Vôi Răng Có Tự Tróc Bong Ra Được Không? Nên làm thế nào?

Vôi răng hình thành khi những mảng bám trên bề mặt răng bị vôi hóa. Chúng bám chặt vào nơi tiếp giáp giữa nướu và chân răng hoặc bề mặt răng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vậy vôi răng có tự bong tróc ra được không? Dưới đây là một số thông tin giúp giải đáp vấn đề và định hướng cách xử lý.

Tìm hiểu vôi răng có tự bong tróc ra được không, cách xử lý hiệu quả
Tìm hiểu vôi răng có tự bong tróc ra được không, cách xử lý hiệu quả giúp bảo vệ răng miệng

Vôi răng có tự bong tróc ra được không?

Dưới tác động của vi khuẩn, vụn thức ăn không được làm sạch tạo thành những mảng bám trên bề mặt răng/ chân răng. Những mảng bám này tương đối mềm, dễ bong tróc trong quá trình vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên nếu tồn tại lâu trong môi trường khoang miệng có cặn mềm và nước bọt, mảng bám bị vôi hóa và hình thành vôi răng. Chúng thường có màu vàng, màu nâu đậm hoặc màu đen.

Vậy vôi răng có tự bong tróc ra được không? Vôi răng không thể tự bong tróc và không thể làm sạch bằng những biện pháp vệ sinh thông thường (biện pháp tại nhà). Cụ thể như dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa, chải răng… Ngoài ra cạo vôi răng tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên chỉ có thể hạn chế hình thành mảng bám và giảm bớt một lượng nhỏ vôi răng tích tụ.

Vôi răng cứng chắc và bám chặt vào răng, không thể tự bong tróc
Vôi răng cứng chắc và bám chặt vào răng, không thể tự bong tróc cho đến khi được bác sĩ loại bỏ

Vôi răng (cao răng) là những mảng bám bị vôi hóa do tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng, dưới tác động của vi khuẩn trong khoang miệng. Chúng cứng chắc, thường bám chặt vào nơi tiếp giáp giữa nướu và chân răng, dưới nướu hoặc bề mặt răng. Vôi răng thường hình thành khi mảng bám không được làm sạch trong 7 ngày.

Cao răng bao gồm tế bào biểu mô tróc vảy, mảng bám, vi khuẩn và tế bào máu. Chúng được chia thành hai loại chính gồm vôi răng trên nướu và vôi răng dưới nướu. Trong đó vôi răng dưới nướu thường cứng hơn, có màu nâu sậm hoặc xanh đen.

Nếu không được làm sạch, vôi răng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, mắc bệnh hô hấp, viêm nha chu, viêm lợi. Đồng thời gây hôi miệng, khiến men răng ố vàng/ nâu đen.

Nên làm gì để loại bỏ vôi răng?

Vôi răng có đặc tính cứng chắc, bám chặt trên bề mặt răng. Chính vì thế vôi răng không tự bong tróc, không thể tự cạo vôi răng tại nhà bằng phương pháp vệ sinh thông thường (đánh răng, dùng nước súc miệng). Để làm sạch, cần sử dụng các dụng cụ chuyên biệt của bác sĩ Nha khoa.

Theo khuyến cáo, việc cạo vôi răng nên được thực hiện mỗi 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên quá trình này có thể trì hoãn nếu răng miệng được chăm sóc đúng cách, các mảng bám được loại bỏ và không hình thành cao răng.

Những trường hợp vệ sinh răng miệng không kỹ, mảng bám tích tụ nhiều hình thành vôi răng kèm theo viêm nha chu, viêm nướu, chảy máu chân răng… bạn cần tiến hành lấy vôi răng mỗi 3 tháng 1 lần tại những cơ sở y tế uy tín.

Cần sử dụng các dụng cụ chuyên biệt của bác sĩ Nha khoa để làm sạch hoàn toàn lượng vôi răng tích tụ
Cần sử dụng các dụng cụ chuyên biệt của bác sĩ Nha khoa để làm sạch hoàn toàn lượng vôi răng tích tụ

Dưới đây là quy trình cạo vôi răng tiêu chuẩn:

  • Bước 1: Thăm khám

Người bệnh được kiểm tra tổng quát răng miệng, đánh giá tình trạng răng. Nếu không có bệnh lý nha khoa, người bệnh được trao đổi về quy trình cạo vôi răng và hướng dẫn đóng chi phí.

