Nên Niềng Răng Mắc Cài Hay Invisalign? Loại Nào Tốt Nhất

Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign là thắc mắc chung của những người có ý định niềng răng. Về cơ bản, cả hai kỹ thuật này đều mang đến hiệu quả điều chỉnh cao, sớm cải thiện răng lệch lạc và các tình trạng của hàm. Tuy nhiên niềng răng mắc cài và trong suốt có nhiều điểm khác biệt về chi phí, cấu trúc và cơ chế điều chỉnh.

Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign
Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, tình trạng răng…

Niềng răng mắc cài và Invisalign là gì?

Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sửa chữa sai lệch của các răng trên cung hàm, giúp răng trở về vị trí mong muốn. Đồng thời điều chỉnh răng hô vẩu, hàm hô/ móm và một số khuyết điểm khác. Hiện tại có hai phương pháp gồm niềng răng mắc cài (sử dụng mắc cài và dây cung) và niềng răng trong suốt Invisalign (sử dụng máng đeo trong suốt).

Trước khi giải đáp thắc mắc “Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign?”, bạn đọc cần hiểu rõ hai kỹ thuật này để có những lựa chọn thích hợp.

1. Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng mắc cài và dây cung để dịch chuyển răng lệch lạc, giúp răng trở về vị trí đúng trên cung hàm. Ngoài ra dây thun, vít kim loại và nhiều khí cụ niềng răng khác cũng được sử dụng để tăng hiệu quả điều chỉnh (tùy vào tình trạng cụ thể).

công nghệ lấy mẫu hàm 5D iTero được tích hợp công nghệ AI, cho phép mô phỏng chính xác và chi tiết tình trạng hàm và những vùng khó quan sát trong khoang miệng. Đây là công nghệ lấy dấu hàm tiên tiến nhất trên thế giới,...

Niềng răng mắc cài gồm các phương pháp sau:

Đây là một phương pháp truyền thống, sử dụng dây cung được làm từ thép không gỉ và mắc cài kim loại từ hợp kim niken-titanium để chỉnh nha. Niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến do phương pháp này mang đến hiệu quả điều chỉnh cao, mắc cài có khả năng chịu lực tốt và chi phí hợp lý.

Niềng răng mắc cài kim loại đặc biệt phù hợp với những người có chân răng cứng, cung hàm và răng có cấu trúc phức tạp. Dựa trên tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng, mắc cài có thể được gắn ở mặt trong hoặc mặt ngoài (phổ biến hơn).

Ngoài ra phương pháp này có thể sử dụng mắc cài kim loại thường hoặc mắc cài kim loại tự buộc.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sử dụng mắc cài có nắp trượt tự động để cố định dây cung

Kỹ thuật niềng răng này sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ, màu sắc tương tự như răng thật giúp tăng tính thẩm mỹ. Tương tự như mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ sử dụng dây cung nối giữa các răng và được cố định bằng dây thun. Nhiều trường hợp khác sử dụng mắc cài tự khóa.

So với mắc cài kim loại, mắc cài sứ có độ cứng chắc và đồ bền thấp hơn, khả năng chịu lực kém hơn. Mắc cài sứ có thể bị nứt hoặc vỡ khi có va đập mạnh.

Niềng răng mắc cài pha lê (mắc cài Sapphire) sử dụng mắc cài có màu trong suốt được làm từ chất liệu pha lê. Kỹ thuật này được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại. Cùng với mắc cài pha lê, dây cung được sử dụng để tạo lực kéo phù hợp giúp điều chỉnh các răng.

2. Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign là công nghệ nha khoa của Mỹ. Phương pháp này sử dụng máng trong suốt để điều chỉnh các răng trên cung hàm, giúp răng trở về vị trí mong muốn.

Máng trong suốt được làm từ nhựa dẻo, chế tác dựa trên phần mềm mô phỏng 3D và mẫu hàm. Một dạng khác của niềng răng trong suốt là Clear Aligner. Thông thường máng trong suốt được sử dụng khoảng 2 tuần. Sau đó các máng mới sẽ được sử dụng trong những tuần tiếp theo.

