Hô hàm và hô răng đều ảnh hưởng đến khớp cắn, sức khỏe răng miệng và ngoại hình. Tuy nhiên, cách khắc phục hai trường hợp này hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, cần nắm rõ cách nhận biết hô hàm hay hô răng để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Làm sao nhận biết hô hàm hay hô răng?
Hô vẩu là khuyết điểm răng hàm mặt thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Khuyết điểm này đặc trưng bởi tình trạng hàm trên chìa ra nhiều hơn hàm dưới gây mất cân bằng và làm sai lệch khớp cắn. Trường hợp lệch khớp cắn do hô vẩu được xếp vào khớp cắn loại II.
Răng hô, vẩu có thể xảy ra do răng mọc lệch lạc, chen chúc, răng chìa ra bên ngoài bất thường,… Trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của xương hàm trên. Hô hàm và hô răng đều ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ. Tuy nhiên, cách khắc phục hai dạng hô vẩu này hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề Làm sao để nhận biết hô hàm hay hô răng rất được nhiều bạn đọc quan tâm.
Cả hai trường hợp hô hàm và hô răng đều có đặc điểm chung là hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới. Hô vẩu khiến khớp cắn bị lệch gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối và thiếu đi sự hài hòa.
Để phân biệt hô hàm và hô răng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
1. Nhận biết trường hợp hô hàm
Hô hàm là trường hợp xương hàm trên phì đại, phát triển quá mức so với hàm dưới. Sự chênh lệch giữa kích thước 2 hàm khiến cấu trúc khuôn mặt trở nên mất cân đối. Nếu bị hô hàm, bạn sẽ nhận thấy phần xương hàm nhô ra trong khi răng vẫn mọc đúng vị trí, thẳng và đều.
Ngoài ra, phần xương hàm phát triển quá mức cũng khiến cho phần nhân trung cao hơn bình thường. Hô vẩu do hàm thường đi kèm với tình trạng cười hở lợi, môi dày, miệng nhọn và khó khép kín miệng trong trường hợp hô hàm nặng.
2. Trường hợp hô răng
Hô răng là trường hợp thường gặp hơn so với hô hàm. Tình trạng này xảy ra hoàn toàn do răng mọc sai vị trí, mọc chìa ra bên ngoài quá mức. Một số trường hợp răng hô vẩu còn đi kèm với một số khuyết điểm như răng lệch lạc, chen chúc, khoảng cách giữa các đều nhau,…
Trường hợp hô do răng dễ khắc phục hơn so với hô hàm. Tùy theo mức độ hô, vẩu của răng, bác sĩ có thể xem xét thực hiện một số phương pháp khắc phục như mài răng, bọc răng sứ và niềng răng – chỉnh nha.
3. Trường hợp hô do cả răng và hàm
Trong một số trường hợp, hô vẩu có thể xảy ra do cả hàm và răng. Những trường hợp này sẽ có đầy đủ các dấu hiệu hô hàm và hô hàm. So với hô hàm và hô răng đơn thuần, các trường hợp hô vẩu do cả răng và hàm kết hợp thường khó khắc phục hơn.
Cách khắc phục hô hàm và hô răng hiệu quả
Hô hàm và hô răng đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và ngoại hình. Về lâu dài, tình trạng này còn gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe răng miệng như mòn men răng, viêm tủy răng, sâu răng và rối loạn cơ năng khớp thái dương hàm.
Tùy theo hô hàm hay hô răng, bạn có thể cân nhắc một số biện pháp khắc phục sau:
1. Trường hợp hô do răng
Như đã đề cập, những trường hợp hô vẩu do răng dễ khắc phục hơn so với hô hàm. Trước khi can thiệp các biện pháp khắc phục, bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát, chụp X-Quang và CT 3D để khảo sát cấu trúc xương răng. Dựa vào mức độ hô vẩu của răng, bác sĩ sẽ xem xét một số phương án khắc phục như:
– Bọc răng sứ:
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình sử dụng sứ nguyên chất để chế tác mão răng dựa trên lấy dấu mẫu hàm. Mão sứ sẽ được bọc lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Mão sứ giúp phục hồi hình thể, màu sắc và các chức năng sinh lý của răng (ăn nhai, thẩm mỹ, hỗ trợ phát âm).
