Cách chữa hôi miệng bằng mật ong có thể loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống nấm mạnh. Các công thức từ nguyên liệu này giúp cải thiện hôi miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau như do các bệnh nha khoa, viêm đường hô hấp, trào ngược dạ dày,…
Tìm hiểu tác dụng chữa hôi miệng của mật ong
Chữa hôi miệng bằng mật ong là cách trị hôi miệng tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng khoáng chất, axit amin và chất chống oxy hóa dồi dào. Đặc biệt, nguyên liệu này còn chứa hydrogen peroxide có khả năng kháng khuẩn và chống nấm tốt.
Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, mật ong thường được tận dụng để điều trị các bệnh da liễu và làm dịu nướu răng bị kích ứng, chảy máu. Các axit amin trong mật ong còn giúp dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình tái tạo của mô nướu, làn da. Bên cạnh đó, hydrogen peroxide cũng giúp làm giảm hại khuẩn trong khoang miệng, từ đó hạn chế tình trạng sinh khí sulfur (nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng).
Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Khoa Vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Amsterdam đã phát hiện, denfensin – 1 (một loại protid trong mật ong có hiệu quả kháng khuẩn mạnh, đặc biệt hiệu quả với những vi khuẩn đã kháng thuốc). Do đó khi dùng áp dụng các công thức từ mật ong, lượng vi khuẩn thường trú trong khoang miệng sẽ giảm đi đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc lượng khí sulfur được sản sinh sẽ giảm đi và mùi hôi miệng cũng được cải thiện rõ rệt.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tốt nên có thể loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng. Vì vậy nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số công thức từ nguyên liệu này để cải thiện thay vì phải sử dụng sản phẩm đặc trị. Ưu điểm của mẹo chữa hôi miệng bằng mật ong là cách thực hiện đơn giản, ít tốn kém và có thể áp dụng ngay tại nhà.
Mách bạn 7 cách chữa hôi miệng bằng mật ong đơn giản
Mật ong không chỉ cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào mà còn có giúp cải thiện một số vấn đề sức khỏe. Để giảm tình trạng hôi miệng, bạn có thể áp dụng 1 trong số 7 mẹo đơn giản sau:
1. Cách chữa hôi miệng với mật ong nguyên chất
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất để cải thiện tình trạng hôi miệng. Với hàm lượng hydrogen peroxide cao, mật ong giúp ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn, từ đó làm giảm lượng khí sulfur trong khoang miệng và hạn chế tình trạng hơi thở có mùi rõ rệt.
Ngoài ra, trong mật ong có chứa khá nhiều axit amin và polyphenol có tác dụng kháng viêm, tái tạo và phục hồi mô mềm. Tác dụng này không chỉ được tận dụng để cải thiện các bệnh da liễu mà còn hỗ trợ làm dịu vết loét ở nướu và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào. Do đó bên cạnh tác dụng giảm hôi miệng, bạn cũng có thể dùng mật ong nguyên chất để cải thiện viêm loét niêm mạc miệng và kích ứng nướu do tẩy trắng răng.
Cách dùng mật ong nguyên chất trị hôi miệng:
- Cách 1: Hòa 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 100ml nước ấm, khuấy đều và ngậm trong vài phút. Sau đó súc miệng để làm sạch vi khuẩn và thức ăn thừa.
- Cách 2: Chải răng và súc miệng sạch sẽ trước khi thực hiện. Thoa một ít mật ong nguyên chất lên vết loét ở nướu răng hoặc thoa xung quanh răng, nướu. Để trong 5 – 10 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm. Cách này có thể giảm hôi miệng do tích tụ nhiều mảng bám hoặc do các bệnh về nướu như viêm nha chu, viêm lợi,…
2. Trị hôi miệng bằng trà chanh, mật ong
Nếu hôi miệng xảy ra do trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh viêm đường hô hấp, uống trà chanh mật ong có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả. Trà chanh mật ong có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh dễ chịu giúp giảm ngứa rát, tiêu đờm và làm dịu hiện tượng viêm ở cổ họng.
Trong mật ong chứa defensin -1 có hiệu quả ức chế nhiều loại vi khuẩn có hại. Do đó, nếu sử dụng trà chanh mật ong thường xuyên, tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm dịu niêm mạc thực quản, giảm tình trạng buồn nôn và trớ thức ăn do trào ngược dạ dày.
