Làm Cầu Răng Có Bị Tiêu Xương Không? Giải Đáp

Làm cầu răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi bị mất răng vĩnh viễn. Vấn đề mà mọi người quan tâm nhất khi thực hiện phương pháp này là làm cầu răng có bị tiêu xương không. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên, qua đó lựa chọn được giải pháp phục hình tối ưu nhất.

Làm cầu răng có bị tiêu xương không?

Làm cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình phổ biến hiện nay. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp mất 1 – 2 răng liền kề và yêu cầu phải có 2 răng trụ ở hai bên răng đã mất. Bác sĩ sẽ chế tác cầu răng sứ có 3 – 4 răng, 2 răng ngoài cùng sẽ được gắn vào 2 răng bên cạnh để làm trụ đỡ và răng còn lại sẽ được bắc cầu nhằm thay thế cho vị trí răng đã bị mất.

Nhìn chung, làm cầu răng sứ mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi hình dáng và chức năng ăn nhai. Phương pháp này có thể khôi phục khoảng 75 – 85% khả năng ăn nhai và cho cảm giác không thua kém răng thật. Hơn nữa, cầu răng được làm từ sứ có màu sắc tương tự như màu răng tự nhiên, ngay cả khi nhìn gần cũng rất khó có thể phát hiện ra.

Một vấn đề mà nhiều người quan tâm là làm cầu răng có bị tiêu xương không. Tiêu xương là hiện tượng xương hàm bị tiêu hủy dẫn đến giảm thể tích xương. Tình trạng này thường gặp ở người bị loãng xương và mất răng.

làm cầu răng có bị tiêu xương không
Làm cầu răng có bị tiêu xương không là băn khoăn của nhiều người khi có ý định thực hiện phương pháp này

Thông thường, áp lực trong quá trình ăn nhai sẽ truyền lực xuống chân răng và kích thích các tế bào xương sản sinh liên tục. Khi bị mất răng, những dây thần kinh ở xương hàm không cảm nhận được kích thích nên tế bào xương sẽ bị thoái hóa và tiêu hủy dần. Dần dần, xương hàm ở vị trí răng đã bị mất sẽ giảm thể tích dẫn đến tình trạng xô lệch những răng lân cận và có thể gây biến đổi khuôn mặt.

Với cơ chế của cầu răng sứ, có thể thấy phương pháp này chỉ có thể khôi phục thân răng bên trong, hoàn toàn không có chân răng. Do đó, làm cầu răng sứ không thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương răng. Dù vậy, phương pháp này vẫn được đánh giá cao về hiệu quả và chi phí hợp lý. Sự ra đời của cầu răng sứ giúp cho những người mất răng thoải mái hơn khi ăn uống, đồng thời không gặp phải tình trạng bung súc và vướng víu  như khi làm hàm giả tháo lắp.

Làm cầu răng sứ bao lâu thì bị tiêu xương?

Sau khi mất răng, quá trình tiêu xương sẽ xảy ra từ tháng thứ 3 trở đi. Tuy nhiên, khi can thiệp các phương pháp phục hình, quá trình này sẽ diễn ra muộn hơn đôi chút. Vậy làm răng sứ bao lâu thì bị tiêu xương?.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, trong 6 tháng đầu sau khi làm cầu răng sứ, khoảng 60% thể tích xương hàm sẽ bị tiêu biến. Sau đó, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra chậm hơn trong khoảng 2 năm.

Từ thời điểm này trở đi, xương hàm bắt đầu có hiện tượng tiêu xương rõ rệt hơn. Đây cũng là lý do sau khi làm cầu răng sứ khoảng 4 – 5 năm, khách hàng phải phục hình lại do tiêu xương hàm khiến cho răng sứ trở nên lỏng lẻo, không ổn định.

Ngoài ra, tốc độ tiêu xương hàm cũng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cơ địa, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng,… Bên cạnh đó, những người bị thoái hóa xương và loãng xương sẽ có độ tiêu hủy xương nhanh hơn so với người khỏe mạnh. Do đó, thời điểm tiêu hủy răng sau khi làm cầu răng sứ sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Giải pháp ngăn ngừa tiêu xương hàm sau khi mất răng?

Hiện tại, chỉ có trồng răng Implant là phương pháp có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Phương pháp này sử dụng trụ Implant cắm vào bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng. Áp lực trong quá trình ăn nhai sẽ truyền xuống trụ Implant và kích thích các tế bào xương hàm tiếp tục tái tạo, phát triển.

Sau khi cấy ghép trụ Implant, bác sĩ sẽ dùng răng tạm gắn lên Implant để thuận tiện cho quá trình ăn uống. Trụ Implant được làm bằng Titan với cấu tạo khá giống chiếc đinh và có những đường vặn xoắn xung quanh để xương hàm phát triển vào bên trong cấu trúc trụ. Từ đó giúp trụ Implant trở nên cứng chắc và ổn định khi ăn nhai.

làm cầu răng có bị tiêu xương không
Trồng răng Implant là phương pháp duy nhất có thể phòng ngừa tình trạng tiêu xương răng

Sau khoảng 3 – 6 tháng khi trụ Implant đã tích hợp xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ trên Implant. Răng sứ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Khi ăn uống, răng sứ sẽ dẫn truyền lực xuống trụ Implant tạo ra cảm giác chân thực. Hạn chế duy nhất của trồng răng Implant là chi phí cao. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều người lựa chọn các phương pháp phục hình có chi phí thấp hơn như làm cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp.

Làm cầu răng sứ là giải pháp hiệu quả trong trường hợp mất răng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương. Do đó, nếu đang tìm kiếm giải pháp phục hình có thể ngăn ngừa tiêu xương, bạn đọc có thể cân nhắc cấy ghép Implant. Phương pháp này khá phức tạp nên trước khi áp dụng, cần tìm kiếm địa chỉ uy tín và nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi thực hiện.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG:

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!