Bọc răng sứ có niềng răng được không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Được biết, không phải tất cả các trường hợp đã làm răng sứ đều có thể chỉnh nha. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo những thông tin giải đáp trong bài viết sau.
Giải đáp: Bọc răng sứ có niềng răng được không?
Bọc răng sứ và niềng răng (chỉnh nha) là hai phương pháp nha khoa được ưa chuộng hiện nay. Trong đó, bọc răng sứ sử dụng mão sứ để khôi phục chức năng và hình thể của răng. Một số trường hợp còn áp dụng phương pháp này với mục đích thẩm mỹ như thiết kế nụ cười, khắc phục khuyết điểm răng hô vẩu, thưa nhẹ, chiều dài các răng không đồng đều.
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật nắn chỉnh răng về đúng vị trí bằng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài và máng niềng trong suốt. Kỹ thuật này tạo ra lực siết nhằm điều hướng răng về đúng vị trí, qua đó khắc phục tình trạng răng hô vẩu, răng móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc, răng thưa và khắc phục triệt để tình trạng sai lệch khớp cắn.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng bọc răng sứ không thể cải thiện một số khuyết điểm như răng lệch lạc, hô vẩu và chen chúc nhiều. Do đó, nhiều người có ý định chỉnh nha sau khi đã làm răng sứ để khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của răng. Vậy, đã bọc răng sứ có niềng răng được không?.
Trên thực tế, những người đã bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng chỉnh nha trong một số trường hợp. Tuy nhiên, răng sứ có đặc điểm khác với răng thật nên không phải trường hợp nào cũng có thể chỉnh nha sau khi làm răng sứ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc nên tham khảo thông tin về những trường hợp có thể/ không thể niềng răng (chỉnh nha) trong nội dung sau:
1. Trường hợp bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng
Răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật nhưng về bản chất có cấu tạo và đặc điểm hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy khi gắn khí cụ lên sẽ không có độ bám dính tốt. Dưới tác động của lực siết hàm, khí cụ chỉnh nha sẽ bị bung tuột dẫn đến giảm hiệu quả nắn chỉnh răng. Tuy nhiên nếu số lượng răng sứ không nhiều, bạn vẫn có thể niềng răng – chỉnh nha.
Được biết, những trường hợp có không quá 2 răng sứ/ cung hàm vấn có thể niềng răng. Răng sứ được dùng để bọc bên ngoài cùi răng thật. Do đó khi tác động lực siết hàm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực phù hợp để dịch chuyển răng từ từ, tránh tình trạng nứt, vỡ mão sứ và tổn thương cùi răng bên trong.
2. Những trường hợp không thể niềng răng sau khi bọc sứ
Nếu đã bọc răng sứ toàn hàm hoặc có hơn 2 răng/ cung hàm, bạn không thể can thiệp niềng răng (chỉnh nha). Vì răng sứ không có độ bám tốt nên các khí cụ chỉnh nha có thể bị tuột, lỏng.
Hơn nữa nếu đã bọc răng sứ toàn hàm, răng sẽ giảm khả năng dịch chuyển. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha và gây mất nhiều thời gian để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, đa phần những trường hợp này đều không có chỉ định niềng răng.
Trên thực tế, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng trường hợp để xem xét có nên niềng răng sau khi đã bọc răng sứ hay không.
Giải pháp trong trường hợp răng có nhiều khuyết điểm
Bọc răng sứ và niềng răng chỉ có thể cải thiện được khuyết điểm của răng trong phạm vi nhất định. Với những trường hợp răng có nhiều khuyết điểm, không thể khắc phục hoàn toàn bằng một phương pháp. Thay vào đó, cần kết hợp cả niềng răng và bọc răng sứ để mang lại kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, bọc răng sứ trước có thể giảm hiệu quả chỉnh nha. Vì vậy nếu răng có nhiều khuyết điểm, bạn nên niềng răng để khắc phục tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh, răng thưa, hô vẩu, móm, răng chen chúc và mọc sai vị trí. Sau khi chỉnh nha, răng sẽ về đúng vị trí và trở nên đều, cân đối hơn. Lúc này, bạn có thể bọc răng sứ hoặc dán sứ để cải thiện màu sắc, hình dáng của răng.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật như phẫu thuật chỉnh hàm, cắt lợi thừa,… để khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm ở răng miệng. Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp nào, đều nên chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh tự ý bọc răng sứ dẫn đến không thể niềng răng và can thiệp các phương pháp khác sau này.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về vấn đề “Bọc răng sứ có niềng răng được không?” và chủ động lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Răng Hàm Không? Giá Bao Nhiêu?
Công nghệ bọc răng sứ Nano 5S: Ưu nhược điểm và chi phí
Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Duy Trì Được Bao Lâu?
Mặt Dán Sứ Veneer Là Gì? Có Mấy Loại? Loại Nào Tốt Nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!