Tẩy trắng răng bị ê buốt có sao không? Bao lâu hết?

Bị ê buốt là phản ứng thông thường sau khi tẩy trắng răng. Nếu chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần tùy theo cơ địa của từng người. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm ê buốt răng nhanh chóng với một số mẹo chăm sóc tại nhà.

tẩy trắng răng có bị ê buốt không
Tẩy trắng răng có bị ê buốt không?

Tẩy trắng răng có bị ê buốt không? Có sao không?

Tẩy trắng răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phương pháp này sử dụng thuốc tẩy trắng chứa hoạt chất gốc peroxide nồng độ cao và chiếu đèn plasma hoặc tia laser để tẩy các mảng màu bám ở men răng, ngà răng. Chỉ sau một thời gian ngắn, các mảng màu bám trên răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người lo ngại khi tẩy trắng răng là tình trạng ê buốt. Vậy, tẩy trắng răng có bị ê buốt hay không? Có sao không?. Trên thực tế, tất cả loại thuốc được sử dụng để tẩy trắng răng đều chứa hoạt chất có tác dụng tẩy mạnh. Do đó khi tiếp xúc với bề mặt răng, các hoạt chất này đều kích thích tế bào thần kinh ở ngà răng và tủy răng dẫn đến cảm giác ê buốt. Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp gặp phải tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng.

Ê buốt là phản ứng bình thường sau khi tẩy trắng răng. Nếu chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng. Ngoài nguyên nhân thông thường, ê buốt sau khi tẩy trắng răng cũng có thể xảy ra do nền răng yếu, bác sĩ tẩy trắng răng sai kỹ thuật và một số nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Ê buốt là phản ứng thường gặp sau khi tẩy trắng răng. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sau:

ê buốt sau khi tẩy trắng răng
Tác động của thuốc tẩy trắng khiến răng bị ê buốt nhẹ trong vài ngày sau khi thực hiện
  • Do tác động của thuốc tẩy trắng răng: Như đã đề cập, các loại thuốc tẩy trắng răng chứa hoạt chất có nồng độ cao. Chính vì vậy, khi thoa lên răng, tế bào thần kinh trong ngà răng và tủy răng sẽ bị kích thích dẫn đến cảm giác ê buốt và khó chịu.
  • Nền răng yếu: Những người có nền răng yếu bẩm sinh sẽ nhạy cảm hơn với hoạt chất từ thuốc tẩy trắng. Do đó, răng sẽ dễ ê buốt hơn khi tiếp xúc với các dung dịch tẩy mạnh được sử dụng trong kỹ thuật tẩy trắng răng tại nha khoa.
  • Bác sĩ tẩy trắng răng sai kỹ thuật: Tẩy trắng răng tại phòng khám cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, tình trạng ê buốt có thể kéo dài trong nhiều ngày.
  • Không điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa: Tương tự như các kỹ thuật khác, tẩy trắng răng chỉ được thực hiện khi đã điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Nếu không được điều trị, răng có thể bị ê buốt và đau nhức dai dẳng trong nhiều ngày. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm tăng mức độ khó chịu trong quá trình thực hiện.
  • Dùng thuốc tẩy trắng tại nhà vượt nồng độ quá cao: Ngoài tẩy trắng răng tại phòng khám, một số người chọn tẩy trắng răng tại nhà để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các sản phẩm dùng tại nhà không được vượt quá 30%. Nếu sử dụng các sản phẩm chứa nồng độ quá cao, răng có thể bị ê buốt dữ dội và kéo dài.
  • Do không chăm sóc đúng cách sau khi tẩy trắng: Sau khi tẩy răng, men răng bị tác động đáng kể nên sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Để men răng hồi phục trở lại, bạn cần chăm sóc đúng cách trong khoảng 2 tuần. Nếu không kiêng cữ một số loại thực phẩm và đồ uống, răng có thể bị ê buốt dai dẳng, kéo dài.

Ê buốt do tẩy trắng răng bao lâu hết?

Nếu tẩy trắng răng đúng kỹ thuật, tình trạng ê buốt răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn (khoảng vài ngày đến vài tuần tùy theo cơ địa từng người). Tuy nhiên, trong trường hợp có sai sót trong khi thực hiện và chăm sóc không đúng cách, răng có thể bị ê buốt dai dẳng và kéo dài.

Trong những trường hợp này, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và khắc phục. Nếu để lâu dài, men răng có thể bị hư hại, răng bị ê buốt nhiều khi ăn uống và sinh hoạt. Men răng bị bào mòn đồng nghĩa với khả năng bảo vệ răng suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, tủy răng dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng.

Cách cải thiện ê buốt do tẩy trắng răng

Ê buốt là phản ứng thông thường sau khi tẩy trắng răng tại phòng khám và sử dụng thuốc tẩy trắng răng tại nhà. Tình trạng này thường có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày nhưng cần có phải có biện pháp chăm sóc hợp lý. Nếu chủ quan, răng có thể bị ê buốt kéo dài gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng:

1. Sử dụng thuốc bôi chống ê buốt

Các loại thuốc chống ê buốt thường có chứa Potassium nitrate có khả năng giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng và sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa khác như trám răng, cạo vôi răng, bọc răng sứ,… Trong trường hợp ê buốt nhiều, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp.