Máng trong suốt có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên so với niềng răng mắc cài truyền thống, niềng răng trong suốt Invisalign có chi phí cao hơn.

Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng Invisalign sử dụng máng trong suốt được làm từ nhựa dẻo để điều chỉnh các răng trên cung hàm

So sánh niềng răng mắc cài và Invisalign

Niềng răng mắc cài và Invisalign đều là những kỹ thuật niềng răng được đánh giá cao về hiệu quả điều chỉnh răng và sửa chữa cung hàm. Tuy nhiên mỗi kỹ thuật có những đặc tính, khí cụ, lợi ích và hạn chế khác nhau.

1. Cấu tạo

Niềng răng mắc cài sử dụng mắc cài được làm từ kim loại, pha lê hoặc sứ. Mắc cài được cố định trên răng, cùng với dây cung tạo một lực kéo phù hợp giúp các răng dịch chuyển.

Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng máng niềng răng được làm từ nhựa dẻo. Máng được thiết kế dựa trên phần mềm mô phỏng 3D và mẫu hàm.

2. Về tính thẩm mỹ

Mắc cài kim loại có tính thẩm mỹ thấp nhất do mắc cài lộ ra ngoài khi giao tiếp. Tính thẩm mỹ cao hơn khi dùng mắc cài sứ và pha lê. Loại mắc cài này được làm hoàn toàn bằng sứ/ pha lê, có màu sắc tương tự như răng thật. Chính vì thế mà mắc cài không bị lộ nhiều.

Niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ cao nhất. Máng trong suốt được làm tự nhựa dẻo, có thể tháo lắp, hoàn toàn không để lộ dấu hiệu niềng răng.

Niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài
Niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài

3. Vật liệu và độ bền

Niềng răng mắc cài kim loại có độ bền cao nhất, khả năng chịu lực tốt hơn so với những kỹ thuật khác.

  • Mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại được chế tác từ hợp kim thép không gỉ Titanium-Niken, có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt và rất bền. Trong quá trình răng, mắc cài kim loại mang đến hiệu quả siết hàm và dịch chuyển răng nhanh chóng, không có dấu hiệu nứt hay móp méo.

  • Mắc cài sứ

Mắc cài sứ được làm từ sứ – vật liệu lành tính và an toàn. Tuy nhiên nó có thể vỡ/ nứt nếu có va đập trong quá trình niềng răng.

  • Invisalign

Máng trong suốt Invisalign được chế tác từ nhựa dẻo, có độ an toàn và lành tính cao. Với chất liệu nhựa dẻo, Invisalign cũng có độ bền cao.

4. Tính an toàn

Cả hai phương pháp niềng răng mắc cài và Invisalign đều sử dụng vật liệu lành tính, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên niềng răng mắc cài có thể gây trầy xước niêm mạc miệng và đau đớn trong thời gian đầu.

Đối với niềng răng trong suốt, khay niềng được bo tròn, không gây trầy xước và đau nhức niêm mạc miệng trong quá trình chỉnh nha. Khay niềng có thể tạo cảm giác khó chịu nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng qua đi.

5. Hiệu quả chỉnh nha

So với Invisalign, niềng răng mắc cài mang đến hiệu quả điều chỉnh tốt hơn, các răng dịch chuyển nhanh chóng và trở về vị trí mong muốn. Ngoài ra các khuyết điểm của hàm (hô vẩu, hàm móm…) cũng được điều chỉnh hoàn toàn.

6. Thời gian niềng răng

Thời gian niềng răng (bao gồm cả niềng răng mắc cài và Invisalign) có thể kéo dài từ 1 – 3 năm tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng cụ thể của răng, hàm. Tuy nhiên so với hệ thống mắc cài, niềng răng trong suốt Invisalign có thời gian niềng lâu hơn. Nguyên nhân là do máng nhai được làm từ nhựa dẻo, yếu và có lực kéo thấp hơn.

