“Răng đang đau có lấy tủy được không?” là câu hỏi được rất nhiều người mắc các vấn đề răng miệng quan tâm. Bởi đây là một trong những cơ quan chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh bên trong lớp ngà răng. Theo các chuyên gia đầu ngành, việc lấy tủy răng khi đang bị đau răng có được không còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phương pháp lấy tủy răng là gì? Khi nên cần thực hiện?
Tủy răng là bộ phận nằm bên trong lõi răng có nhiệm vụ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng răng. Bên cạnh đó, cơ quan này còn chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh được bao bọc bởi lớp ngà răng, men răng. Theo đó, tủy răng được cấu tạo bởi 2 bộ phận là buồng tủy và ống tủy.
Tình trạng viêm tủy răng thường đặc trưng bởi cơn đau nhức, ê buốt khó chịu, đôi khi kèm theo mùi hôi khó chịu ở khoang miệng khiến người bệnh trở nên ngại giao tiếp. Với những trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra ở mức nghiêm trọng, việc lấy tủy răng để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng cũng như khắc phục các triệu chứng bệnh lý thường được bác sĩ áp dụng.
Lấy tủy răng hay điều trị nội nha là một trong những kỹ thuật thường được áp dụng với những trường hợp bị viêm tủy răng. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách loại bỏ toàn bộ phần tủy răng bị thương tổn, bị viêm nhiễm, các mô tủy bị chết hay hoại tử. Kế đến vệ sinh sạch vùng răng đã được lấy tủy và sử dụng các vật liệu nhân tạo để tiến hành trám, bọc răng nhằm bảo tồn những mô răng còn sống. Bên cạnh chỉ định trong trường hợp viêm tủy răng thì phương pháp lấy tủy răng còn được áp dụng với những trường hợp sau:
- Răng thường xuyên bị đau nhức ở mức độ nặng. Cơn đau có thể lan rộng đến vùng thái dương. Việc sử dụng thuốc giảm đau gần như không mang lại hiệu quả.
- Tình trạng đau nhức răng thường bùng phát mạnh vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khi sờ vào sẽ cảm nhận lung lay.
- Răng bị nhạy cảm quá mức khi dùng thức ăn lạnh, nóng, chưa. Ngoài ra, khi thức ăn bị rơi vào lỗ sâu, bạn sẽ có đau giác ê buốt, đau nhức.
- Mô nướu răng bị sưng đỏ thay gì có màu hồng nhạt như bình thường
- Xuất hiện các ổ mủ trắng ở lợi, tuy nhiên thường không gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhưng khi ấn mạnh có thể đau và chảy dịch mủ quanh chân răng.
Với những trường hợp này nếu không tiến hành điều trị tủy răng có thể khiến các triệu chứng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng và phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khởi năng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Ở những năm trước, khi các phương pháp điều trị nha khoa chưa phát triển mạnh, những răng bị tổn thương tủy thường được bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực lân cận. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những cây bị tổn thương nếu được điều trị nội nha kịp thời sẽ bảo tồn được số lượng răng hiệu quả.
Răng đang đau có lấy tủy được không?
Như đã đề cập, tủy răng là một trong những bộ phận có chức năng cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng và bảo vệ răng. Do đó, việc điều trị tủy răng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm không chỉ kiểm soát tình trạng đau nhức, khó chịu mà còn bảo tồn chức năng răng, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng đến các răng lân cận và phát sinh biến chứng.
Tuy nhiên, có nhiều người bệnh thắc mắc “Răng đang đau có lấy tủy được không?”. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng răng cần điều trị tủy bị đau thì vẫn có thể tiến hành lấy tủy răng như bình thường. Phương pháp này sẽ giúp khắc phục cơn đau nhức hiệu quả cũng như dự phòng một số bệnh lý khác liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp khi bị đau răng không được chỉ định thực hiện lấy tủy răng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ có thể chỉ định các biện pháp hỗ trợ giảm đau, đến khi cơn đau dần thuyên giảm, sau đó mới áp dụng điều trị tủy răng.
Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe để được xem xét và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất, tránh phát sinh rủi ro.
Quy trình điều trị tủy răng (lấy tủy răng)
Quy trình điều trị tủy răng được tiến hành thông qua các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám răng cần điều trị và khám tổng quát. Cụ thể chụp phim răng cần lấy tủy. Thông qua hình ảnh chụp được, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng như chất trám cũ, lỗ sâu, nhiễm trùng ở cuống răng, hệ thống ống tủy, hiện trạng của xương giữ răng,… Từ đó đưa ra kết luận chuẩn xác nhất cũng như áp dụng phác đồ điều trị thích hợp.
- Bước 2: Sử dụng thuốc gây tê trước khi lấy tủy để giúp người bệnh không có cảm giác đau nhức, khó chịu khi thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp điều trị tủy đều gây tê. Với những trường hợp tủy chết lâu ngày, răng không còn cảm giác thì không áp dụng gây tê.
- Bước 3: Lúc này, răng cần điều trị sẽ được cách ly hoàn toàn khỏi những vật dụng, dung dịch rửa ống tủy và thuốc nhằm tránh tình trạng rơi sang những vùng lân cận. Bên cạnh đó, nước bọt có thể chứa vi khuẩn nên cần được làm sạch để đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
- Bước 4: Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để đưa vào buồng tủy đến hệ thống ống tủy để loại bỏ phần tủy bị hư tổn, vệ sinh sạch và tiến hành tạo hình cho ống tủy.
- Bước 5: Sau khi đã được làm sạch và tạo hình thích hợp. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo để hàm, trám bít lại. Một số trường hợp được đề nghị lắp chốt vào phía trong của ống tủy giúp tăng khả năng chống đỡ miếng hàn mới tốt hơn. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để đảm bảo răng đã được trám bít hoàn toàn, không có kẽ hở.
Cách chăm sóc sau khi lấy tủy răng hiệu quả
Những răng được điều trị tủy nếu được bảo vệ và chăm sóc đúng cách có thể được bảo tồn đến suốt đời. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi lấy tủy răng một thời gian có dấu hiệu bị vôi hóa và tăng nguy cơ vỡ, gãy hơn. Do đó, sau khi điều trị nội nha, người bệnh cần chủ động trong việc bảo vệ cũng như chăm sóc răng đúng cách. Cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Thao tác chải răng nhẹ nhàng, đúng cách để đảm bảo loại bỏ các mảng bám ở chân răng hoàn toàn.
- Ưu tiên sử dụng loại bàn chải có sợi lông mềm, tránh gây tổn thương ở vùng nướu và lợi. Thay bàn chải đánh răng 2 tháng/ lần hoặc ngay khi lông bàn chải bị xơ.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
- Tránh dùng các món ăn cay nóng, có kết cấu cứng, độ bám dính cao vì có thể gây ê buốt, khó chịu cho răng. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào, tốt cho răng.
- Thời gian đầu sau khi điều trị tủy, người bệnh nên ưu tiên dùng những món ăn mềm, dễ nhai nuốt như canh, cháo, súp,…
- Chủ động thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp phát hiện những vấn đề bất thường, từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục sớm và hiệu quả.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Răng đang đau có lấy tủy được không?” cũng như một số thông tin liên quan đến phương pháp điều trị tủy răng. Để đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như an toàn tuyệt đối, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe để được khám và tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Tủy Răng Bị Thối Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?
Lấy Tủy Răng Mấy Lần Hẹn Mới Xong? Thời Gian Bao Lâu?
Viêm tủy răng khi mang thai và cách điều trị an toàn
Răng Đã Lấy Tủy Sử Dụng Được Bao Lâu? Cách Chăm Sóc Và Bảo Vệ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!