Phân biệt phủ sứ Nano và dán sứ Veneer có gì khác nhau?

Tìm hiểu về cách phân biệt phủ sứ Nano và dán sứ Veneer sẽ giúp bạn có đánh giá khách quan hơn về từng phương pháp. Qua đó dễ dàng lựa chọn được giải pháp phục hình phù hợp với nhu cầu, tình trạng răng miệng và khả năng tài chính.

phân biệt phủ sứ và dán sứ
Phủ sứ Nano và dán sứ Veneer có điểm gì khác nhau?

Tìm hiểu phủ sứ Nano và dán sứ Veneer

Phủ sứ Nano và dán sứ Veneer là hai phương pháp phục hình răng được ưa chuộng hiện nay. Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai phương pháp dẫn đến việc lựa chọn giải pháp phục hình không phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng miệng. Nếu đang có ý định phục hình răng, bạn nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật phủ sứ Nano và dán sứ Veneer.

Phủ sứ Nano là phương pháp sử dụng composite phủ lên bề mặt nhằm cải thiện hình thể và màu sắc của răng. Composite là nhựa tổng hợp có màu trắng đục và được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật hàn trám. Chính vì có màu sắc như răng thật, chất liệu nhẹ, an toàn và giá thành thấp nên composite được ứng dụng trong kỹ thuật phủ sứ Nano. Phương pháp này ra đời với mục đích tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian phục hình răng.

Dán sứ Veneer là kỹ thuật phục hình được cải tiến từ bọc răng sứ truyền thống. Kỹ thuật này dùng sứ để chế tác thành miếng dán có hình dáng và màu sắc tương tự răng thật. Sau đó, dán trực tiếp lên mặt răng để khắc phục các khuyết điểm như răng nứt, mẻ nhẹ, răng ngả màu, hình thể răng không đẹp,…

Đối với phương pháp này các chuyên gia sẽ sử dụng mão sứ để bao bọc phía ngoài răng. Lúc này răng thật sẽ trở thành trụ răng để cố định và làm đầy khoảng trống của mão sứ. Với bề dày kinh nghiệm thực tế cùng kiến thức chuyên môn cao,...

Miếng dán sứ được sử dụng trong kỹ thuật này có kích thước rất mỏng nên có thể hạn chế tỷ lệ mài răng và bảo tồn răng thật đối đa. Do đó, hiện nay nhiều người lựa chọn phương pháp này thay cho bọc răng sứ trong một số trường hợp.

Cả phủ sứ Nano và dán sứ Veneer đều được thực hiện với mục đích cải thiện màu sắc và hình dáng của răng. Tuy nhiên, vì sử dụng chất liệu khác nhau nên cả hai phương pháp sẽ có những đặc điểm riêng. Tìm hiểu về những điểm khác biệt và cách phân biệt phủ sứ Nano – dán sứ Veneer sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giải pháp phục hình răng phù hợp.

Phân biệt điểm khác nhau giữa phủ sứ Nano và dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer và phủ sứ Nano đều có điểm chung là khắc phục các khuyết điểm của răng như răng thưa kẽ, hình thể xấu, răng ngả màu, nứt, mẻ nhẹ,… Ngoài ra, giữa hai phương pháp cũng có những điểm khác biệt như:

1. Vật liệu

Về vật liệu, phủ sứ Nano sử dụng composite – vật liệu được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật trám răng. Vật liệu này có màu trắng đục khá giống với màu sắc thật của răng, nhẹ và dễ tạo hình.

Trong khi đó, mặt dán sứ Veneer sử dụng sứ nguyên khối. Đặc điểm của các chất liệu sứ được sử dụng trong kỹ thuật này là màu sắc giống răng thật đến 95%, mặt dán có độ trong mờ, đường vân và rìa cắn chân thực.

2. Màu sắc

Phủ sứ Nano sử dụng composite nên chỉ có 1 tone màu duy nhất. Do đó khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ bắt buộc phải phủ sứ toàn hàm để đảm bảo sự nhất quán về màu sắc. Hơn nữa, vì màu sắc hạn chế nên phủ sứ Nano không thể tạo hình răng có màu sắc theo đúng sở thích và hài hòa với màu da, khuôn mặt.

Ngược lại, răng sứ Veneer có đến 16 tone màu tự nhiên nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc phù hợp với màu da và sở thích. Đặc biệt, màu sắc của mặt dán sứ có độ chân thực cao nên hoàn toàn không bị “lộ” ngay cả khi quan sát gần. Bên cạnh đó, mặt sứ Veneer cũng có đường vân và độ trong mờ giống răng thật đến 95%.

