Nhổ răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin liên quan: Tác dụng của răng khôn: Răng khôn mọc bình thường không gây kẹt nướu hoặc viêm nướu, không lệch răng, không gây nhiễm trùng mới nên giữ lại [1]. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn cần thiết khi gây ra đau đớn, viêm nhiễm, hoặc đẩy các răng khác lệch, làm hỏng sức khỏe nướu hoặc xương [2]. Nguy hiểm khi nhổ răng khôn: Nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc nhổ răng khôn có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và đau đớn, nhưng khi được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa, rủi ro này giảm thiểu [3]. Lưu ý khi nhổ răng khôn: Đề xuất thảo luận với nha sĩ về quy trình, lợi ích và rủi ro trước khi quyết định nhổ răng khôn [4]. Nhớ luôn thảo luận với chuyên gia nha khoa để đánh giá tình hình riêng của bạn.

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má là hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. So với răng mọc thẳng, răng khôn mọc lệch thường gây sưng nướu, chảy máu và đau nhức nhiều. Nếu không được xử lý sớm, các răng trên cung hàm có thể bị chèn ép dẫn đến sai khớp cắn và nhiều vấn đề nha khoa khác. 

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má
Răng khôn mọc lệch ra ngoài má là tình trạng khá phổ biến bên cạnh răng khôn mọc ngầm và mọc ngang

Vì sao răng khôn mọc lệch ra ngoài má?

Răng khôn (răng số 8) là một trong những răng vĩnh viễn trên cung hàm. Trung bình, mỗi người sẽ có 4 răng khôn với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Điểm đặc biệt của răng số 8 so với các răng khác là chỉ mọc trong giai đoạn trưởng thành (17 – 25 tuổi), nằm ở vị trí cuối cung hàm và hầu như không giữ chức năng sinh lý hay thẩm mỹ.

Nếu răng mọc thẳng và không gặp phải bất cứ vấn đề nào, răng khôn vẫn có thể hỗ trợ răng số 6 và số 7 khi ăn nhai. Tuy nhiên, phần lớn răng số 8 đều gặp phải tình trạng mọc nghiêng, mọc lệch và mọc ngầm. Đôi khi răng có thể mọc lệch ra bên ngoài má gây đau nhức và sưng mô nướu.

Lý do khiến cho răng khôn hay bị mọc lệch là do răng mọc vào thời điểm khung hàm đã phát triển hoàn toàn. Khi mọc, mầm răng rất khó mọc thẳng lên phía trên nên đa phần có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm. Ngoài ra, vào giai đoạn từ 17 – 25 tuổi, cấu trúc răng đã hoàn chỉnh nên cung hàm thường bị thu hẹp, không có đủ không gian cho răng khôn mọc và phát triển.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng của răng khôn thường do gen di truyền. Do đó, bạn có thể gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch ra ngoài má do di truyền từ bố mẹ. Chính vì những nguyên nhân trên, răng khôn mọc lệch ra ngoài má là tình trạng khá phổ biến. Ngoài ra, một số người còn có thể gặp phải tình trạng răng khôn nằm ngang, mọc ngầm bên dưới gây chèn ép dây thần kinh và các răng còn lại trên cung hàm.

Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc lệch ra bên ngoài má

Khi mọc răng khôn, nướu và răng thường bị sưng viêm, đau nhức và khó chịu. Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi răng khôn mọc lệch ra bên ngoài má. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu sau:

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má
Răng khôn mọc lệch ra ngoài má có thể gây đau nhức răng hàm trên/ hàm dưới và cơn đau có thể lan lên phía trên tai
  • Quan sát thấy răng khôn mọc lệch và chìa ra hẳn bên ngoài
  • Vùng nướu xung quanh bị sưng viêm, đau nhức và chảy máu. Đôi khi có hiện tượng ứ mủ và rỉ dịch.
  • Răng đau nhức dữ dội, có thể đau từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Khi ăn uống và chải răng, cơn đau có thể gia tăng về mức độ. Trong trường hợp răng mọc lệch ra ngoài má, cơn đau còn có thể lan đến tai và đầu.
  • Sưng vùng má và sưng hạch góc hàm.
  • Một số trường hợp còn có thể bị viêm lợi trùm (quan sát thấy một phần lợi trùm lên trên răng khôn, lợi có hiện tượng sưng đau và chảy máu)
  • Một số người có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi và sốt nhẹ

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má là tình trạng khá thường gặp khi mọc răng số 8. Ngoài ra, một số người còn có thể gặp phải hiện tượng răng mọc ngầm, mọc nghiêng chèn ép các răng trên cung hàm.

