Nhiều người thắc mắc niềng răng có bị hô lại không. Về cơ bản, niềng răng giúp điều chỉnh răng/ hàm hô và khắc phục nhiều khuyết điểm khác. Tuy nhiên răng có dịch chuyển và trở lại tình trạng ban đầu do nhiều nguyên nhân.
Niềng răng có bị hô lại không?
Niềng răng có bị hô lại không là thắc mắc chung của những người có ý định và đang trong quá trình niềng răng. Niềng răng là phương pháp sử dụng khay niềng hoặc mắc cài để điều chỉnh hàm và dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Từ đó khắc phục các khuyết điểm, đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho khách hàng.
Hầu hết trường hợp niềng răng đều thành công. Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít trường hợp niềng răng bị hô lại sau khi kết thúc liệu trình. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những trường hợp hô lại cần nhanh chóng có cách xử lý phù hợp để cải thiện tình trạng.
Vì sao niềng răng xong bị hô lại?
Những trường hợp niềng răng xong bị hô lại chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây:
1. Không đánh giá đúng tình trạng ban đầu
Răng hô vẩu được phân thành 3 dạng cơ bản. Bao gồm răng hô vẩu do răng, răng bị hô do cấu trúc hàm (hàm phát triển quá mức, mất sự cân bằng với cấu trúc của xương hàm) và hô hàm kết hợp (hô hàm và hô răng đồng thời).
Trong lần đầu tiên thăm khám và tư vấn niềng răng, tình trạng ban đầu cần được đánh giá đúng. Từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp. Ngược lại những trường hợp điều trị sai cách sẽ có hàm hô lại sau khi chỉnh nha.
2. Bác sĩ không đủ chuyên môn
Bác sĩ không đủ chuyên môn, tay nghề yếu thường kém hơn trong việc xác định tình trạng cụ thể, lên kế hoạch gắn khí cụ và điều chỉnh lực siết phù hợp. Từ đó không đảm bảo được hiệu quả điều chỉnh răng hàm, khắc phục răng hô vẩu.
3. Khí cụ không đạt chuẩn
Khí cụ niềng răng cần đảm bảo đạt chuẩn để quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ. Đối với niềng răng trong suốt, khay niềng cần được thiết kế dựa trên mẫu hàm của bệnh nhân, đảm bảo các răng dịch chuyển như ý muốn.
Đối với niềng răng mắc cài (chẳng hạn như niềng răng mắc cài kim loại), mắc cài và dây cung cần được sử dụng phối hợp để tạo một lực siết phù hợp, giúp răng dịch chuyển và điều chỉnh theo ý muốn. Bất kỳ bất thường nào đối với dây cung, mắc cài và khay niềng đều làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh.
4. Tháo niềng quá sớm
Tháo niềng quá sớm là một trong những nguyên nhân gây hô lại sau khi niềng răng. Vì một số nguyên nhân, việc tháo niềng diễn ra sớm hơn so với dự định. Lúc này răng hàm còn yếu, chưa cứng cáp có thể tiếp tục dịch chuyển dẫn đến xô lệch và trở lại tình trạng ban đầu. Những trường hợp nặng hơn có thể bị sai khớp cắn.
5. Không sử dụng hàm duy trì
Sau tháo niềng, răng hàm còn yếu, dễ dịch chuyển và khiến răng hô vẩu trở lại. Chính vì thế hàm duy trì cần được sử dụng từ 1 – 2 năm để ngăn sự di lệch. Hầu hết những trường hợp ít hoặc không sử dụng hàm duy trì đều có răng xô lệch trở lại hoặc hàm hơi hô một chút so với bình thường thường.
6. Chăm sóc răng miệng không đúng cách sau niềng răng
Những trường hợp chải răng quá mạnh, ăn thực phẩm khô cứng hoặc dai, thường xuyên cắn xé đồ vật/ thức ăn… sau khi niềng răng có thể khiến các răng dịch chuyển, niềng răng xong bị hô lại.
Niềng răng xong bị hô lại nên làm sao?
Những trường hợp niềng răng xong bị hô cần được phát hiện và xử lý sớm để cải thiện tình trạng. Khi răng có dấu hiệu dịch chuyển hoặc hô trở lại, bạn cần trở lại nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân. Từ đó kịp thời có những phương pháp điều trị thích hợp. Để đảm bảo an toàn, nên tìm bác sĩ niềng răng giỏi và có nhiều kinh nghiệm.
Sau thăm khám, cần áp dụng những biện pháp chăm sóc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những phương pháp có thể được chỉ định:
- Đối với răng xô lệch hoặc hô vẩu: Cân nhắc niềng răng lần hai. Có thể lựa chọn niềng răng trong suốt, niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng mắc cài kim loại.
