Dây cung niềng răng đâm vào má là một trong những vấn đề không ít người gặp phải sau khi niềng răng mắc cài. Hiện tượng này xảy ra khi đầu dây cung bị nhô ra ngoài hoặc dây cung bị tuột và chọc vào má dẫn đến đau đớn. Tình trạng này kéo dài còn khiến cho các mô mềm ở má bị tổn thương, chảy máu hoặc thậm chí là lở loét. Vì vậy, bạn cần tìm cách xử lý sớm khi dây cung niềng răng đâm vào má để hạn chế phát sinh các rủi ro ngoài ý muốn.
Dây cung niềng răng đâm vào má là gì?
Dây cung niềng răng đâm vào má là hiện tượng đầu dây cung bị tuột hoặc nhô ra ngoài, sau đó đâm vào má khiến cho các mô mềm bị tổn thương. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ hiếu động, nghịch ngợm. Đôi khi, người lớn cũng có thể bị dây cung niềng răng đâm vào má do bác sĩ buộc dây cung không chắc chắn.
Triệu chứng nhận biết dây cung niềng răng đâm vào má
Tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má rất dễ nhận biết. Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy đầu dây cung bị trồi hẳn ra ngoài và chọc vào má ở dạng đâm ngang hoặc đâm xéo. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau.
– Trường hợp nhẹ:
- Đau rát ở má
- Có cảm giác khó chịu, cộm vướng
- Các triệu chứng tăng lên rõ ràng khi ăn uống hoặc khi nói chuyện.
– Mức độ nặng:
- Tổn thương, trầy xước, niêm mạc trong má
- Đau rát nghiêm trọng
- Khu vực tổn thương bị chảy máu, nhiễm trùng dẫn đến lở loét.
Dây cung niềng răng đâm vào má nguyên nhân do đâu?
Bình thường, mắc cài được gắn trên bề mặt răng. Bên trên các mắc cài được chế tạo những rãnh nhỏ đủ để dây cung nằm lọt vào bên trong và bác sĩ sẽ sử dụng dây chun, chỉ thép hay nắp trượt để giữ cố định dây cung bên trong rãnh mắc cài. Ở răng phía sau cùng, đuôi dây cung được chốt chặt bằng ben hay ống tuýp, thường là ở răng số 6.
Để đảm bảo an toàn, nhiều bác sĩ sẽ bẻ gập đuôi dây cung lại hoặc cố định bằng composite để nó không bị trôi ra phía trước. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, đuôi dây cung bị trôi ra ngoài và chọc vào má.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho dây cung niềng răng đâm vào má. Bao gồm:
- Tay nghề bác sĩ kém, còn non kinh nghiệm, không chốt chặt hoặc bẻ gọn đầu dây cung vào trong. Mỗi khi chuyển động hàm, đuôi cung sẽ trồi ra và chọc vào má.
- Thừa dây cung: Do không được cát sát, phần dây cung dư thừa bị trồi ra ngoài và chọc vào má. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và rất dễ nhận biết.
- Đứt dây cung: Trong một số trường hợp, dây cung bị dứt cũng khiến cho phần đầu đâm vào má.
- Sút thun: Thun bị bung sút sẽ khiến đầu dây cung không được giữ cố định và đâm vào má.
Dây cung niềng răng đâm vào má có nguy hiểm không?
Ở mức độ nhẹ, dây cung niềng răng đâm vào má chỉ gây cảm giác cộm vướng, đau rát nhẹ. Ngược lại, tình trạng này nếu diễn ra nghiêm trọng không chỉ gây đau đớn nhiều má bị tổn thương nghiêm trọng và tạo ra các vết trầy xước, chảy máu.
Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể phát triển và tấn công trực tiếp vào trong vết loét. Điều này sẽ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, áp xe má hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.
Hơn nữa, tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má kéo dài còn gây khó khăn cho việc ăn uống, nói chuyện. Để tránh gặp phải những rủi ro trên, bạn cần xử lý tình trạng này đúng cách ngay từ sớm.