3. Hiệu quả thẩm mỹ

Vì sử dụng nhựa composite có màu trắng đục nên phủ sứ Nano có hiệu quả thẩm mỹ kém hơn so với dán sứ Veneer. Khi quan sát gần, răng dễ bị lộ so với răng thật và không tự nhiên. Trong khi đó, dán sứ Veneer mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao với màu sắc chân thực tuyệt đối.

phân biệt phủ sứ và dán sứ
Răng được phủ sứ Nano có màu trắng đục nên hiệu quả thẩm mỹ kém hơn so với dán sứ Nano

4. Khả năng chống bám màu

Nhựa composite không có khả năng chống bám màu. Khi tiếp xúc với đồ ăn và thức uống, răng có thể bị ngả màu sau một thời gian ngắn. Do đó, bạn cần phục hình lại để giữ cho hàm răng luôn có màu sắc trắng sáng và rạng rỡ.

Răng sứ Veneer được làm từ sứ cao cấp được cải tiến với khả năng chống bám cao. Răng có thể giữ màu trong nhiều năm và gần như không bị ố vàng khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên để giữ màu răng bền lâu, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và kiêng cữ một số thực phẩm/ đồ uống sẫm màu.

5. Hiệu quả bảo vệ răng

Cả phủ sứ Nano và dán sứ Veneer đều chỉ che phủ mặt ngoài của răng nên hiệu quả bảo vệ răng không cao như bọc răng sứ. Tuy nhiên xét về vấn đề này, dán sứ Veneer có khả năng bảo vệ răng vượt trội hơn so với phủ sứ Nano.

Chất liệu sứ được sử dụng trong miếng dán sứ Veneer có thể che phủ bề mặt răng trước tác động của vi khuẩn, nhiệt độ, axit từ thức ăn và đồ uống. Trong khi đó, composite rất dễ bị nứt, mẻ và cộm dưới tác động của lực ăn nhai.

6. Độ bền

Phủ sứ Nano có độ bền kém chỉ khoảng 2 – 3 năm, thậm chí có những trường hợp răng ngả màu rõ rệt chỉ sau vài tháng sử dụng. Những trường hợp này bắt buộc phải phục hình lại nếu muốn duy trì độ thẩm mỹ.

Dán sứ Veneer có độ bền cao hơn nhờ sử dụng vật liệu cứng chắc, khả năng chịu lực tốt và không bị mài mòn. Trung bình những trường hợp áp dụng kỹ thuật này có tuổi thọ từ 7 – 12 năm và thậm chí là 15 năm nếu chăm sóc đúng cách.

7. Giá thành

Về giá thành, phủ sứ Nano có chi phí thấp hơn rất nhiều so với dán sứ Veneer. Mỗi răng phủ sứ Nano chỉ có giá khoảng 300 – 500.000 đồng và chi phí thực hiện cho toàn bộ 2 hàm sẽ rơi vào khoảng 6 – 8 triệu đồng.

Phục hình bằng miếng dán sứ Veneer có chi phí cao hơn, dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ răng và chi phí cho 2 hàm khoảng từ 120 – 200 triệu đồng. Đây là mức chi phí khá cao nên không phù hợp với tất cả khách hàng.

Tuy nhiên, răng sứ Veneer có thể sử dụng được tối đa 15 năm. Trong khi, răng phủ sứ Nano chỉ có thể dùng khoảng 2 – 3 năm hoặc thậm chí chỉ vài tháng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn kỹ thuật phục hình răng.

Nên chọn phủ sứ Nano hay dán sứ Veneer?

Nên chọn phủ sứ Nano hay dán sứ Veneer là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Từ thông tin trên, có thể thấy dán sứ Veneer có nhiều ưu điểm vượt trội từ vật liệu, độ bền, hiệu quả thẩm mỹ, khả năng bảo vệ răng,… Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn phương pháp này để đạt hiệu quả cao trong phục hình răng.

phân biệt phủ sứ và dán sứ
Cần xem xét nhu cầu, khả năng tài chính và sở thích của bản thân để lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp

Ngược lại, trong trường hợp eo hẹp về tài chính, có thể phủ sứ Nano để cải thiện hình thể và màu sắc của răng. Kỹ thuật này sử dụng composite đắp trực tiếp nên cần phải có sự khéo léo khi thực hiện. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy nếu có ý định thực hiện.

Phủ sứ Nano và dán sứ Veneer đều là những kỹ thuật phục hình răng được ưa chuộng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách phân biệt và điểm khác nhau giữa 2 phương pháp này. Nếu có ý định phục hình răng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tìm được giải pháp thích hợp nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ RĂNG SỨ:

XEM THÊM DỊCH VỤ - BÁO GIÁ BỌC RĂNG SỨ

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!