Hơn nữa, trà chanh mật ong chứa một lượng nhỏ acid citric từ nước cốt chanh có khả năng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy nếu tình trạng hơi thở có mùi xảy ra do các nguyên nhân kể trên, bạn nên áp dụng công thức này để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1/2 quả chanh và 3 – 4 thìa cà phê mật ong
- Pha mật ong với nước ấm 75 độ C, sau đó cho nước cốt chanh vào
- Khuấy đều đến khi mật ong tan hoàn toàn
- Dùng uống khi trà còn ấm, nên uống từng ngụm nhỏ để tinh chất trong chanh và mật ong thẩm thấu vào niêm mạc họng
- Ngày dùng 1 – 2 tách
3. Cách chữa hôi miệng bằng mật ong và quế
Quế là loài thảo dược có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Đông Nam Á. Từ lâu, thảo dược này đã được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp nhờ đặc tính cay nóng, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Nếu hôi miệng xảy ra do các bệnh hô hấp, bạn có thể kết hợp quế và mật ong để kháng khuẩn, tiêu viêm và khử mùi hôi trong khoang miệng.
Ngoài ra, trong vỏ quế chứa O-Methoxycinnamaldehyde và E-Cinnamaldehyde có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Vì vậy, bạn cũng có thể áp dụng công thức từ mật ong và quế trong trường hợp hôi miệng xảy ra do viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Bên cạnh hiệu quả khử mùi, công thức này còn giảm viêm và đau rát ở mô nướu.
Cách dùng mật ong và quế trị hôi miệng:
- Sử dụng khoảng 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều với 100ml nước ấm
- Sau đó cho vào 1/4 – 1/3 thìa cà phê bột quế (có thể gia giảm nếu không chịu được vị cay của bột quế)
- Dùng nước quế và mật ong súc miệng sau khi đánh răng, nên súc kỹ trong 30 giây để hoạt chất trong thảo dược loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hôi khó chịu.
Quế có tính nóng và vị cay rát nên có thể gây khó chịu khi thực hiện. Để tránh tình trạng này, bạn nên giảm lượng bột quế và chỉ nên áp dụng 1 lần/ ngày.
4. Công thức trị hôi miệng từ mật ong và baking soda
Baking soda được biết đến là nguyên liệu tẩy trắng răng hiệu quả. Với độ pH kiềm và đặc tính khử mạnh, baking soda giúp loại bỏ mảng màu, thức ăn thừa và các mảng bám sinh học trên răng. Tuy nhiên, hạn chế khi dùng nguyên liệu này là có thể gây mòn men và ê buốt với những người có răng nhạy cảm.
Nếu muốn cải thiện đồng thời tình trạng hôi miệng và răng ố vàng, xỉn màu, công thức từ mật ong và baking soda sẽ là lựa chọn phù hợp. Với vị ngọt dịu và nhiều thành phần dưỡng ẩm, mật ong có tác dụng làm dịu nướu, răng, từ đó giảm cảm giác khó chịu khi sử dụng baking soda.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1/2 thìa cà phê baking soda và 1 thìa cà phê mật ong
- Trộn đều 2 nguyên liệu
- Dùng hỗn hợp này chải răng nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút
- Sau đó súc miệng kỹ để làm sạch hoàn toàn mật ong và baking soda trong khoang miệng
- Áp dụng cách này 1 – 2 lần/ tuần
5. Trà gừng mật ong giảm hôi miệng
Ngoài trà chanh mật ong, bạn cũng có thể dùng trà gừng mật ong để giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tương tự như mật ong, gừng chứa Gingerol có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Đây cũng là lý do gừng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa ho, đau họng, viêm amidan,…
Đặc biệt, gừng còn kích thích quá trình tiêu hóa, từ đó giảm thời gian thức ăn trong dạ dày và hạn chế tình trạng trớ thức ăn lên khoang miệng – nguyên nhân gây sâu răng và hôi miệng thường gặp. Mặc dù cùng có hiệu quả kháng khuẩn và chống viêm như mật ong nhưng gừng còn chứa hàm lượng tinh dầu cao, có khả năng khử mùi và giúp làm thơm hơi thở. Chính vì vậy, công thức trị hôi miệng này được khá nhiều người áp dụng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1/2 củ gừng và 1 ít mật ong
- Rửa sạch gừng, xắt thành lát hoặc sợi
- Cho gừng vào nước sôi hãm từ 5 – 7 phút
- Thêm mật ong vào khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm
Nếu hôi miệng xảy ra do trào ngược, nên dùng trà gừng mật ong vào buổi tối trước khi ngủ hoặc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Trong trường hợp xảy ra các nguyên nhân khác, bạn có thể dùng loại trà này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
6. Súc miệng với giấm táo và mật ong
Giấm táo và mật ong cũng là công thức trị hôi miệng được áp dụng phổ biến. Giấm táo là nguyên liệu rất được ưa chuộng trong chăm sóc da, tóc và răng miệng. Các nghiên cứu cho thấy, axit malic và axit acetic trong nguyên liệu này có hiệu quả chống nấm, kháng virus và kháng khuẩn. Nhờ vậy, số lượng vi khuẩn và nấm men trong khoang miệng sẽ bị ức chế và giảm hiện tượng sinh khí sulfur (khí sulfur chính là nguyên nhân trực tiếp tạo ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở).