Cách khắc phục dây cung niềng răng đâm vào má
Để khắc phục tình trạng dây cung đâm vào má và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khi chưa kịp đến nha khoa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Ngậm và súc miệng với nước muối ấm
Nếu chưa kịp đi nha khoa và tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má không quá nghiêm trọng, bạn nên ngậm và súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày. Với đặc tính sát trùng mạnh, nước muối có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ bị lở loét, nhiễm trùng ở khu vực bị ảnh hưởng.
Cách thực hiện:
- Pha 1/2 thìa muối vào trong ly nước ấm
- Dùng thìa khuấy đều tay đến khi các hạt muối tan hoàn toàn trong nước là được.
- Ngậm và súc miệng từ 30 giây đến 1 phút mới nhổ ra.
- Lặp lại thao tác trên vài lần liên tục niêm mạc má bị tổn thương sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Thoa gel nha đam giảm kích ứng, chống viêm khi dây cung niềng răng đâm vào má
Gel nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, saponin, axit salicylic, choline cùng các chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng làm dịu kích ứng ở niêm mạc má, xoa dịu cảm giác đau rát, khó chịu, đồng thời kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chính vì vậy, gel nha đam được sử dụng như một phương thuốc điều trị tự nhiên, giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu do tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má gây ra một cách an toàn. Nếu trong nhà có trồng nha đam, bạn hãy tận dụng theo hướng dẫn sau.
Cách thực hiện:
- Lá nha đam gọt vỏ, rửa cho bớt nhớt rồi đem xay kỹ cho đến khi được một loại gel mịn
- Cất vào hũ kín để trong ngăn mát tủ lạnh dùng được 2 – 3 ngày
- Khi sử dụng, bạn hãy rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và lấy một ít gel nha đam bôi vào trong vùng má bị tổn thương.
- Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau khi thoa gel khoảng 5 phút, hãy súc miệng lại cho sạch.
3. Sử dụng thuốc gây tê không kê đơn
Nếu dây cung niềng răng đâm vào má gây cảm giác đau rát, bạn có thể sử dụng các loại thuốc gây tê ở dạng bôi như Orajel, Anbesol để giảm bớt cảm giác khó chịu. Thuốc hoạt động bằng cách gây tê tạm thời, làm giảm khả năng cảm thụ và truyền dẫn tín hiệu đau ở dây thần kinh cảm giác.
Hầu hết các tiệm thuốc Tây đều có bán những loại thuốc trên. Bạn chỉ cần bôi 3 – 4 lần trong ngày theo đúng hướng dẫn là được. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp ứng phó tạm thời. Thuốc gây tê dù chỉ có tác dụng tại chỗ nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
4. Bảo vệ môi bằng dụng cụ chuyên dụng
Trong một số trường hợp, dây cung mắc cài không chỉ đâm vào má mà còn gây ảnh hưởng đến cả môi. Bạn có thể tìm mua miếng bảo vệ môi tại các cửa hàng thuốc Tây lớn về sử dụng để giảm thiểu tổn thương cho môi.
Miếng bảo vệ môi có hình dáng là một miếng đệm trong suốt, mềm mại và linh hoạt, có khả năng bao phủ toàn bộ khoang miệng. Đây là dụng cụ thường được các vận động viên sử dụng để tránh bị cắn vào môi và lưỡi khi tập luyện, thi đấu.
5. Chữa dây cung niềng răng đâm vào má bằng sáp nha khoa
Để giảm bớt cảm giác khó chịu do dây cung niềng răng đâm vào má, sáp nha khoa chính là một sự lựa chọn hữu ích. Dụng cụ này được sử dụng như một miếng lót, giúp ngăn cách niêm mạc miệng với đầu dây cung, giảm thiểu lực ma sát, qua đó bảo vệ má khỏi sự kích ứng, tổn thương.
Cách sử dụng sáp nha khoa:
- Bước 1: Đánh chải răng sạch sẽ để loại bỏ hết mảng bám và thức ăn vụn trong khoang miệng
- Bước 2: Dùng khăn mềm thấm khô vùng má, môi và mắc cài
- Bước 3: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và thấm khô
- Bước 4: Lấy một lượng sáp cỡ hạt đậu ra khỏi dải sáp và dùng hai đầu ngón tay lăn cho đến khi sáp tạo thành một quá bóng mịn.
