Một trong những địa chỉ bọc răng sứ tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng về chất lượng dịch vụ, độ uy tín và sự tận tâm thì không thể không nhắc đến...

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn phải làm sao?

Bọc răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn là sự cố có thể gặp phải khi phục hình răng. Đa phần những trường hợp gặp phải tình trạng này đều xảy ra do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, tay nghề yếu kém và thiếu kinh nghiệm. Nếu không có biện pháp cải thiện, răng có thể bị đau nhức và giảm chức năng ăn nhai. 

bọc răng sứ nhai bị cộm
Răng sứ bị cộm, vướng và lệch khớp cắn là những sự cố phát sinh sau khi phục hình răng

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn – Dấu hiệu nhận biết

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như răng thưa kẽ, răng nhiễm màu nặng, răng mọc chen chúc, lộn xộn, răng bị tổn thương do tai nạn, sâu răng, răng mòn men,… Trước đây, kỹ thuật này chủ yếu được áp dụng để phục hình lại răng bị sâu nặng và nứt, mẻ. Tuy nhiên hiện nay, bọc răng sứ còn được thực hiện toàn hàm để cải thiện hình dáng, màu sắc và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Trước nhu cầu ngày càng tăng cao, các vật liệu được sử dụng để làm mão răng cũng được cải tiến với màu sắc, đường vân tương tự như răng thật. Đặc biệt, các vật liệu này có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và mang đến cảm giác ăn nhai tương tự răng thật.

Để đảm bảo răng sứ sau khi phục hình mang lại những lợi ích kể trên, bác sĩ thực hiện phải là người có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao và cần phải có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Hơn nữa sau khi phục hình răng, cần chú ý thói quen ăn uống và sinh hoạt để tránh gây hư hại răng sứ.

Đối với phương pháp này các chuyên gia sẽ sử dụng mão sứ để bao bọc phía ngoài răng. Lúc này răng thật sẽ trở thành trụ răng để cố định và làm đầy khoảng trống của mão sứ. Với bề dày kinh nghiệm thực tế cùng kiến thức chuyên môn cao,...

Những sai sót trong quá trình thực hiện và chăm sóc không đúng cách có thể gây ra tình trạng răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn. Ngoài cảm giác khó chịu, tình trạng này còn ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

bọc răng sứ nhai bị cộm
Răng có thể bị đau nhức, ê buốt và khó khăn khi ăn nhai do mão sứ bị hở và cộm

Để có biện pháp khắc phục kịp thời, bạn cần phải nhận biết tình trạng cộm, lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể gặp phải:

  • Có kẽ hở giữa mão răng sứ với cùi răng thật khiến thức ăn dễ bám dính vào và khó khăn để làm sạch hoàn toàn khi vệ sinh răng miệng.
  • Mão sứ bị chênh, cộm gây ra cảm giác vướng víu khi ăn nhai
  • Trường hợp mão sứ cộm, chênh và phục hình không đúng tỷ lệ sẽ gây sai lệch khớp cắn. Tình trạng này dẫn đến cảm giác khó khăn khi ăn nhai và cần phải dùng lực mạnh mới có thể nghiền nát thức ăn
  • Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn có thể khiến răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài

Tình trạng răng sứ bị cộm, sai lệch khớp cắn thường xảy ra ngay sau khi làm răng sứ. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên chú ý những biểu hiện bất thường và thăm khám, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cộm, lệch khớp cắn sau khi bọc sứ

Lệch khớp cắn, chênh cộm mão sứ sau khi làm răng sứ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đa phần đều do bác sĩ phục hình sai kỹ thuật. Một số ít trường hợp có liên quan đến cách chăm sóc và các chấn thương ngoài ý muốn.

1. Do mão sứ được thiết kế không đúng kích thước

Mão răng sứ phải được chế tác theo đúng hình dáng và kích thước như răng thật. Những trường hợp mão sứ có kích thước lớn hoặc nhỏ hơn sẽ gặp phải tình trạng chênh, cộm và hở ngay sau khi phục hình. Tình trạng này xảy ra trên toàn bộ răng có thể gây sai lệch cắn trầm trọng, từ đó dẫn đến cảm giác đau nhức và khó chịu khi ăn uống.