Tuy nhiên, dùng giấm táo có thể gây mòn men và rát cổ họng do hàm lượng axit cao. Do đó, nguyên liệu này thường được kết hợp với mật ong. Mật ong chứa độ pH cân bằng giúp làm dịu axit trong giấm táo và bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi và nướu. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng hơi thở có mùi, răng ố vàng và xỉn màu sẽ giảm đi rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê giấm táo, 1 thìa cà phê mật ong và 80ml nước ấm
- Hòa mật ong và giấm táo vào nước ấm
- Chải răng sạch sẽ và dùng hỗn hợp trên súc miệng trong vài phút
- Cuối cùng, nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch
7. Kết hợp mật ong và dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều công thức chăm sóc da. Tuy nhiên, ít người biết rằng, dầu dừa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Các axit béo dồi dào trong tinh dầu này giúp làm dịu nướu, răng và niêm mạc miệng. Trong đó, axit lauric có hiệu quả kháng khuẩn, chống nấm và virus mạnh.
Kết hợp mật ong và dầu dừa giúp tăng hiệu quả chống khuẩn, khử mùi. So với những công thức trên, công thức này có độ an toàn cao và nhẹ dịu hơn khi vì không chứa axit. Vì vậy, người có nền răng nhạy cảm có thể cân nhắc áp dụng.
Cách dùng mật ong và dầu dừa trị hôi miệng:
- Chuẩn bị dầu dừa đông đặc và mật ong nguyên chất
- Trộn đều 1/4 thìa mật ong với 1/2 thìa cà phê dầu dừa
- Dùng bàn chải chấm hỗn hợp và chải đều lên bề mặt răng nhẹ nhàng từ 2 – 3 phút để làm sạch mảng bám, loại bỏ thức ăn thừa và khử mùi hôi
- Sau khi chải răng, nên súc miệng với nước ấm để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi trong khoang miệng
Những lưu ý khi dùng mật ong trị hôi miệng
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên, có độ an toàn và lành tính cao. Vì vậy nếu không muốn sử dụng các sản phẩm đặc trị hôi miệng, bạn có thể áp dụng các công thức từ nguyên liệu này. Tuy nhiên để đạt hiệu tốt nhất khi thực hiện, nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các công thức trị hôi miệng từ mật ong mang lại hiệu quả khá chậm và tác dụng tạm thời. Ngoài ra, những trường hợp hơi thở có mùi nặng thường không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng các công thức từ nguyên liệu này.
- Bên cạnh các mẹo trị hôi miệng từ nguyên liệu tự nhiên, bạn nên kiêng đồ ăn, thức uống có mùi nồng như hành, tỏi, cà phê, rượu bia, trà đặc và không nên hút thuốc lá. Nếu không thay đổi các thói quen xấu, tình trạng hôi miệng gần như không có cải thiện khi áp dụng các công thức này.
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ mảng bám và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
- Nếu tình trạng hôi miệng không cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết. Bởi hơi thở có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nha chu, viêm tủy răng, răng chết tủy, sâu răng nặng,… gần như không thể cải thiện hoàn toàn nếu các bệnh lý này chưa được điều trị dứt điểm.
- Uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và đặc biệt là thực phẩm có mùi thơm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, bạc hà, húng quế, dâu tây,… để làm thơm miệng.
Các cách chữa hôi miệng bằng mật ong tương đối đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng hơi thở có mùi và một số triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp thêm với thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Hôi miệng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Top 10 Thuốc Trị Hôi Miệng Của Nhật Hiệu Quả, Được Tin Dùng
Lá Trầu Không Chữa Hôi Miệng – Mẹo Hay Nên Thử
Tại Sao Mọc Răng Khôn Lại Gây Hôi Miệng? Khắc Phục Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!