Buồn nôn khi đánh răng có thai không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là nữ giới. Tình trạng này có thể xảy ra do ốm nghén. Tuy nhiên trên thực tế, buồn nôn khi đánh răng cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có những vấn đề liên quan đến sinh lý và dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.
Buồn nôn khi đánh răng có thai không?
Buồn nôn khi đánh răng là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng. Những người có tình trạng này thường thấy khó chịu ở họng và dạ này. Đồng thời xuất hiện những cơn co thắt mạnh tạo cảm giác muốn nôn hoặc nôn ra ngoài (tống những chất trong dạ dày qua đường miệng) khi đánh răng.
Có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn khi đánh răng. Đôi khi tình trạng này khởi phát từ những vấn đề sinh lý bình thường. Vậy buồn nôn khi đánh răng có thai không? Theo các chuyên gia, ốm nghén khi mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn lúc đánh răng. Đây là một tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Buồn nôn lúc đánh răng thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng đầu tiên). Khi mang thai, lượng đường trong máu giảm, nồng độ hormone tăng cao khiến nữ giới nhạy cảm với những loại mùi vị lạ (bao gồm cả kem đánh răng). Từ đó gây ra hiện tượng buồn nôn và ói mửa.
Đặc biệt triệu chứng được kích hoạt bởi một số mùi nồng, cay nóng. Chính vì thế mà những loại kem đánh răng có mùi nồng thường khiến thai phụ cảm thấy buồn nôn khi ngửi hoặc dùng.
Những yếu tố có thể làm tồi tệ hơn tình trạng:
- Mang thai bé gái
- Sinh đôi hoặc sinh ba
- Lần đầu tiên mang thai
- Có tiền sử bị ốm nghén nặng
- Tiền sử gia đình bị ốm nghén nặng
- Dùng thuốc tránh thai hoặc một số sản phẩm chứa estrogen khác trước khi mang thai
- Dễ xúc động, căng thẳng
- Béo phì với chỉ số BMI ≥ 30
- Thường xuyên đi du lịch.
Buồn nôn khi đánh răng là bệnh gì?
Ngoài ốm nghén, buồn nôn khi đánh răng có thể xảy ra do hệ thần kinh thay đổi khi vừa thức dậy; đưa bàn chải quá sâu vào vùng họng dẫn đến trào ngược hoặc những phản ứng kích thích.
Trong nhiều trường hợp khác, buồn nôn khi đánh răng xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, cần tiếp nhận điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
1. Bệnh dạ dày
Buồn nôn khi đánh răng thường là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng dịch dạ dày (bao gồm men tiêu hóa, hơi, thức ăn…) trào ngược lên thực quản. Thông thường thức ăn được tiêu thụ từ miệng di chuyển xuống thực quản và xuống dạ dày khi cơ vòng thực quản dưới mở ra.
Sau đó cơ vòng đóng lại để đảm bảo dịch vị và thức ăn không trào ngược trở lại. Tuy nhiên ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch dạ dày trào ngược trở lại làm tổn thương miệng, thanh quản, cơ quan thực quản.
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản:
- Buồn nôn, nôn
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
- Khó nuốt
- Đau tức ngực thượng vị
- Khản giọng và ho
- Miệng tiết nhiều nước bọt
2. Bệnh lý răng miệng
Buồn nôn khi đánh răng có thể xảy ra do một số bệnh lý răng miệng, cụ thể:
Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra khi mô nướu và các tổ chức năng đỡ răng (xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement) bị nhiễm trùng. Khi các cơ quan tổn thương nặng, răng có dấu hiệu lỏng lẻo, lung lay, tách khỏi mô nướu và gãy rụng.
Viêm nha chu thường gặp ở người vệ sinh răng miệng kém, có vi khuẩn phát triển mạnh và bài tiết độc tố trong khoang miệng. Ngoài ra sức đề kháng yếu, hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Viêm nha chu làm tăng tính nhạy cảm, hôi miệng dai dẳng, người bệnh buồn nôn khi đánh răng. Khi quan sát thấy răng bị tụt lợi và lung lay, nhiều mảng bám ở cổ răng; răng đau nhức, dễ buốt; dùng tay ấn vào thấy mủ hoặc dịch chảy ra.
Sâu răng là tình trạng nhiễm khuẩn của răng dẫn đến hiện tượng hủy khoáng. Hiện tượng này khiến các chất hữu cơ, vô cơ ở ngà răng và men răng tiêu dần. Từ đó hình thành những lỗ sâu có màu đen hoặc nâu.
Buồn nôn khi đánh răng thường xảy ra trong giai đoạn sâu ngà (giai đoạn nặng) Trong giai đoạn này, vi khuẩn phá hủy mô cứng của men răng và tiếp tục ăn mòn ngà răng.
Ngoài cảm giác buồn nôn, sâu răng gây đau nhức ở răng bị hỏng, đau nhiều hơn khi dùng thức ăn lạnh/ nóng hoặc chua/ ngọt. Ngoài ra trên răng bị hỏng xuất hiện những lỗ sâu hơn, ngà răng và men răng chuyển sang màu hơi nâu, vàng hoặc trắng dục.
