Chảy máu chân răng ung thư là tình trạng nghiêm trọng, cần được chẩn đoán xác định và can thiệp sớm. So với chảy máu chân răng do những nguyên nhân thông thường, tế bào ung thư khiến chân răng và nướu nhạy cảm hơn, máu chảy nhiều và thường xuyên, kèm theo mệt mỏi hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng.
Nhận biết chảy máu chân răng ung thư
Chảy máu chân răng là thuật ngữ chỉ tình trạng chân răng bị chảy máu trong khi chải răng, ăn uống. Đôi khi tình trạng này xảy ra mà không có yếu tố tác động. Chân răng bị chảy máu do nhiều nguyên nhân nhưng thường nhẹ, lượng máu chảy ít và tự khỏi.
Tuy nhiên chân răng nhạy cảm, dễ tổn thương và thường xuyên chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có ung thư. Chảy máu chân răng ung thư cần được phát hiện và can thiệp sớm để tránh phát sinh rủi ro.
Để nhận biết chảy máu chân răng do ung thư, người bệnh có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:
- Không rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Chảy máu kể cả khi không có tác động vật lý
- Thường xuyên chảy nhiều máu khi đánh răng và ăn uống
- Lượng máu chảy ra nhiều hơn và khó cầm máu hơn so với thông thường
- Mức độ chảy máu chân răng nặng dần theo thời gian
- Quan sát thấy viêm loét ở nướu hoặc viêm loét trong khoang miệng
- Màu sắc của nướu thay đổi, thường có màu đỏ tím hoặc đỏ thẫm
- Răng lung lây
- Hôi miệng
- Ê buốt răng, ảnh hưởng đến hoạt động của hàm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, chảy máu chân răng ung thư thường kèm theo những biểu hiện sau:
- Sưng tấy, nổi hạch
- Nhai nuốt khó khăn
- Cơ thể mệt mỏi
- Xuất hiện các vết bầm tím trên do không rõ nguyên nhân
- Sốt
Chảy máu chân răng cảnh báo ung thư gì?
Chảy máu chân răng thường liên quan đến một số loại ung thư dưới đây:
1. Ung thư vú
Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Bệnh lý này xảy ra khi những tế bào ác tính (tế bào ung thư) phát triển trong mô vú. Phần lớn bệnh nhân có tế bào ác tính bắt đầu từ những ống dẫn sữa. Một số trường hợp khác có tế bào phát triển ở những tiểu thùy hoặc túi sữa.
Khi không được phát hiện và kiểm soát, tế bào ung thư có xu hướng lây lan sang các hạch bạch huyết, các bộ phận lân cận và xương (được gọi là ung thư di căn). Điều này gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài chảy máu chân răng, ung thư vú cũng có thể được nhận biết thông qua những triệu chứng sau:
- Đau vùng ngực. Thường đau âm ỉ và không có quy luật
- Thay đổi tính chất và màu sắc của da vùng ngực
- Vùng da ngực lõm tương tự như lúm đồng tiền hoặc xuất hiện nhiều nếp nhăn. Những trường hợp nặng còn có mụn nước và ngứa không khỏi
- Sưng hạch bạch huyết. Xuất hiện vết sưng đau hoặc khối u dưới da, kéo dài nhiều ngày
- Đau lưng, đau vai gáy
2. Ung thư máu
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu. Những tế bào ung thư phát triển trong máu khiến hồng cầu và tiểu cầu giảm. Từ đó dẫn đến xuất huyết trong, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Điều này gây ra hiện tượng chảy máu chân răng ung thư.
Ung thư máu xảy ra khi bạch cầu trong máu đột ngột tăng cao về số lượng, hồng cầu bị phá hủy dẫn đến thiếu hụt. Dưới đây là một số biểu hiện giúp nhận biết bệnh lý:
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam
- Xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím bất thường trên da
- Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, da dẻ xanh xao, đổ nhiều mồ hôi
- Đau xương
- Sưng hạch bạch huyết, không gây đau
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Thường xuyên sốt cao
- Đau bụng
3. Ung thư gan hoặc xơ gan
Ung thư gan hoặc xơ gan thường gây chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do tế bào ung thư làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin K và tổng hợp chất đông máu. Điều này khiến chân răng thường xuyên bị chảy máu.
