Chuyên Gia Giải Đáp: Đau Răng Khôn Phải Xử Lý Như Thế Nào?

Đau răng khôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tình trạng này xảy ra ở những người trưởng thành, trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi, thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình như sốt cao, nổi hạch, đau đầu,… Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa hiện tượng trên, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây. 

Đau răng khôn do nguyên nhân gì? 

Khác với những chiếc răng vĩnh viễn, răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, nằm ở vị trí sát bên má. Chiếc răng này thường gây khó chịu cho người bệnh, nhất là hiện tượng đau nhức kéo dài, tái phát liên tục trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi. Thậm chí nhiều trường hợp răng khôn mọc kèm theo triệu chứng sốt cao, đau đầu hoặc đau nửa đầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Đau răng khôn
Đau răng khôn

Vậy đau răng khôn do nguyên nhân gì? Theo các chuyên gia, tình trạng này xuất phát từ các tác nhân sau: 

Tiến trình mọc răng số 8

Thông thường, răng khôn sẽ có xu hướng mọc thẳng, mọc ngầm hoặc mọc lệch. Đồng nghĩa với mức độ đau nhức cũng khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Răng khôn mọc thẳng: Nếu răng khôn mọc thẳng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ trong khoảng 4 – 5 ngày cho đến khi răng chồi hẳn lên trên cung hàm. 
  • Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch: Các chuyên gia nhận định, có đến 80% trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội. Thậm chí chúng còn đâm trực tiếp vào vị trí răng số 7 hay chèn ép dây thần kinh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý sớm, cơn đau sẽ bùng phát nghiêm trọng, gây cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. 
Răng khôn mọc lệch, đâmvào vị trí răng số 7 gây đau nhức dữ dội
Răng khôn mọc lệch, đâmvào vị trí răng số 7 gây đau nhức dữ dội

Viêm lợi trùm răng khôn 

Viêm lợi trùm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau răng khôn kéo dài. Triệu chứng của bệnh là nướu răng sưng đỏ, phù nề, che phủ toàn bộ bề mặt răng số 8. Lúc này, bệnh nhân sẽ không thể hoạt động cơ miệng để ăn nhai hoặc giao tiếp. Thực tế, viêm lợi trùm răng khôn thường đi kèm với triệu chứng sưng má, sốt cao hoặc nổi hạch. Đây là dấu hiệu báo động cho tình trạng sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề nghiêm trọng. 

Sâu răng 

Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm với không gian chật hẹp khiến việc vệ sinh vô cùng khó khăn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công lớp men răng bên ngoài gây sâu răng. Mức độ đau nhức do sâu răng khôn được đánh giá là nặng nhất mà bệnh nhân không nên chủ quan.

Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng khôn
Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng khôn

Tác hại của đau răng khôn 

Đau răng khôn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh, đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc ngầm học mọc lệch, cụ thể: 

  • Răng khôn mọc lệch, va chạm vị trí dây thần kinh số 7 gây viêm nhiễm các tổ chức quanh răng. Điều này làm tăng nguy cơ áp xe răng khiến răng hàm yếu dần và có nguy cơ bị lung lay, gãy rụng. 
  • Răng khôn mọc ngầm, chèn ép dây thần kinh làm phát sinh một số biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là tình trạng răng khôn mọc ngầm dưới ổ xương gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Về lâu dài nếu không có biện pháp xử lý triệt để sẽ dẫn đến u nang xương hàm, thậm chí nhiễm trùng hoặc hoại tử.
  • Đau răng khôn do sâu răng nặng là triệu chứng nguy hiểm nhất, vi khuẩn có thể tấn công vào máu gây nhiễm trùng đường huyết, đe dọa đến tính mạng con người. 
Đau răng khôn khiến bệnh nhân mệt mởi, chán ăn
Đau răng khôn khiến bệnh nhân mệt mởi, chán ăn

Đau răng khôn thường kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản trở công việc và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng đau răng khôn do viêm lợi trùm còn xuất hiện mùi hôi khó chịu khiến bệnh nhân tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. 

Đau răng khôn phải xử lý như thế nào? 

Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để chụp X-quang răng. Điều này giúp bác sĩ xác định được hướng mọc, cấu trúc răng và các dây thần kinh xung quan, từ đó lên phương pháp xử lý phù hợp, cụ thể như sau:

Trường hợp răng khôn mọc thẳng

Như đã phân tích ở trên, trường hợp răng khôn mọc thẳng không cần quá lo lắng bởi chúng không nhất thiết phải nhổ bỏ. Nha sĩ chỉ cần tiến hành làm sạch ổ viêm, sau đó kê thêm thuốc giảm đau, kháng sinh và hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh, ăn nhai tại nhà để không ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng. Một số thuốc giảm đau nhức răng thường được dùng bao gồm: 

  • Paracetamol: Đây là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến tại Việt Nam. Paracetamol được chứng minh có công dụng hiệu quả trong việc giảm nhanh cơn đau nhức răng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc, tránh gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. 
  • Penicillin, Metronidazole, Tetracycline: Đây đều là những loại thuốc kháng sinh có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng răng khôn. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để cải thiện hiện tượng nướu răng sưng đỏ do viêm lợi trùm răng khôn. 
  • Thuốc kháng viêm: Nha sĩ thường kê đơn loại thuốc kháng viêm không chứa steroid nhằm giảm đau nhức răng nhanh chóng. Loại thuốc này cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của nha sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người. 
Trường hợp đau răng khôn nhẹ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau
Trường hợp đau răng khôn nhẹ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau

Bên cạnh việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể áp dụng thêm một số mẹo giảm đau răng ngay tại nhà như sau: 

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là phương pháp cải thiện đau nhức răng khôn hiệu quả nhất. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh giúp giảm lượng máu lưu thông đến khu vực bị ảnh hưởng, từ đó giảm đau răng nhanh chóng. Cách làm cũng tương đối đơn giản chỉ với vài cục đá và một chiếc khăn sạch, chườm lên cùng má bị sưng đau, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. 
  • Súc miệng bằng nước muối: Sau khi điều trị tại nha khoa, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân súc miệng bằng nước muối hằng ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Bởi muối có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt, có thể làm dịu cơn đau nhức răng tức thì. 
  • Nguyên liệu tự nhiên: Tỏi, gừng, bạc hà, lá ổi đều là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng giảm đau răng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Chúng còn có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn hình thành vi khuẩn gây sâu răng. 

Răng khôn mọc ngầm và mắc bệnh lý nha khoa 

Trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, nha sĩ thường quyết định nhổ bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và tiêm thuốc tê. Do đó, bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề đau nhức, khó chịu trong quá trình thực hiện. 

Trường hợp răng khôn mọc ngầm, nha sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ
Trường hợp răng khôn mọc ngầm, nha sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ

Tiếp đến là dùng dụng cụ chuyên khoa hoặc máy siêu âm để làm đứt dây chằng xung quanh răng và lấy răng khỏi ổ xương. Với những chiếc răng số 8 có kích thước lớn, bác sĩ bắt buộc phải chia nhỏ từng phần để nhổ dễ dàng hơn và tránh xâm lấn đến mô nướu. 

Sau khi hoàn tất mọi công đoạn nhổ răng, nha sĩ sẽ vệ sinh lại hốc răng và khâu vết thương. Cuối cùng là kê thuốc giảm đau và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng tại nhà tương tự như trường hợp răng khôn mọc thẳng. 

Biện pháp phòng ngừa đau răng khôn hiệu quả nhất 

Dù răng khôn mọc thẳng hay mọc ngầm, bệnh nhân đều phải chịu những cơn đau nhức kéo dài trong vài ngày với mức độ khác nhau. Để ngăn chặn biến chứng của đau răng khôn, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là vị trí cuối cùng trên cung hàm. Trong những ngày đau răng khôn, người bệnh chỉ chải răng nhẹ nhàng kết hợp với súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Đầu tư các thiết bị hiện đại là cách chăm sóc răng hiệu quả nhất. Những sản phẩm này được thiết kế thông minh với nhiều chế độ làm sạch giúp bạn vừa vệ sinh răng vừa massage nướu. 
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên cần hạn chế đồ ngọt và chất kích thích bởi chúng là nguyên nhân chính gây sâu răng khôn và viêm lợi trùm răng khôn . 
  • Khám răng đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và xử lý vấn đề phát sinh. 

Bài viết trên chúng tôi đã phân tích rõ nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa đau răng khôn. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó lên kế hoạch chăm sóc răng thật tốt nhằm giảm cơn đau nhanh chóng và tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!