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má nguy hiểm không?

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai. Nếu không có biện pháp cải thiện sớm, các triệu chứng khó chịu có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài trong nhiều tuần. Ban đầu, tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nhưng về lâu dài, bạn cũng có thể bị hôi miệng do vi khuẩn phát triển bên trong mô nướu xung quanh răng số 8.

Ngoài ra, răng mọc lệch còn tạo kẽ hở để thức ăn bám dính vào làm tăng mức độ tích tụ mảng bám và cao răng. Đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến răng khôn mà còn tác động đến răng số 7 và một số răng lân cận.

Bên cạnh đó, răng khôn mọc lệch ra ngoài má còn có thể chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau đầu, liệt vùng mặt hoặc chèn ép các răng khác trên cung hàm khiến răng mọc chen chúc, sai lệch khớp cắn. Chính vì vậy khi nhận thấy những vấn đề bất thường ở răng khôn, bạn cần đến nha khoa sớm để được thăm khám và điều trị.

Cách xử lý răng khôn mọc lệch ra ngoài má

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần phải xử lý tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

1. Các biện pháp cải thiện tạm thời

Nếu chưa thể đến phòng khám, bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do răng khôn mọc lệch ra ngoài má như sưng nướu răng, đau nhức, hôi miệng, chảy máu chân răng,… Các biện pháp này phần nào có thể cải thiện cơn đau và giúp bạn thoải mái hơn khi ăn uống.

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má
Chườm đá có thể giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sưng má do răng khôn mọc lệch

Một số biện pháp cải thiện tạm thời tình trạng răng khôn mọc lệch ra ngoài má:

  • Chườm đá: Chườm đá là cách giảm đau răng tại nhà an toàn và hiệu quả. Cách này có thể làm dịu cảm giác đau nhức và giảm sưng nướu răng hoặc sưng má. Chỉ sau khoảng 15 – 20 phút chườm đá, tình trạng đau nhức, sưng lợi,… sẽ giảm đi đáng kể. Để giảm nhanh các triệu chứng, bạn nên thực hiện biện pháp này khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Ngậm nước muối ấm: Trong trường hợp hôi miệng, lợi sưng viêm, chảy máu và ứ mủ, bạn có thể ngậm nước muối ấm để cải thiện. Nước muối có đặc tính sát trùng, giảm viêm nên khi ngậm và súc miệng có thể làm dịu cơn đau, giảm sưng nướu và cầm máu nhanh. Nếu cần thiết, nên thực hiện mẹo đơn giản này vài lần/ ngày để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
  • Uống trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có thể giảm đau nhức do răng khôn mọc lệch ra ngoài má. Với hàm lượng apigenin cao, trà hoa cúc có thể làm dịu cảm giác đau nhức và giảm sưng ở nướu răng. Ngoài ra, dùng loại trà vào buổi tối còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ do răng đau nhức âm ỉ.

Các biện pháp tại nhà có thể giảm tạm thời các triệu chứng khó chịu. Để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng này, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được kiểm tra và điều trị.

2. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp nướu răng đang bị viêm cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong một thời gian ngắn để giảm viêm và các triệu chứng khó chịu. Sau khi hết viêm, bạn cần quay trở lại phòng khám để tiến hành các phương pháp điều trị triệt để.