Chính vì thế mà niềng răng Invisalign không được khuyến khích sử dụng cho những người có quá nhiều khuyết điểm ở răng và hàm. Những trường hợp này nên niềng răng mắc cài để mang đến hiệu quả điều chỉnh tối ưu, rút ngắn thời gian chỉnh nha.

Thời gian niềng răng mắc cài nhanh hơn so với Invisalign
Niềng răng mắc cài có thời gian chỉnh nha nhanh hơn so với Invisalign do mắc cài cứng chắc và tạo lực kéo tốt

Mặt khác, những trường hợp niềng răng trong suốt thường gặp phải tình trạng quên đeo khay niềng. Đây cũng là một trong những yếu tố làm gián đoạn quá trình chỉnh nha và ảnh hưởng đến hiệu quả. Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi máng niềng được sử dụng liên tục 20 – 22 giờ mỗi ngày.

7. Chi phí

So với niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt có giá cao hơn.

Phân loại Chi phí
Niềng răng mắc cài
  • Mắc cài kim loại thường: 20 – 35 triệu đồng
  • Mắc cài kim loại tự buộc: 30 – 40 triệu đồng
  • Mắc cài kim loại mặt trong: 60 – 100 triệu đồng
  • Mắc cài sứ: 35 – 65 triệu đồng
  • Mắc cài pha lê: 30 – 50 triệu đồng
Niềng răng trong suốt Invisalign 80 – 120 triệu đồng

Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign?

Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, nhu cầu về thẩm mỹ và chi phí chỉnh nha. Trên thực tế, niềng răng mắc cài (đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại thường) được sử dụng phổ biến nhất. Bởi kỹ thuật này có nhiều ưu điểm hơn so với máng niềng trong suốt.

Cụ thể niềng răng mắc cài sở hữu độ cứng chắc cao, cùng với dây cung tạo lực kéo mạnh giúp răng dịch chuyển nhanh chóng. Điều này mang đến hiệu quả điều chỉnh tốt và thời gian niềng răng ngắn.

Đặc biệt mắc cài kim loại không bị móp méo hoặc nứt trong quá trình sử dụng, có độ cứng và độ bền cao. Bên cạnh đó kỹ thuật niềng răng này có chi phí thấp hơn so với niềng răng trong suốt.

Vì vậy mà niềng răng mắc cài đặc biệt phù hợp với những người có hàm khó điều chỉnh và phức tạp, nhiều khuyết điểm, hàm hô/ móm, răng lệch lạc nghiêm trọng.

Niềng răng mắc cài có chi phí thấp, phù hợp với người có nhiều khuyết điểm nên được dùng phổ biến hơn
Niềng răng mắc cài có chi phí thấp, phù hợp với người có nhiều khuyết điểm nên được dùng phổ biến hơn Invisalign

Tuy nhiên niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ cao. Với vật liệu nhựa dẻo trong suốt, máng niềng không bị lộ khi giao tiếp. Ngoài ra máng niềng được tháo lắp dễ dàng giúp chăm sóc răng miệng dễ dàng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bên cạnh đó khí cụ này còn có thiết kế bo tròn không gây trầy xước và đau nhức ở niêm mạc miệng.

Một số trường hợp bị dị ứng với vật liệu nha khoa. Do đó nên niềng răng mắc cài hay Invisalign còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất nên kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn kỹ thuật niềng răng hiệu quả.

Bài viết giúp giải đáp “Nên niềng răng mắc cài hay Invisalign“. Nhìn chung cần dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Nên kiểm tra lâm sàng kết hợp chụp X-quang răng hàm. Sau đó lựa chọn kỹ thuật niềng răng thích hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

5/5 - (8 bình chọn)

Xem thêm

Tin vào quảng cáo về giá cũng là cái BẪY mà nhiều khách hàng mắc phải. Có nhiều cơ sở Nha khoa NỔ MỘT MỨC GIÁ SIÊU RẺ nhằm thu hút khách hàng tuy nhiên khi đến thì ĐỘN GIÁ rất nhiều bởi những dịch vụ phát sinh hay chỉ đơn giản là thu thêm tiền khí cụ.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!