Trước đây, bọc răng sứ thường được áp dụng trong trường hợp răng bị hư hại, tổn thương nặng nhưng không thể khắc phục bằng hàn trám. Hiện nay, phương pháp này cũng được áp dụng để cải thiện trường hợp hô do răng, răng vẩu, khấp khểnh ở mức tương đối. Không chỉ khắc phục triệt để tình trạng hô vẩu, bọc răng sứ còn mang lại hàm răng đều, cân đối và trắng sáng.
– Mài răng:
Đối với những trường hợp hô vẩu nhẹ ở răng cửa, bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng men răng để giảm tình trạng răng chìa ra bên ngoài. Biện pháp này khá đơn giản nên chỉ thích hợp với những trường hợp hô, vẩu nhẹ. Bởi mài quá nhiều men răng có thể gây ra hiện tượng quá cảm ngà khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt và đau nhức trong quá trình ăn uống.
– Niềng răng:
Niềng răng – chỉnh nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp hô vẩu do răng. Biện pháp này cũng được áp dụng để khắc phục khuyết điểm răng móm, răng thưa, mọc lệch lạc, chen chúc và sai lệch khớp cắn. Niềng răng sử dụng các khí cụ chuyên dụng như khay niềng và mắc cài để điều hướng, dịch chuyển răng về đúng vị trí. Thời gian niềng răng hô sẽ kéo dài từ 6 – 36 tháng tùy theo mức độ hô, vẩu, lệch lạc của răng.
Ngoài tác dụng chỉnh răng hô, niềng răng còn giúp hàm răng trở nên đều và cân đối hơn. Đồng thời dịch chuyển khớp cắn về đúng vị trí để thuận lợi hơn trong việc ăn nhai và hỗ trợ phát âm. Nếu có ý định niềng răng chỉnh răng hô vẩu, bạn có thể lựa chọn một trong những phương pháp niềng sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường/ tự buộc
- Niềng răng mắc cài sứ thường/ tự buộc
- Niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi)
- Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)
Với những trường hợp răng hô vẩu nhiều kèm theo cười hở lợi và có nhiều răng thừa, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng. Sau đó, kết hợp với kỹ thuật đánh lún để khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng.
2. Trường hợp hô do hàm
Trong trường hợp hô vẩu do hàm, phẫu thuật chỉnh hàm là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Niềng răng chỉnh nha không can thiệp đến xương hàm nên không thể khắc phục tình trạng răng hô, vẩu do cấu trúc hàm. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt, loại bỏ và điều chỉnh xương hàm để tạo sự cân đối cho hàm trên và hàm dưới.
Sau khi chỉnh xương hàm, tình trạng hô hàm sẽ được khắc phục triệt để. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hàm tác động đến phần xương nên mất nhiều thời gian phục hồi. Hơn nữa, đây là phương pháp rất phức tạp nên tiềm ẩn không ít rủi ro và tác dụng phụ nếu thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng. Đối với những trường hợp hô, vẩu do cả răng và hàm, bạn cần niềng răng – chỉnh nha trước. Sau đó, can thiệp phẫu thuật chỉnh hàm để cải thiện khuyết điểm này hoàn toàn.
Hô hàm và hô răng là tình trạng rất phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Để phân biệt chính xác hai trường hợp này, bạn nên đến phòng khám/ bệnh viện uy tín và thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như X-Quang, CT,… Qua quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Uống nước đá có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
Vì sao cần chụp X quang răng khôn? Khi nào nên chụp?
Răng bị lung lay: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Phẫu thuật hàm hô bao lâu thì lành, hết sưng? Mẹo giúp mau khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!