Dưới tác động của dụng cụ nha khoa, cạo vôi răng có thể khiến mô nướu bị tổn thương và chảy máu. Ngoài nguyên nhân khách quan, tình trạng này cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân chủ quan như bác sĩ tay nghề kém, do kỹ thuật cạo vôi còn nhiều hạn chế, mắc các bệnh lý răng miệng,…
Cạo vôi răng có bị chảy máu không? Dấu hiệu nhận biết
Cạo vôi răng là kỹ thuật nha khoa rất phổ biến và có thực hiện tại tất cả các phòng khám/ bệnh viện. Kỹ thuật này sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch cao răng tích tụ ở thân răng và chân răng nhằm giảm số lượng hại khuẩn trong khoang miệng, giữ màu men răng, hạn chế tình trạng hôi miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa đáng kể.
Thực tế, cạo vôi răng không xâm lấn vào cấu trúc răng hay mô nướu. Tuy nhiên để làm sạch phần cao răng ở bên dưới nướu, bác sĩ buộc phải đưa dụng cụ xuống phần chân răng nên ít nhiều sẽ gây kích thích mô nướu và gây chảy máu. Do đó khi cạo vôi, mô nướu bao xung quanh răng sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài giờ đến vài ngày tùy theo cơ địa của từng người.
Dấu hiệu nhận biết chảy máu chân răng sau khi cạo vôi:
- Mô nướu xung quanh răng có dấu hiệu sưng nhẹ và đau
- Răng bị chảy máu khi ăn uống hoặc chải răng
- Một số trường hợp chảy máu ngay cả khi không có tác động
- Mô nướu có một số mảnh cao răng cứng còn sót lại sau khi cạo vôi
Mức độ chảy máu do sau khi cạo vôi răng phụ thuộc vào lượng cao răng bên dưới mô nướu. Những trường hợp có cao răng tích tụ nhiều và lâu năm, bác sĩ buộc phải dùng lực mạnh hơn để làm sạch nên mô nướu sẽ bị tổn thương và chảy máu nhiều hơn. Ngược lại, những trường hợp ít vôi răng thường không bị chảy máu hoặc chỉ bị chảy máu nhẹ khi lấy cao răng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu sau khi cạo vôi răng
Chảy máu là hiện tượng thường gặp sau khi cạo vôi răng. Ngoài các nguyên nhân khách quan, tình trạng này cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân chủ quan. Để có biện pháp khắc phục phù hợp, bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra.
Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy máu sau khi cạo vôi răng:
- Do tác động của dụng cụ nha khoa: Như đã đề cập, để làm sạch mảng bám và cao răng ở bên dưới chân răng, bác sĩ phải đưa dụng cụ vào bên trong mô nướu nên ít nhiều sẽ gây tổn thương phần lợi bao xung quanh răng. Chính vì vậy, hiện tượng chảy máu sau khi cạo vôi là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Chỉ sau khoảng vài giờ, tình trạng này sẽ tự thuyên giảm.
- Do vôi răng tích tụ quá nhiều: Vôi răng tích tụ quá nhiều và lâu năm cũng là nguyên nhân gây chảy máu sau khi lấy cao răng. Đối với vôi răng lâu năm, bề mặt thường cứng và bám chắc vào men răng. Do đó, bác sĩ phải dùng lực mạnh tác động vào vùng chân răng bên dưới nướu khiến nướu bị chảy máu nhiều hơn.
- Do mắc các bệnh răng miệng: Với những người mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, nguy cơ chảy máu sau khi cạo vôi thường cao hơn do mô nướu đã bị tổn thương từ trước. Những trường hợp này thường bị chảy máu nhiều, răng có xu hướng đau nhức và ê buốt trong khoảng vài ngày sau khi lấy vôi răng.
- Do tay nghề của bác sĩ: Tình trạng chảy máu sau khi cạo vôi cũng có thể do bác sĩ tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm. Trên thực tế, các bác sĩ có kinh nghiệm thường cạo vôi răng nhẹ nhàng và mức độ đau nhức, ê buốt, chảy máu cũng giảm đi đáng kể.
- Do kỹ thuật lấy cao răng: Lấy cao răng bằng kỹ thuật siêu âm không dùng quá nhiều lực lên răng nên mức độ chảy máu cũng hạn chế hơn so với các kỹ thuật truyền thống. Do đó để hạn chế tình trạng cạo vôi răng bị chảy máu, bạn nên lựa chọn cạo vôi bằng kỹ thuật hiện đại.
Trên thực tế, ngay cả khi cạo vôi răng bằng máy siêu âm và được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, tình trạng chảy máu gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các biện pháp này phần nào có thể giảm mức độ tổn thương mô nướu, từ đó hạn chế tình trạng chảy máu, ê buốt và đau nhức răng.