Bệnh xảy ra khi những tế bào ác tính phát triển trong các mô ở gan. Ung thư gan nguyên phát được phát hiện khi tế bào ung thư bắt đầu ở gan. Tùy thuộc vào nguồn khởi phát ung thư (loại tế bào), nhưng loại ung thư nguyên phát sẽ được đặt tên khác nhau và có những đặc điểm khác nhau.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư gan:
- Chảy máu chân răng ung thư
- Vàng da
- Sưng bụng do dịch tích tụ bên trong
- Hoang tưởng, thay đổi trạng thái tinh thần, chảy máu ở dạ dày và đường ruột
- Buồn ngủ
- Đau bụng trên
- Sụt cân
- Lộ rõ khối u bất thường ở vùng bụng trên
- Chán ăn
4. Ung thư khoang miệng
Đôi khi chảy máu chân răng ung thư là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư khoang miệng. Bệnh lý nảy xảy ra khi niêm mạc miệng biến đổi ác tính và bao phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư khoang miệng thường gặp ở người có độ tuổi từ 50 – 70 tuổi và nam giới.
Ngoài ra hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, nhiễm HPV, thiếu vitamin A, hội chứng Plummer-Vinson… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết ung thư khoang miệng:
- Tăng tiết nước bọt, đôi khi lẫn máu do chảy máu chân răng hoặc bên trong khoang miệng
- Có cảm giác vướng trong miệng
- Nuốt đau nhói lên tai
- Khó nói
- Khạc ra đờm nhầy, mùi hôi thối, có lẫn máu
- Loét bờ nham nhở, đau và vướng khi sờ vào
- U cứng, dễ chảy máu, không có ranh giới rõ ràng
Chảy máu chân răng ung thư có nguy hiểm không
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu chân răng ung thư bắt đầu với biểu hiện từ nhẹ đến nặng, tăng dần mức độ theo thời gian. Những trường hợp nặng thường có máu chảy thường xuyên, lượng máu nhiều, khó cầm máu.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, viêm và nhiễm trùng có thể phát triển, chân răng lỏng lẻo, tê yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động nhai nuốt. Ngoài ra chảy máu chân răng ung thư không được kiểm soát tốt còn làm tăng nguy cơ phát triển những vấn đề sau:
- Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
- Hôi miệng
- Thiếu máu
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị chảy máu chân răng, người bệnh cũng cần áp dụng biện pháp chuyên sâu, kiểm soát tế bào ung thư. Điều này giúp giảm nguy cơ tử vong.
Cách khắc phục chảy máu chân răng ung thư
Nếu nghi ngờ chảy máu chân răng do ung thư, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và tiến hành kiểm soát bệnh lý bằng các phương pháp chuyên sâu. Việc loại bỏ căn nguyên có thể khắc phục chảy máu chân răng và ngăn tế bào ung thư di căn.
Thông thường, bệnh nhân được khám lâm sàng, MRI, xét nghiệm máu và sinh thiết để phát hiện ung thư. Sau thăm khám, bệnh nhân điều trị ung thư theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc tại nhà để sớm khắc phục chảy máu chân răng.
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp đẩy lùi tình trạng chảy máu chân răng ung thư. Đồng thời giúp giảm nhẹ một số triệu chứng khác như đau nhức, ê buốt răng…
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc nên được thực hiện:
- Lựa chọn bàn chải phù hợp: Nên lựa chọn bàn chải có kích thước vừa phải, lông chải mềm và mảnh. Tránh lựa chọn bàn chải thô cứng, kích thước lớn để giảm nguy cơ chảy máu.
- Chải răng đúng cách: Nên nghiêng một góc 45 độ khi chải răng, lông chải tiếp xúc nhẹ nhàng với bề mặt răng, di chuyển bàn chải lên xuống. Ngoài ra nên chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày.
- Dùng nước súc miệng: Có thể dùng nước súc miệng sau khi đánh răng hoặc ăn xong để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, đánh bay mảng bám. Lưu ý chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa và dịu nhẹ.
- Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn giúp loại bỏ thức ăn thừa, giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Đồng thời tăng tiết nước bọt trong khoang miệng làm sạch mảnh bám.
- Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt: Bệnh nhân bị chảy máu chân răng ung thư có mô nướu và răng nhạy cảm, thường ê buốt. Chính vì thế, người bệnh nên dùng những loại thực phẩm mềm, dễ nhai và nuốt để làm dịu triệu chứng. Tránh ăn thức ăn cứng, khô. Bởi chúng có thể kích thích chân răng và nướu khiến tình trạng chảy máu tái diễn. Ngoài ra không nên tiêu thụ những loại thức ăn, thức uống có chứa cồn, axit, nhiều đường. Bởi những loại thực phẩm, thức uống này có thể gây đau nhức, răng ê buốt và tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
- Loại bỏ thói quen xấu: Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và hỗ trợ điều trị ung thư, người bệnh cần loại bỏ một số thói quen xấu. Chẳng hạn như hút thuốc lá, dùng thức uống có cồn, nghiến răng…
- Tránh cắn, xé vật cứng bằng răng: Không nên cắn xé thịt hoặc vật cứng bằng răng. Bởi điều này làm tăng kích thích nướu và chân răng dẫn đến chảy máu.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bệnh nhân bị ung thư gây chảy máu chân răng được khuyên ăn uống đủ chất, đảm bảo sử dụng thực phẩm lành mạnh, mềm và dễ nuốt. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, vitamin nhóm B, chất sắt, canxi, magie… Những thành phần dinh dưỡng này có thể giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Đồng thời hỗ trợ giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.
2. Biện pháp cầm máu tại nhà
Trong quá trình điều trị y tế, người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc tại nhà để sớm khắc phục tình trạng chảy máu chân răng ung thư. Dưới đây là những biện pháp giúp cải thiện tình trạng nhanh và hiệu quả:
- Chườm đá: Dùng túi đá lạnh chườm bên ngoài vùng má mỗi lần 20 phút, từ 4 – 6 lần/ ngày. Biện pháp này có thể giúp giảm đau, giảm sưng viêm và cầm máu hiệu quả. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh lên da để tránh gây bỏng lạnh và tổn thương mô.
- Ngậm nước muối ấm: Để cầm máu và giảm nhẹ các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể ngậm nước muối ấm mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5 phút. Muối có đặc tính sát trùng mạnh và chứa các khoáng chất tự nhiên. Khi sử dụng có thể giúp tiêu diệt nấm, virus và các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra súc miệng với nước muối ấm còn giúp cầm máu, tiêu sưng, giảm viêm và đau, tăng cường sức khỏe mô nướu và tái khoáng men răng.
- Sử dụng dầu dừa: Chất béo trong dầu dừa có khả năng làm dịu da và niêm mạc, giảm nhẹ cơn đau và giảm nhẹ tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra axit lauric và một số thành phần khác trong dầu dừa còn có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt một số loại nấm men, kháng khuẩn. Do đó thoa dầu dừa lên mô nướu mỗi ngày có thể giúp chống nhiễm trùng, cầm máu và giảm nhẹ sưng đau.
- Bổ sung vitamin C: Bệnh nhân bị chảy máu chân răng ung thư nên tăng cường bổ sung vitamin C từ thực phẩm (cam, bưởi, kiwi, ớt chuông, cà chua, dâu tây, việt quất…) hoặc viên sủi. Bởi loại vitamin này có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giảm đau, tăng sức đề kháng và kháng viêm. Ngoài ra bổ sung vitamin C còn giúp phòng ngừa và cải thiện chảy máu chân răng, chống mệt mỏi.
3. Điều trị chuyên sâu
Chảy máu chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư. Dựa vào nguyên nhân cụ thể, người bệnh được can thiệp với những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân bị ung thư được điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị kết hợp điều trị triệu chứng cụ thể (chảy máu chân răng, đau nhức).
Khi nguyên nhân được kiểm soát, chảy máu chân răng, tê buốt, đau răng và nhiều triệu chứng khác sẽ được cải thiện nhanh chóng. Đồng thời giảm nguy cơ phát sinh những rủi ro không mong muốn.
Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số dạng ung thư. Chính vì thế, nếu triệu chứng kéo dài, chảy nhiều máu và khó kiểm soát, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ. Tránh chủ quan để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và răng miệng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Thường Xuyên Chảy Máu Chân Răng Khi Đánh Răng và Cách Khắc Phục
Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Tại sao thiếu Vitamin C gây chảy máu chân răng? Giải Đáp
Bị Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Nguyên nhân, Cách chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!