Các loại thuốc được sử dụng để giảm triệu chứng do răng khôn mọc lệch ra ngoài má:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol) là loại thuốc thông dụng được sử dụng để giảm đau nhức và sốt nhẹ khi mọc răng khôn. Nếu cơn đau không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn có thể dùng loại thuốc này trong khoảng vài ngày.
  • Thuốc chống viêm: Ngoài đau nhức, răng khôn mọc lệch ra ngoài má còn gây sưng viêm nướu, má và hạch góc hàm. Do đó bên cạnh thuốc giảm đau hạ sốt, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một số loại thuốc chống viêm như Alpha Choay hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam,…).
  • Thuốc dạng bôi: Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc bôi thay vì thuốc uống. Các loại thuốc bôi có thể được bào chế từ thảo dược tự nhiên hoặc các hoạt chất gây tê tại chỗ. Sau khi thoa lên nướu, tình trạng nướu sưng và đau nhức sẽ giảm đi đáng kể.
  • Nước súc miệng kháng khuẩn: Khi mọc răng khôn, nướu và răng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại nước súc miệng kháng khuẩn trong thời gian này để ngăn ngừa viêm nhiễm. Nước súc miệng kháng khuẩn thường chứa các hoạt chất như Zinc gluconate, Chlorine Dioxide, Hydrogen peroxide, Chlorhexidine, Hexetidine,…
  • Kháng sinh: Trong trường hợp răng khôn mọc lệch ra ngoài má đi kèm với hiện tượng viêm lợi trùm, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh trong 5 – 7 ngày. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng nên được sử dụng để kiểm soát viêm nhiễm cấp trước khi can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Thuốc được sử dụng trong trường hợp răng khôn mọc lệch ra ngoài má với mục đích giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Sau khi sử dụng thuốc, bạn cần quay trở lại phòng khám để thực hiện tiếp các phương pháp chuyên sâu.

3. Nhổ răng khôn

Tất cả các trường hợp răng khôn mọc lệch ra ngoài má đều có chỉ định nhổ bỏ. Nếu nướu răng không bị viêm, bác sĩ có thể chỉ định nhổ trực tiếp thay vì phải sử dụng thuốc. Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng để được đánh giá rủi ro.

Răng khôn mọc lệch ra má hàm trên
Tất cả những trường hợp răng khôn mọc lệch ra má hàm trên/ hàm dưới đều có chỉ định nhổ bỏ

Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X quang răng khôn và xét nghiệm máu. Qua hình ảnh từ X quang, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng chân răng để dễ dàng hơn trong quá trình tiểu phẫu. Nhổ bỏ răng số 8 không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và cũng không gây tiêu xương răng nên bạn không cần quá lo lắng. Chủ động nhổ bỏ răng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng, viêm nướu răng,… ở vị trí răng số 7 và số 8.

Chế độ chăm sóc khi răng khôn mọc lệch ra ngoài má

Khi răng khôn mọc lệch ra bên ngoài má, vùng lợi xung quanh sẽ bị sưng viêm nhiều, dễ chảy máu và răng cũng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy trong thời gian này, bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý để giảm các triệu chứng khó chịu.

Răng khôn mọc lệch ra má hàm trên
Nên dùng thức ăn mềm trong thời gian mọc răng khôn để giảm ê buốt và đau nhức răng

Các biện pháp chăm sóc trong thời gian răng khôn mọc lệch ra bên ngoài má:

  • Nên dùng thức ăn mềm, nguội và ít gia vị trong thời gian mọc răng khôn và sau khi nhổ răng để giảm đau nhức, khó chịu. Dùng thức ăn cứng, khô có thể khiến cho răng bị đau nhiều, thậm chí gây xây xước và chảy máu.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch. Cách này cũng có thể giảm phần nào cảm giác đau nhức và sưng nướu răng.
  • Chải răng nhẹ nhàng để tránh kích ứng và chảy máu mô nướu. Ngoài ra, nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Từ đó ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn vào nướu răng.
  • Hạn chế tập thể dục cường độ cao và lao động nặng khi đang mọc răng khôn. Tình trạng này khiến cho cảm giác đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và hạn chế đồ uống chứa nhiều caffeine. Các thói quen này có thể khiến cho mức độ đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nên ngủ đủ giấc và ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe tổng thể. Thể trạng tốt có thể hạn chế tình trạng mệt mỏi, sốt nhẹ và giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh hơn.

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má là tình trạng cần phải xử lý sớm. Nếu để lâu dài, răng khôn có thể chèn ép các răng còn lại trên cung hàm và làm tổn thương dây thần kinh. Ngoài ra, răng mọc lệch cũng là điều kiện gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm lợi,…

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!