ít trường hợp mới có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ không mài răng. Nhiều người cho rằng, không mài răng giúp bảo tồn răng tối đa, tránh tình trạng đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên trên thực tế, bọc răng sứ không mài răng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Các rủi ro, tác dụng phụ có thể gặp phải khi bọc răng sứ không mài răng:
- Răng dày, thiếu độ trong suốt và tự nhiên
- Có cảm giác cộm, vướng khi ăn nhai
- Bọc răng sứ không mài răng dễ xuất hiện kẽ ở cùi răng. Từ đó tạo điều kiện cho thức ăn bám dính tạo thành mảng bám và cao răng.
Để tránh những rủi ro khi bọc răng sứ không mài răng, bạn nên lựa chọn đáng tin cậy nếu có ý định thực hiện. Ngoài ra, nên cân nhắc bọc răng sứ theo kỹ thuật truyền thống nếu răng có nhiều khuyết điểm. Bởi so với miếng dán sứ, mão sứ thông thường sẽ có khả năng bảo vệ răng tốt hơn.
Từ những thông tin trên, có thể thấy “Bọc răng sứ không mài răng có được không?” phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Để được tư vấn kỹ thuật bọc răng sứ phù hợp, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mặt Dán Sứ Veneer Ultrathin Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
Bọc Răng Sứ Kim Loại Thường Có Tốt Không?
Mặt dán sứ Veneer siêu mỏng không mài răng: Ưu nhược điểm và chi phí
Miếng dán sứ Veneer có bị bong ra không? Bao lâu phải làm lại?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!