- Các bệnh răng miệng khác
Ngoài viêm nha chu và sâu răng, buồn nôn khi đánh răng cũng có thể xảy ra do một số bệnh răng miệng khác, chẳng hạn như viêm quanh răng. Bệnh lý này cần được thăm khám và xử lý sớm để tránh tình trạng viêm thêm tồi tệ.
Đôi khi buồn nôn khi đánh răng xảy ra ở người có răng khôn (răng hàm lớn thứ 3, răng số 8) mọc lệch. Tình trạng này thường làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Từ đó gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, sưng và viêm .
Ngoài ra răng khôn mọc lệch kéo dài còn làm lệch cung hàm, xô lệch và va đập cho răng số 7. Đồng thời làm phát triển một số bệnh lý răng miệng. Cụ thể như viêm lợi, sâu răng…
3. Bệnh về đường hô hấp
Một số bệnh lý ở đường hô hấp (như viêm amidan, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm họng…) làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng, gây buồn nôn khi đánh răng vào buổi sáng. Bởi những bệnh lý này thường kèm theo cảm giác đau họng, tắc nghẽn mũi, tắc đờm, khó thở… Từ đó gây khó chịu và tạo cảm giác buồn nôn.
4. Ảnh hưởng hệ thần kinh
Trong một số trường hợp, buồn nôn khi đánh răng liên quan đến một số bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như rối loạn tiền đình. Đây là một hội chứng liên quan đến sự rối loạn tích hợp thăng bằng ở thần kinh trung ương và bộ máy tiền đình. Điều này khiến tiền đình giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, bệnh nhân loạng choạng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn…
Chính vì thế mà bệnh rối loạn tiền đình có thể gây buồn nôn trong khi đánh răng, người bệnh khó chịu trong thời gian dài, sức khỏe suy giảm. Điều quan trọng bệnh nhân cần thăm khám và điều trị để sớm kiểm soát tình trạng.
Cách khắc phục buồn nôn khi đánh răng
Để giảm cảm giác khó chịu, khắc phục chứng buồn nôn khi đánh răng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
1. Điều trị nguyên nhân
Người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu nghi ngờ buồn nôn khi đánh răng khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, buồn nôn kèm theo các biểu hiện khác (chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực thượng vị, đau nhức răng, sâu răng, tụt nướu…)
Việc sớm thăm khám và điều trị đúng cách có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý tiến triển làm ảnh hưởng đến răng/ cơ quan lân cận. Đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể.
2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để hạn chế buồn nôn khi đánh răng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách và lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp. Việc sử dụng kem đánh răng không phù hợp, mùi hương lạ hoặc nồng có thể kích thích vùng cổ họng dẫn đến buồn nôn (đặc biệt ở phụ nữ mang thai). Tốt nhất nên lựa chọn kem đánh răng ít bọt, trung tính, mùi hương nhẹ dễ chịu để giảm thiểu biểu hiện khó chịu.
Một số lưu ý khác giúp chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm cảm giác buồn nôn:
- Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mảnh và mềm, có khả năng len lỏi vào kẽ răng và những vị trí bị khuất. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn và vi khuẩn dễ dàng. Từ đó tránh vi khuẩn phát triển, hình thành vôi răng dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
- Chải răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chứa flour. Điều này giúp tăng khả năng bảo vệ răng miệng và giảm thiểu các vấn đề liên quan.
- Chải răng đúng cách, không dùng lực mạnh hoặc dùng quá nhiều kem đánh răng. Nên chải răng theo chiều lên xuống và xoay tròn.
- Thay bàn chải 2 tháng/ lần.
- Dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch răng miệng. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, hạn chế buồn nôn khi đánh răng.
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và có tính axit cao. Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
- Tránh đưa vào chải quá sâu vào vùng cổ họng để hạn chế kích thích dẫn đến buồn nôn.
3. Ăn uống khoa học, tránh chất kích thích
Những người thường xuyên bị buồn nôn khi đánh răng do bệnh lý và ốm nghén nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thực phẩm dễ tiêu hóa. Ngoài ra nên chú ý lựa chọn những loại thực phẩm có hương vị thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng.
Nên tránh dùng những loại thực phẩm, thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê… Bởi những loại thực phẩm, thức uống này có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa và hô hấp. Đồng thời gây cảm giác buồn nôn vào ngày hôm sau.
Nếu buồn nôn do ốm nghén nặng hoặc trào ngược dạ dày, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm có mùi và vị gây buồn nôn, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Nên uống nhiều nước, lựa chọn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, thường xuyên ăn những ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa ăn lớn.
Trên đây là thông tin giúp giải đáp buồn nôn khi đánh răng có thai không và các biện pháp khắc phục. Trong nhiều trường hợp, buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể khởi phát từ nhiều bệnh lý, cần được điều trị y tế. Vì thế, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe, sớm khám chữa bệnh nếu buồn nôn kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
U men xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chuyên Gia Giải Đáp Đau Răng Uống Panadol Được Không?
Uống nước đá có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
Răng lung lay làm sao để chắc lại?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!