ê buốt sau khi tẩy trắng răng
Có thể sử dụng thuốc bôi chứa Potassium nitrate để cải thiện tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Các loại thuốc ê buốt được sử dụng trực tiếp lên nướu và răng bị ê buốt. Sau khoảng 30 phút, thuốc sẽ thẩm thấu hoàn toàn nên có thể ăn uống bình thường trở lại. Tùy theo mức độ ê buốt răng, bạn có thể dùng sản phẩm 3 – 4 lần mỗi ngày và mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.

2. Ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Sau khi tẩy trắng răng, men răng sẽ tương đối nhạy cảm nên dễ bị ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn uống. Để giảm nhanh triệu chứng này, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

ê buốt sau khi tẩy trắng răng
Dùng thức ăn mềm và nguội có thể giảm mức độ ê buốt, đau nhức sau khi tẩy trắng răng

Cách điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng:

  • Tránh ăn uống trong 1 – 2 giờ sau khi tẩy trắng răng để răng và nướu ổn định trở lại.
  • Sau khoảng 2 tiếng, bạn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, lúc này men răng còn khá nhạy cảm nên rất dễ bị ê buốt. Để giảm cảm giác khó chịu, nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị như súp, cháo, miến, sinh tố,…
  • Trong 2 tuần đầu sau khi tẩy trắng răng, nên tăng cường bổ sung rau xanh, các loại cá, trứng và hải sản để cung cấp protein, vitamin D và canxi. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng, từ đó giảm mức độ ê buốt và cải thiện sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
  • Uống nhiều nước và dùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ để hỗ trợ làm dịu nướu, men răng. Ngoài ra, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước còn giúp hạn chế mảng bám, ngăn ngừa tích tụ cao răng.
  • Không sử dụng món ăn và đồ uống có màu đậm như sâm panh, trà nghệ, chè xanh, cà ri, bò kho, bánh kẹo, rượu bia,… trong ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống đậm màu lâu dài để tránh tình trạng răng ố vàng.
  • Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần tránh hút thuốc sau khi tẩy trắng răng. Các hóa chất trong khói thuốc không chỉ khiến răng nhanh chóng bị ố vàng mà còn làm chậm tốc độ phục hồi của mô nướu và men răng. Do đó, cần tránh hút thuốc lá và cai thuốc lá sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Không dùng thức ăn chứa nhiều axit, món ăn quá nóng và quá lạnh. Các thói quen này đều gia tăng mức độ ê buốt sau khi tẩy trắng răng, đồng thời gây hư hại và mòn men răng.

3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngoài kiêng cữ khi ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nhanh tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh răng miệng còn giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và củng cố độ chắc khỏe của men răng.

Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm mảnh để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa trong khoang miệng. Chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám, cao răng tích tụ.
  • Súc miệng với dung dịch sát khuẩn chứa fluor để đẩy nhanh quá trình tái khoáng. Với sự hỗ trợ của fluor, men răng sẽ trở nên cứng chắc, qua đó có thể cải thiện được tình trạng răng ê buốt và đau nhức.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa hình thành mảng bám.

Nếu vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống, sinh hoạt điều độ, tình trạng răng ê buốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Ngay cả khi triệu chứng đã giảm đi, bạn vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.

Hạn chế ê buốt khi tẩy trắng răng bằng cách nào?

Ê buốt là phản ứng khó tránh khỏi khi tẩy trắng răng tại phòng khám và tại nhà. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng này bằng một số biện pháp sau:

ê buốt sau khi tẩy trắng răng
Lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy khi có nhu cầu tẩy trắng răng có thể giảm mức độ ê buốt và hạn chế tối đa rủi ro phát sinh
  • Lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy khi có ý định tẩy trắng răng. Tránh thực hiện ở các phòng khám nhỏ, kém chất lượng.
  • Nếu sử dụng thuốc tẩy trắng răng tại nhà, bạn nên lựa chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với mức độ ố vàng và tình trạng sức khỏe răng miệng.
  • Khi sử dụng thuốc tẩy trắng tại nhà, có thể sử dụng xen kẽ với các loại thuốc chống ê buốt để giảm cảm giác khó chịu.
  • Nếu có răng nhạy cảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được sử dụng thuốc tẩy nồng độ thấp. Mặc dù mang lại hiệu quả kém hơn nhưng bạn có thể hạn chế tối đa tình trạng ê buốt trong quá trình thực hiện.

Tẩy răng răng có thể khiến răng bị ê buốt nhẹ trong vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Ngoài ra, nên chủ động thực hiện một số biện pháp để cải thiện mức độ ê buốt, đồng thời giúp men răng phục hồi nhanh hơn sau khi tẩy trắng răng tại phòng khám và khi sử dụng thuốc tẩy trắng răng tại nhà.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!