2. Mài cùi răng quá ít

Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng để có không gian cho mão sứ cố định trên cung hàm. Phần men răng bị mài sẽ được mão sứ thay thế. Nhờ vậy, răng sứ có thể ổn định trên cung hàm, không gặp phải tình trạng xê dịch khi ăn uống và giao tiếp.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể do bác sĩ mài cùi răng quá ít khiến mão sứ chênh, cộm

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang để xác định tỷ lệ men răng cần phải mài, đảm bảo mão sứ tương thích 100% sau khi phục hình. Tình trạng mài cùi răng quá ít có thể khiến mão sứ bị chênh, hở và gây ra cảm giác khó chịu khi ăn uống. Với trường hợp nặng, răng có thể bị ê buốt và đau nhức kéo dài.

3. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp

Ngoài nguyên nhân do bác sĩ phục hình sai kỹ thuật, bọc răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Đây cũng là lý do vì sao sau khi làm răng sứ, bạn cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Dùng thức ăn quá cứng, khô ngay sau khi làm răng có thể khiến mão sứ bị lệch, cộm và hở

Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể gây ra tình trạng cộm, lệch khớp cắn khi bọc răng sứ:

  • Nhai thức ăn quá cứng, khô và dai.
  • Có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Dùng răng cạy nắp chai và cắn xé vật cứng.

4. Chấn thương

Chấn thương mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị cộm và lệch. Răng sứ được làm từ chất liệu cứng chắc, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên rất ít khi gặp phải hiện tượng nứt, vỡ. Tuy nhiên, tác động cơ học mạnh khi tai nạn, chấn thương có thể khiến mão sứ bị lệch.

Ngoài ra, chấn thương còn có thể gây chết tủy, tổn thương men răng và nứt, mẻ răng thật. Do đó ngay sau khi gặp phải chấn thương ở răng hàm mặt, bạn nên đến ngay phòng khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn có ảnh hưởng gì không?

Răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn là sự cố ít khi xảy ra khi bọc răng sứ. Ban đầu, tình trạng này chỉ gây vướng víu và đau nhức, ê buốt nhẹ khi ăn uống. Tuy nhiên nếu không có biện pháp cải thiện, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Đa phần những trường hợp mão sứ bị cộm sẽ có hiện tượng hở cùi chân răng. Kẽ hở là vị trí để thức ăn bám dính, tích tụ tạo thành mảng bám và cao răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và về lâu dài có thể gây ra hàng loạt các vấn đề nha khoa như hôi miệng, viêm nướu răng, sâu răng, viêm nha chu.

Một số trường hợp lệch khớp cắn nặng sau khi làm răng sứ có thể gây tổn thương các răng lân cận và gây áp lực lên khớp thái dương hàm. Chính vì vậy, cần có biện pháp khắc phục nếu nhận thấy mão sứ bị chênh cộm và hở.

Cách khắc phục răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Theo thời gian, mão răng sứ còn ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của cùi răng thật và gây tác động tiêu cực đến các răng lân cận. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến phòng khám/ bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn:

1. Mài lại cùi răng thật

Với những trường hợp mão sứ bị cộm, chênh do mài răng thật quá ít, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và mài bớt cùi răng thật. Cùi răng sau khi điều chỉnh sẽ vừa khít với mão răng, đảm bảo mão sứ không bị chênh và vướng víu trong quá trình ăn uống.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể được cải thiện sau khi mài lại cùi răng

2. Chế tác mão sứ mới

Trường hợp mão sứ được chế tác không đúng kích cỡ sẽ phải làm lại mão sứ mới. Mão sứ phải được chế tác đúng kích cỡ của răng thật để sau khi phục hình không bị chênh, cộm và hở. Để tăng độ chính xác, bạn có thể lựa chọn các loại răng sứ được thiết kế dựa trên công nghệ CAD/ CAM.

Phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này.

Một số biện pháp phòng ngừa bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn:

  • Lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy khi có nhu cầu bọc răng sứ là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các rủi ro, biến chứng. Bởi hầu hết những sự cố ngoài ý muốn đều do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật và nha khoa không trang bị đủ máy móc, thiết bị.
  • Chăm sóc răng miệng và ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ của răng sứ và tránh những sự cố phát sinh.
  • Tái khám thường xuyên sau khi bọc răng sứ để được kiểm tra tình trạng răng miệng và lấy vôi răng định kỳ. Nếu nhận thấy mão sứ có vấn đề, bác sĩ sẽ chỉnh sửa và thay mão sứ mới nếu cần thiết.

Bọc răng sứ bị cộm, sai lệch khớp cắn là sự cố ngoài ý muốn do bác sĩ phục hình sai kỹ thuật và chăm sóc không đúng cách. Nếu gặp phải tình trạng này, nên chủ động thăm khám để được khắc phục kịp thời. Tình trạng chủ quan có thể khiến răng bị đau nhức kéo dài và gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ RĂNG SỨ:

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!