Bị chảy máu chân răng ăn gì cho mau khỏi? Đối với người bị chảy máu chân răng, việc tìm hiểu và lựa chọn thức ăn cần được quan tâm đặc biệt. Bởi việc bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là biện pháp cải thiện hiệu quả tình trạng răng miệng, phòng ngừa các bệnh lý khác của cơ thể.
Chảy máu chân răng ăn gì tốt nhất
Chảy máu chân răng là tình trạng xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng như: các bệnh lý về răng (viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy răng,…); do sự thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai; tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị; và do thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Việc phát hiện, điều trị khắc phục kịp thời chảy máu chân răng là điều cần thiết để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn cho răng miệng cũng như sức khỏe của bản thân. Trong quá trình theo dõi và điều trị, vấn đề nên ăn gì cho tốt là câu hỏi được nhiều người quan tâm để có thể bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện răng miệng nhanh chóng.
Để trả lời cho câu hỏi “chảy máu chân răng ăn gì cho mau khỏi?” giúp thiết lập một thực đơn thích hợp trong quá trình điều trị, bạn có thể tham khảo bài viết sau để có cho mình những gợi ý tốt nhất:
Thực phẩm giàu vitamin C
Việc thiếu hụt vitamin C khiến quá trình tổng hợp collagen không được thuận lợi, dẫn đến tình trạng lâu lành vết thương, xuất huyết ở nhiều cơ quan của cơ thể. Chính vì vậy, tăng cường vitamin C là điều không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của người bị chảy máu chân răng.
Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng nhiều phương thức nhưng ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C là phương pháp tối ưu nhất. Những loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C dễ dàng tìm thấy như:
- Hoa quả: ổi, cam, quýt, chanh, bưởi, đu đủ, dâu tây, xoài, dứa, nho, kiwi, dưa hấu,…
- Rau củ: cà rốt, bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, khoai lang,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D đảm nhận nhiệm vụ giữ cho cấu trúc xương và răng luôn được chắc chắn, dù không trực tiếp tham gia vào quá trình tái tạo nhưng chất này sẽ giúp giữ vững chân răng trong quá trình điều trị các bệnh lý nha khoa. Việc bổ sung vitamin D cho cơ thể giúp bạn tránh được các tình trạng đau nhức lung lay thường gặp khi bị chảy máu chân răng.
Để bổ sung vitamin D cho cơ thể, bạn nên tăng cường sử dụng nhiều các thực phẩm quen thuộc sau đây:
- Các loại cá: cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá hồi,..
- Hải sản: tôm, cua, hàu, nghêu,…
- Hoa quả: bơ, đào, đu đủ,…
- Các thực phẩm khác: sữa và ngũ cốc
Thực phẩm giàu vitamin K
Có vai trò kiểm soát các yếu tố đông máu hình thành, đảm bảo thời gian đông máu và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết của cơ thể kéo dài. Do đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin K quá trình chảy máu chân răng sẽ diễn ra dai dẳng do thiếu các yếu tố làm đông máu.
Vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm:
- Rau củ tươi: súp lơ, húng quế, đậu nành, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, đậu bắp, cần tây, dưa chuột, măng tây, rau diếp cá…
- Hoa quả: nho, sung, đào, mận, dâu tây, việt quất,…
- Thực phẩm khác: dầu oliu, trứng, sữa và các loại hạt…
Thực phẩm chứa vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ức chế sự hoạt động của các hại khuẩn trong khoang miệng phát triển, tránh những tổn thương răng miệng khi chảy máu chân răng. Việc thiếu hụt các vitamin nhóm B còn gây ra những bệnh lý khác cho cơ thể nên không nên chủ quan trong việc bổ sung các chất này trong bữa ăn của bạn.
Các thực phẩm sau sẽ cung cấp cho bạn một nguồn các vitamin nhóm B dồi dào:
- Rau củ: măng tây, nấm, đậu phộng, đậu hà lan, súp lơ, đậu xanh, khoai tây,…
- Hoa quả:bơ, đào, chuối, lựu,…
- Các loại thịt: cá, bò, gà, gan động vật,..
- Thực phẩm khác: sữa, trứng, phô mai, ngũ cốc,…
Một số thực phẩm chứa khoáng chất
Ngoài việc bổ sung các vitamin cần thiết, khoáng chất cũng là yếu tố cần được sự quan tâm đặc biệt trong thực đơn ăn uống của người bị chảy máu chân răng. Bởi các khoáng chất thường gặp như canxi, kẽm, photpho là các chất đóng vai trò củng cố độ chắc khỏe của răng, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
Bạn có thể bổ sung các khoáng chất này qua những nguồn thực phẩm sau:
- Hải sản: cá, ngao, cua, tôm, sò, ghẹ, hàu,…
- Rau củ: rau muống, cải thảo, cải bắp, rau dền, măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, ớt ngọt, cà chua, cải xoăn, đậu bắp, súp lơ, rau chân vịt, nấm,…
- Hoa quả: bơ, xoài, kiwi, chuối, ổi, lựu,..
- Các loại hạt: hạnh nhân, bí ngô, đậu tương, hạt chia,…
- Thực phẩm khác: trứng, sữa, ngũ cốc, phô mai, gạo lứt,…
Những lưu ý trong ăn uống khi bị chảy máu chân răng
Ngoài việc tìm và lên một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể để tránh và điều trị chảy máu chân răng một cách tối ưu nhất. Bạn nên lưu ý tránh những nhóm thực phẩm sau đây để không làm nặng thêm tình trạng bệnh răng miệng của mình:
- Hạn chế thực phẩm cay nóng và quá lạnh:
Sử dụng nhiều thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian bị chảy máu chân răng sẽ làm cho vết thương ở miệng bị bỏng rát, khó chịu và trở nặng thêm . Khi vùng nướu bị viêm nghiêm trọng hơn tình trạng chảy máu chân răng sẽ mất kiểm soát, gây kéo dài thời gian hồi phục. Bạn nên loại bỏ các loại lẩu, ớt, hạt tiêu, đá lạnh,… ra khỏi bữa ăn của mình trong thời gian này để tránh làm mất thời gian điều trị.
- Tránh ăn nhiều tinh bột và đường, thực phẩm gây khô miệng
Đây chính là những nguyên nhân chính làm hình thành các mảng bám ở chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thuận lợi và khiến tình trạng răng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, khi bị chảy máu chân răng, bạn nên kiêng những thực phẩm có đường và tinh bột như: kẹo ngọt, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt,… Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và cà phê để tránh phải tình trạng khô miệng khiến vi khuẩn tấn công.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “nên ăn gì khi bị chảy máu chân răng?”. Một liệu trình hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục những cơn đau dai dẳng, giảm thiểu quá trình chảy máu và phục hồi nhanh các vùng bị tổn thương. Bên cạnh việc thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần áp dụng cùng các biện pháp chữa trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Tại sao thiếu Vitamin C gây chảy máu chân răng? Giải Đáp
Chảy Máu Chân Răng Ung Thư: Biểu hiện chớ xem thường
Chảy Máu Chân Răng Thiếu Chất Gì? Cần bổ sung những gì?
Chảy Máu Chân Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!