- Đối với trường hợp hô do xương hàm: Cân nhắc niềng răng lần hai hoặc/ và phẫu thuật cắt xương kết hợp đẩy lùi xương. Sau phẫu thuật từ 4 – 6 tuần, bệnh nhân được yêu cầu quay lại nha khoa và tiến hành niềng răng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp được áp dụng, quá trình điều chỉnh có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Cách phòng ngừa niềng răng bị hô lại
Để phòng ngừa niềng răng bị hô lại, cần chăm sóc răng miệng đúng cách, lựa chọn cơ sở uy tín và tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Hầu hết những trường hợp này đều đảm bảo được tính hiệu quả của quá trình niềng răng.
1. Lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín
Lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín để được thăm khám và lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp. Đồng thời đảm bảo chất lượng của các khí cụ niềng răng. Bên cạnh đó quá trình chỉnh nha nên được thực hiện bởi bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng, phòng ngừa niềng răng bị hô lại.
Tham khảo thêm: Top 10 Địa Chỉ Niềng Răng Tại Hà Nội Uy Tín, Tốt Nhất
2. Mang niềng đúng thời gian
Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ kết hoạch chỉnh nha và mang niềng đúng thời gian quy định. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ răng yếu, dễ di lệch dẫn đến xô lệch hoặc bị hô. Vì thế không tháo niềng khi răng hàm còn yếu, đang trong quá trình điều chỉnh và chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra bạn cần tái khám định kỳ để được theo dõi, điều chỉnh lực siết phù hợp. Điều này giúp răng dịch chuyển nhanh chóng, đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ. Từ đó phòng ngừa niềng răng bị hô lại.
3. Sử dụng hàm duy trì
Sau khi tháo niềng, cần sử dụng hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là một loại khí cụ có tác dụng cố định răng và hàm, tạo sự ổn định cho răng tại vị trí mới. Vì thế việc sử dụng hàm duy trì có thể giúp phòng ngừa tình trạng hô lại sau niềng răng. Đồng thời tránh răng dịch chuyển, trở lại vị trí ban đầu hoặc xô lệch.
Hàm duy trì được thiết kế dựa trên mẫu hàm của mỗi bệnh nhân. Thông thường khí cụ này sẽ được sử dụng từ 1 – 2 năm tùy theo khả năng dịch chuyển răng. Trong 6 tháng đầu đến 1 năm, cần mang hàm duy trì liên tục (20 – 22 giờ/ ngày). Sau đó giảm thời gian đeo khí cụ trong ngày.
Hàm duy trì nên được vệ sinh mỗi ngày. Không mang khí cụ khi ăn. Đồng thời tránh những loại thức uống có nhiều màu sắc.
4. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Bên cạnh việc sử dụng hàm duy trì, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi niềng răng. Điều này giúp làm sạch răng miệng hiệu quả và phòng ngừa niềng răng bị hô lại.
- Loại bỏ những thói quen xấu
Trong và sau quá trình niềng răng, cần tránh thực hiện những thói quen xấu làm tăng nguy cơ hô răng hàm trở lại. Cụ thể:
-
- Không đẩy lưỡi về phía trước. Lực đẩy của lưỡi có thể khiến răng và hàm bị hô. Tốt nhất nên tập đưa lưỡi lên trên.
- Không nghiến răng, không mút tay.
- Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Không dùng răng cắn xé đồ vật hoặc thức ăn cứng, dai.
- Chải răng đúng cách
Dùng bàn chải có lông chải mềm và mảnh kết hợp kem đánh răng có chứa flour để chải răng. Chải răng nhẹ nhàng, đảm bảo các bề mặt của răng đều được làm sạch hoàn toàn. Tuyệt đối không chải răng quá mạnh hoặc quá lâu. Bởi điều này có thể tạo lực đẩy giữa các răng. Đồng thời tăng nguy cơ mòn men răng.
Để làm sạch răng miệng và phòng ngừa sâu răng, có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn.
- Tránh thực phẩm khô cứng và dai
Sau khi tháo niềng răng, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm khô cứng hoặc quá dai. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng tạo áp lực khiến các răng dịch chuyển. Đồng thời làm tăng nguy cơ mẻ răng.
5. Tái khám định kỳ
Cần tái khám định kỳ sau tháo niềng. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ kiểm tra hàm và các răng, đánh giá sự ổn định và khả năng dịch chuyển về vị trí cũ của răng. Từ đó có những biện pháp chăm sóc thích hợp, phòng ngừa răng hàm hô lại sau khi niềng răng.
Ngoài ra tái khám định kỳ còn giúp phát hiện tình trạng niềng răng xong bị hô lại. Từ đó có những phương pháp xử lý sớm, giúp răng được ổn định ở vị trí đúng.
Thông tin trên giúp giải đáp “Niềng răng có bị hô lại không? Các phương pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả”. Niềng răng giúp khắc phục các khuyết điểm của răng hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc không mang hàm duy trì sau niềng… có thể làm tăng nguy cơ hô lại. Vì thế cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Bằng Nhựa Có Hiệu Quả Không? Cần Lưu Ý Gì?
Niềng Răng Khớp Cắn Hở Có Hiệu Quả Không? Mất Bao Lâu?
Niềng Răng Có Cần Phải Nhổ Răng Khôn (Răng Số 8) Không?
Bị Hô Hàm Có Niềng Răng Được Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!