Cạo vôi răng bị chảy máu có ảnh hưởng gì không?
Cạo vôi răng bị chảy máu là tình trạng khó tránh khỏi khi thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về hiện tượng chảy máu. Thông thường, tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau khoảng vài giờ đến vài ngày tùy theo cơ địa.
Nếu xảy ra do các nguyên nhân chủ quan, hiện tượng chảy máu có thể kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc lâu hơn. Trong trường hợp nhận thấy tình trạng này không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Cách khắc phục cạo vôi răng bị chảy máu
Chảu máu sau khi cạo vôi răng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt và khiến bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra nếu nhận thấy răng chảy máu kéo dài, bạn nên cân nhắc đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị.
Dưới đây là các biện pháp cải thiện tình trạng chảy máu sau khi cạo vôi răng bạn có thể áp dụng:
1. Các biện pháp cải thiện tức thời
Sau khi cạo vôi răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tức thời để giảm nhanh tình trạng chảy máu và đau nhức. Các biện pháp này khá an toàn và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Các biện pháp cải thiện chảy máu sau khi cạo vôi răng:
- Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm là cách cầm máu hiệu quả sau khi cạo vôi răng. Với đặc tính tiêu viêm và kháng khuẩn, nước muối ấm giúp giảm đau, kháng viêm, cầm máu và cải thiện tình trạng sưng mô nướu rõ rệt. Áp dụng biện pháp này 2 – 3 lần/ ngày trong vài ngày đầu có thể giảm nhanh tình trạng chảy máu sau khi lấy cao răng.
- Thoa gel nha đam: Gel nha đam có đặc tính làm dịu mát, giảm sưng và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Do đó, bạn có thể thoa gel nha đam tươi lên mô nướu bị chảy máu. Chỉ sau khoảng vài lần áp dụng, vùng nướu bị tổn thương sẽ dần hồi phục và tình trạng chảy máu cũng sẽ giảm đi đáng kể.
- Dùng lá bạc hà tươi: Mặc dù không có tác dụng cầm máu nhưng lá bạc hà có thể cải thiện tình trạng đau nhức và sưng mô nướu sau khi cạo vôi răng. Chính vì vậy, bạn có thể dùng vài lá bạc hà tươi rửa sạch, để ráo và nhai trực tiếp để giảm đau.
Các biện pháp kể trên có thể giảm nhanh tình trạng chảy máu, ê buốt và đau nhức sau khi cạo vôi răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp này để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm nướu, viêm lợi trùm,…
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp mô nướu nhanh hồi phục và giảm chảy máu, sưng viêm rõ rệt. Ngoài ra, làm sạch răng miệng còn hạn chế lượng mảng bám, cao răng tích tụ, từ đó hạn chế được mức độ đau nhức và chảy máu ở lần lấy cao răng tiếp theo.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng sau khi cạo vôi răng:
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có kích thước nhỏ, lông chải mềm và mảnh. Tránh chải răng quá mạnh và chải răng theo chiều ngang khiến nướu bị kích thích, sưng viêm và chảy máu nhiều.
- Dùng các loại nước súc miệng có công thức nhẹ dịu để giảm ê buốt và cầm máu. Hạn chế dùng các sản phẩm chứa cồn và thành phần gây kích ứng.
- Nếu răng đau nhức nhiều, nên súc miệng với nước muối pha loãng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng trong 1 – 2 ngày đầu thay vì chải răng. Sau đó có thể vệ sinh răng miệng như bình thường.
3. Điều trị y tế
Tình trạng chảy máu sau khi cạo vôi răng thường thuyên giảm sau khoảng vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan, tình trạng chảy máu có thể kéo dài trong nhiều ngày. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện/ phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể điều trị bằng cách dùng nước súc miệng kháng khuẩn và kem đánh răng chống ê buốt. Hoặc tiến hành nạo túi nha chu, tái tạo nướu,… để cải thiện tình trạng chảy máu.
Cạo vôi răng bị chảy máu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên chủ động đến phòng khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Bởi ngoài các nguyên nhân khách quan, hiện tượng chảy máu cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Lấy Cao Răng Có Tốt Không? Có ảnh hưởng gì không?
Bị Viêm Lợi Có Nên Lấy Cao Răng Không? Điều Cần Lưu Ý
Cạo Vôi Răng bao lâu thì ăn được? nên Ăn Gì, Kiêng Gì tốt?
7 Mẹo Cạo Vôi Răng Và Mảng Bám Tại Nhà Đơn Giản Dễ Thực Hiện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!