  • Bước 2: Cạo vôi răng

Đầu Insert siêu nhỏ (thiết bị chuyên dụng) được đùng được loại bỏ cao răng và mảng bám trên bề mặt răng. Thiết bị này được điều chỉnh độ rung phù hợp để vôi răng được loại bỏ một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây đau đớn.

Quá trình cạo vôi răng được thực hiện trên bề mặt răng, chân răng và kẽ răng để đảm bảo vôi răng được loại bỏ hoàn toàn.

  • Bước 3: Đánh bóng

Sau khi vôi răng được loại bỏ, một lượng nhỏ thuốc đánh bóng được bôi lên dụng cụ chuyên biệt, sau đó tiến hành đánh bóng răng. Bước này giúp răng sáng bóng, đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn. Đồng thời hỗ trợ ngăn vi khuẩn phát triển và làm chậm quá trình tích tụ mảng bám trong tương lai.

  • Bước 4: Kiểm tra kết quả

Trước khi kết thúc quá trình cạo vôi răng, bác sĩ kiểm tra tổng quát răng miệng thêm một lần nữa. Điều này giúp đảm bảo vôi răng và mảng bám đã được làm sạch hoàn toàn.

Toàn bộ quy trình này thường chỉ diễn ra trong vòng 15 đến 30 phút. Sau khi cạo vôi răng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng trong 7 ngày đầu
  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa
  • Không dùng những loại thức ăn có độ bám dính cao hoặc nhiều màu. Chẳng hạn như cà phê, thức ăn nhiều đường, kẹo dẻo…

Biện pháp ngăn ngừa hình thành vôi răng

Quá trình hình thành vôi răng có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Việc hạn chế vôi răng hình thành có thể duy trì được hàm răng trắng sáng, không bị ố vàng hay nhuộm nâu. Đồng thời ngăn ngừa bệnh hôi miệng, sâu răng và những bệnh lý ở đường hô hấp.

Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa muối kẽm
Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa muối kẽm là cách ngăn ngừa hình thành vôi răng hiệu quả

Dưới đây là những biện pháp ngăn ngừa hình thành vôi răng hiệu quả:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày: Chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày (buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ). Điều này có thể giúp loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành vôi răng hiệu quả.
  • Chải răng đúng cách: Đặt lông bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với bề mặt răng, chải răng theo hướng từ trên xuống và ngược lại. Chải mặt trong tương tự như bề mặt ngoài của răng. Không quên chải mặt nhai và kẽ răng.
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp: Lựa chọn bàn chải phù hợp cũng là một biện pháp ngăn ngừa hình thành vôi răng hiệu quả. Nên lựa chọn những bàn chải có lông chải mềm, kích thước nhỏ, lông mảnh để dễ dàng làm sạch kẽ răng và những vị trí bị khuất.
  • Dùng kem đánh răng chứa muối kẽm: Nên lựa chọn những loại kem đánh răng có chứa muối kẽm. Bởi chúng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn hình thành mảng bám và vôi răng.
  • Làm sạch bề mặt lưỡi: Sau khi đánh răng, nên làm sạch bề mặt lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi. Điều này góp phần loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó làm chậm khoáng hóa, ngăn ngừa vôi hóa mảng bám dẫn đến hình thành vôi răng.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng: Dùng nước súc miệng có thể tăng hiệu quả loại bỏ mảng bám, làm sạch vi khuẩn và thức ăn ở kẽ răng. Nên lưu tiên dung dịch súc miệng có chứa Chlorhexidine để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Chỉ nha khoa cũng giúp đảm bảo kẽ răng được làm sạch, giảm nguy cơ sâu răng và hình thành vôi răng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có độ bám dính cao và nhiều đường, chẳng hạn như bánh kẹo ngọt, tinh bột… Bởi những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và vôi răng. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic và chất xơ. Bởi những loại thực phẩm này có thể giúp hạn chế quá trình hình thành mảng bám trên bề mặt răng.
  • Khám nha khoa định kỳ: Nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng. Bởi một lượng nhỏ mảng bám vẫn hình thành, khoáng hóa và tạo nên cao răng mặc dù đã chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

Với những thông tin trong bài viết, hi vọng bạn đọc có thể nắm rõ vấn đề vôi răng có tự bong tróc ra được không, cách xử lý hiệu quả. Vôi răng nhanh chóng hình thành từ mảng bám dưới tác động của vi khuẩn. Chúng cứng chắc và bám chặt vào răng. Vì thế vôi răng không thể tự bong tróc cho đến khi được bác sĩ loại bỏ bằng những dụng cụ chuyên biệt.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!