- Bước 5: Tiến hành bôi sáp nha khoa vào đầu dây cung. Hãy đặt viên sáp ở ngay đầu ngón tay và từ từ đưa vào trong miệng tiếp cận với đầu dây cung rồi ấn nhẹ xuống. Viên sáp nha khoa sẽ giúp che đi phần đầu dây.
- Bước 6: Gỡ bỏ viên sáp cũ trước khi ăn. Sau khi dùng bữa xong, bạn cũng lặp lại quy trình vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi hãy gắn viên sáp mới vào.
Hãy tiếp tục sử dụng sáp nha khoa cho đến khi bạn đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị. Đây là một vật liệu an toàn, không gây tác dụng phụ nếu lỡ nuốt phải.
6. Xử lý các vấn đề về thun và dây cung
+ Sút thun:
Trong một số trường hợp, dây cung được giữ cố định bằng thun cao su. Nếu thun bị sút ra, đầu dây cung không được giữ chặt nên chọc vào má. Đừng quá lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thay dây thun mới.
+ Sút dây cung:
Tác động từ ngoại lực hoặc từ việc nhai thức ăn hàng ngày sẽ khiến đầu dây cung bị tuột ra khỏi mắc cài hay ống khâu. Gặp tình huống này, bạn có thể xử lý bằng những cách sau:
- Rửa tay sạch sẽ và đưa ngón trỏ vào trong miệng nhét dây cung trở về rãnh, phần đuôi thì nhét vào trong ống khâu.
- Nếu không tự xử lý được, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nha khoa.
+ Đứt dây cung hoặc dây cung quá dài
- Dùng kìm cắt móng tay đã được tiệt trùng cắt bỏ phần đầu dây cung trồi ra ngoài.
- Thực hiện thao tác một cách cẩn thận và nên lót khăn giấy vào trong miệng trước khi cắt để tránh nuốt phải đầu dây.
- Sau khi cắt xong, bạn nên dùng sát nha khoa để tạm thời bịt đầu dây cung lại. Như vậy sẽ giúp bảo vệ an toàn, giảm thiểu tình trạng dây cung niềng răng chọc vào má dẫn đến tổn thương.
7. Xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại phòng khám nha khoa
Những cách xử lý tại nhà chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời. Để loại bỏ hoàn toàn tình trạng dây cung đâm vào má mà không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, bạn nên đến phòng khám nha khoa tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Tùy theo tình trạng gặp phải mà nha sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp cho bạn.
Chế độ ăn uống phù hợp khi dây cung niềng răng đâm vào má
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và kích thích tái tạo tổn thương khi dây cung niềng răng đâm vào má. Liên quan đến vấn đề này, bạn cần lưu ý:
- Ưu tiên sử dụng các thức ăn, thực phẩm mềm. Chẳng hạn như sữa, sữa chua, cháo, bún, súp, sinh tố…
- Không sử dụng các món cay, nóng hoặc chứa nhiều axit như tiêu, ớt, cam, quýt
- Hạn chế nhai thức ăn cứng: Xương, sụn, hạt hay hoa quả sấy khô…
- Ngậm 1 cục đá nhỏ, uống nước lạnh hoặc ăn một chút kem lạnh có thể giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng má bị tổn thương.
- Khi ăn, bạn nên nhai nuốt nhẹ nhàng, tránh để lưỡi va quệt vào đầu dây cung gây tổn thương.
Bài viết liên quan
Niềng Răng Tại Nha Khoa ViDental Tốt Không? Tại Sao Nhiều Người Quan Tâm?
Niềng răng bao lâu thì thay dây cung? Có đau không?
Niềng Răng Móm (Khớp Cắn Ngược): Quy Trình Và Chi Phí
Niềng Răng 1 Hàm Có Được Không? Chi Phí Bao Nhiêu Tiền?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!